Nội dung:
Thuyết minh về con chim bồ câu.
I. Mở bài:
– Chim bồ câu là giống chim được thuần hóa từ lâu đời, rất gần gũi với cuộc sống của con người.
II. Thân bài:
Phân loại.
– Trên thế giới có khoảng 150 giống chim bồ câu.
– Bồ câu ta mình nhỏ, đuôi thon; lông nhiều màu (trắng, nâu, xám, đốm,…) trọng lượng chỉ khoảng trên dưới nửa kí lô.
– Bồ câu các nước khác như bồ câu Pháp, Hà Lan, Mĩ …, trọng lượng gần 1kg. Bồ câu làm cảnh của Nhật phần lớn lông màu trắng, đuôi xòe rất đẹp.
Đặc điểm cấu tạo ngoài.
– Thân chim hình thoi làm giảm sức cản không khí khi bay. Da khô phủ lông vũ. Lông vũ bao phủ toàn thân là lông ống, có phiến lông rộng tạo thành cánh, đuôi chim (vai trò bánh lái). Lông vũ mọc áp sát vào thân là lông tơ. Lông tơ chỉ có chùm sợi lông mảnh tạo thành lớp xốp giữ nhiệt và làm thân chim nhẹ.
– Cánh chim khi xòe ra tạo thành một diện tích rộng quạt gió, khi cụp lại thì gọn áp vào thân. Chim bồ câu cũng như nhiều loài chim khác chỉ có kiểu bay vỗ cánh như chim sẻ, chim ri, chim khuyên, gà…
– Chi sau có bàn chân dài ba ngón trước, một ngón sau, đều có vuốt, giúp chim bám chặt vào cành cây khi chim đậu hoặc duỗi thẳng, xòe rộng ngón khi chim hạ cánh.
– Mỏ sừng bao bọc hàm không có răng, làm đầu chim nhẹ. Cổ dài, đầu chim linh hoạt, phát huy được tác dụng của giác quan (mắt, tai), thuận lợi khi bắt mồi, rỉa lông. Tuyến phao câu tiết chất nhờn khi chim rỉa lông làm lông mịn, không thấm nước.
Đời sống.
– Bồ câu là loài chim ăn hạt, trái cây và thực vật, sống phổ biến trên khắp thế giới.
– Chúng thường sống thành từng đôi, theo dàn. Chúng thích nơi khô ráo, sạch sẽ.
– Chim bồ câu xây những cái tổ tương đối mỏng manh, thường sử dụng gậy và các mảnh vụn khác, có thể được đặt trên những cành cây, trên các gờ hoặc trên mặt đất, tùy theo loài. Chúng đẻ một hoặc (thường) hai quả trứng trắng cùng một lúc, và cả bố và mẹ đều chăm sóc con non.
– Bồ câu con thường rời tổ sau 25 ngày đến 32 ngày. Chim bồ câu không lông thường có thể bay được khi chúng được 5 tuần tuổi. Không giống như đa số các loài chim, cả hai giới của chim bồ câu đều sản xuất “sữa cây” để nuôi con non, được tiết ra bằng cách làm bong các tế bào chứa đầy chất lỏng từ lớp lót của chúng.
Vai trò và ý nghĩa.
– Người ta nuôi chim bồ câu để ăn thịt, làm cảnh, đưa thư…
– Chim bồ câu gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của con người.
+ Bồ câu là biểu tượng của hòa bình.
+ Bồ câu là biểu tượng của sự trong sáng, sự chất phác, sự hòa thuận, niềm tin và hy vọng
III. Kết bài:
– Bồ câu rất có ích cho con người về kinh tế và đời sống tình cảm. Ngày xưa, chúng được dùng để dưa thư liên lạc. Ngày hay, bồ câu là hình ảnh tượng trưng cho hòa bình.