Đề bài: Đọc – hiểu về chủ đề biết chấp nhận thách thức

de-bai-doc-hieu-ve-chu-de-biet-chap-nhan-thach-thuc

Đề bài: Đọc – hiểu về chủ đề biết chấp nhận thách thức

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Lịch sử đã có những câu chuyện thú vị lẫn bi thương liên quan đến thách thức và thách đố.

Đại thi hào Puskin bên cạnh sự nghiệp thi ca khổng lồ, còn là tác gia truyện ngắn vô cùng đặc sắc. Một trong những chuyện cha thích nhất là Phát súng, kể về về một cuộc thách đấu mà người ta vẫn tin rằng nhà thơ đã lấy bản thân mình làm nguyên mẫu. Cuộc đấu súng kết thúc khi lòng cao thượng chiến thắng hận thù, đố kị, và cái còn lại là sự khâm phục vì tình thương yêu con người. Thế nhưng từ trang sách đến cuộc đời lại là một khoảng cách quá xa. Cái kết trong truyện ngắn Phát súng không phải là là kết cục cuộc đấu súng thực sự giữa Puskin và một sĩ quan quân đội Sa hoàng vốn thù ghét nhà thơ. Lòng ghen tuông đã khiến ông không vượt qua được cuộc thách đấu mà nếu như không có nó, hẳn gia tài văn học của nhân loại sẽ còn tiếp tục giàu có thêm rất nhiều, trước hết là cuốn tiểu thuyết Người da đen của Piotr Đại đế ông đang viết, hứa hẹn cực hay, đành dang dở mãi mãi…

Chấp nhận thách thức, thậm chí chủ động tạo ra thách thức, đặt mình vào tình thế không còn đường lùi là một cách rèn luyện ý chí. Nói như một học giả thì ở đâu có ý chí, ở đó sẽ có con đường…

Con bảo, lớn lên muốn tiếp tục công việc của cha và ông nội, trở thành nhà văn. Dù rất vui, nhưng cha phải nói ngay với con rằng, đã lâu rồi cha không thấy con đọc hết một cuốn sách. Khi một em bé băng qua đường bị ngã, con đã không làm gì cả bởi con đang cắm đầu vào màn hình điện thoại… Người viết văn nếu không giật mình trước nỗi đau của đồng loại thì niềm đam mê tưởng chừng hay ho ấy có thể biến cuộc sống sau này trở nên tầm thường và tẻ nhạt. .. Thách thức có thể rất cụ thể hoặc rất trừu tượng, nhưng đôi khi lại giản dị như công việc hàng ngày.

(Trích Email lúc 0 giờ, Hữu Việt, NXB Trẻ. 2017, tr17, 18)

Câu 1. Đoạn trích mang hình thức lời của người cha nhắn nhủ con. Qua lời nhắn nhủ ấy, người cha luận bàn về hai khái niệm nào?

Câu 2. Điều gì khiến người cha cảm thấy phiền muộn ở con mình?

Câu 3. Tại sao người cha lại khuyên con “chấp nhận thách thức” để rèn luyện ý chí?

Câu 4. Anh/Chị rút ra bài học gì từ đoạn trích trên?

* Gợi ý trả lời:

Câu 1. Người cha luận bàn về khái niệm thách thức và thách đố.

Câu 2. Người cha cảm thấy phiền muộn vì con nói muốn trở thành nhà văn như cha và ông nội nhưng: đã lâu không thấy con đọc hết một cuốn sách; thờ ơ, vô tâm khi một em bé qua đường bị ngã.

Câu 3. Người cha khuyên con “chấp nhận thách thức” để rèn luyện ý chí vì chỉ khi đối mặt với thách thức, con người mới bộc lộ được hết những khả năng tiềm ẩn của mình; chỉ khi chấp nhận thách thức, ý chí con người mới được tôi luyện trưởng thành.

Câu 4. Học sinh có thể trả lời theo hướng sau:

– Nêu bài học rút ra từ đoạn trích.

– Giải thích lí do rút ra bài học ấy.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.