Đề bài: Đọc – hiểu kiến thức văn bản Đăm Săn

de-bai-doc-hieu-van-ban-dam-san

Đề đọc – hiểu kiến thức văn bản Đăm Săn

Đọc văn bản sau đây và thực hiện các câu hỏi từ Câu 1 – Câu 3:

…“Cả miền Ê-đê Ê-ga ca ngợi Đăm Săn là một trang dũng tướng chắc chết mười mươi vẫn không lùi bước. Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, mình khoác một tấm áo chiến, tai đeo nụ, sát bên mình nghênh ngang đủ giáo gươm, đôi mắt long lanh  như mắt chim ghếch ăn hoa tre, chàng Đăm Săn hiện ra là một trang tù trưởng mới giàu lên, đang tràn đầy sức trai, tiếng tăm lẫy lừng. Bắp chân chàng to bằng cây xà ngang. Bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm tựa sấm dậy,chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc: Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng mẹ”…

(Trích Đăm Săn- sử thi Tây Nguyên)

Câu 1: Nêu nội dung chính của văn bản? (1,0đ)

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng  trong văn bản trên? Tác dụng của biện pháp đó? (1,0đ)

Câu 3: Người kể tỏ thái độ, tình cảm gì với nhân vật Đăm Săn ? (1,0đ)


* Gợi ý trả lời:

Câu 1 :  Nội dung chính của văn bản:  miêu tả hình dáng và sức mạnh của Đăn Săn trong cảnh ăn mừng chiến thắng.

Câu 2. Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng  trong văn bản trên:

– Sử dụng thành công thủ pháp so sánh liên tiếp : như mắt chim ghếch,to bằng cây xà ngang…

– Kết hợp với phóng đại : Bắp đùi chàng to bằng ống bễ, sức chàng ngang sức voi đực, hơi thở chàng ầm ầm

– Sử dụng phép đối, phép điệp cú pháp : chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn, chàng nằm ngửa thì gãy xà dọc

– Tác dụng : Hình ảnh so sánh lấy từ thiên nhiên, rừng núi và cuộc sống quen thuộc của đồng bào Tây Nguyên. Qua đó, hình ảnh người anh hùng vừa gần gũi lại vừa kì vĩ, mang đậm chất sử thi hào hùng.

Câu 3: Người kể tỏ thái độ, tình cảm ngưỡng mộ, ca ngợi, tự hào với nhân vật Đăm Săn.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.