Đề bài: Đọc hiểu về chủ đề đừng sợ bị tổn thương

-chu-de-dung-so-bi-ton-thuong

Chủ đề đừng sợ bị tổn thương.

Đọc hiểu:

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

ĐỪNG SỢ BỊ TỔN THƯƠNG

Có một số người, vì đã từng chịu đựng nỗi đau nào đó trong quá khứ, mà trở nên khép kín và vô cảm với cuộc đời này. Họ tin rằng khi co rúc trong vỏ ốc của riêng mình, không còn quan tâm đến tình yêu thì sẽ được an toàn. Trong tư thế phòng thủ, những người ấy luôn e dè, giấu giếm cảm xúc vì sợ người khác có thể nhìn thấu tâm can mình, thấy được một tâm hồn yếu đuối, dễ bị tổn thương. Nếu cứ mãi như thế, họ không thể nào vượt qua chính mình để đưa các mối quan hệ tiến lên một tầm cảm xúc mới. Cảm giác cô đơn, trống trải sẽ càng dằn vặt tâm hồn họ. Đến một lúc nào đó, khi nhìn lại quanh mình, những người ấy sẽ nhận ra chẳng có lấy một người bên cạnh để yêu thương và thật lòng với họ nữa. Nhưng điều điều đó nào có phải bởi mọi người bỏ rơi họ, mà chính vì cánh cửa tâm hồn họ đã đóng kín.

Nỗi đau sẽ càng nhân lên gấp bội khi ta giữ mãi nó trong lòng. Ta vẫn thường nói rằng thời gian chính là phương thuốc chữa trị vết thương lòng một cách hữu hiệu, nhưng liệu phương thuốc ấy có thể giúp được gì khi ta cứ cố tình khơi gợi vết thương hàng ngày bằng việc dằn vặt, oán hận? Chúng ta chỉ có thể thoát khỏi nỗi đau bằng cách đi xuyên thẳng qua nó, học cách phớt lờ hay suy nghĩ về nó một cách đơn giản hơn. Những buồn đau, lỗi lầm đã thuộc về quá khứ, còn ta vẫn phải tiến bước trên cuộc đời này. Hãy mạnh dạn sống theo trái tim mình. Có thể bạn sẽ gặp tiếp những nỗi đau khác, có thể trái tim của bạn sẽ lại bị tổn thương một lần nữa, nhưng điều đó đâu có nghĩa là cuộc đời này đã đến lúc chấm dứt. Đau khổ, gục ngã và lại tiếp tục tiến bước – xét cho cùng đó là ý nghĩa của cuộc sống này.

(Trích “Bí mật của hạnh phúc”)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên? (0,5 điểm)

Câu 2. Nêu vấn đề bác bỏ trong đoạn trích trên? (0.5 điểm)

Câu 3. Anh (chị) hiểu như thế nào về câu nói “Đau khổ, gục ngã và lại tiếp tục tiến bước – xét cho cùng đó là ý nghĩa của cuộc sống này”.(1.0 điểm)

Câu 4. Thông điệp ý nghĩa nhất mà anh (chị) rút ra được khi đọc đoạn trích trên là gì? .(1.0 điểm)

Gợi ý trả lời:Nghịch cảnh

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.

Câu 2. Vấn đề bác bỏ trong đoạn trích: Một số người, vì đã từng chịu đựng nỗi đau nào đó trong quá khứ, mà trở nên khép kín và vô cảm với cuộc đời này.

Câu 3. Nội dung của câu nói Đau khổ, gục ngã và lại tiếp tục tiến bước – xét cho cùng đó là ý nghĩa của cuộc sống này : Cuộc sống của mỗi chúng ta thực sự tốt đẹp,có ý nghĩa khi chúng ta biết vượt lên đau khổ nào đó trong quá khứ.

Câu 4. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là hợp lý, thuyết phục. Sau đây là vài gợi ý:

– Khi gặp phải những điều kiến ta đau khổ, hãy nhìn nhận vấn đề một cách nhẹ nhàng, lạc quan nhất để vượt qua nỗi đau.

– Biết vượt lên đau khổ, hướng về phía trước với những điều tốt đẹp.

Xem thêm:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.