Đề bài: Đọc – hiểu về chủ đề sứ mệnh của giáo dục

su-menh-cua-giao-duc

Đọc – hiểu về chủ đề sứ mệnh của giáo dục

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)

Đọc bài thơ sau đây và thực hiện các yêu cầu:

Đứng trước một xã hội học tập trọn đời, các bạn trẻ hiện nay, dù có những dự định như thế nào trong cuộc mưu sinh sau này, trước tiên nên xây dựng một quan niệm như thế này: dù sau này làm bất kì nghề nghiệp gì, các bạn đều phải dựa vào sức lao động của bản thân để nuôi sống chính mình và gia đình, sau đó là cống hiến cho xã hội. Bởi vì trong xã hội hiện đại, mỗi người tự sắp xếp lên kế hoạch cho chính mình, không biến mình trở thành gánh nặng cho xã hội. Dựa vào sức lao động của mình để có được tất cả những gì mình muốn, gặt hái những thành công trong lao động nghề nghiệp của mình. Đó chính là sự cống hiến của mình cho xã hội. Trên cơ sở đó, nếu bạn có tài năng nhiều hơn, thì cả một chân trời rộng mở để bạn thử sức, trời cao thỏa sức chim bay, biển rộng thỏa sức cá bơi lội. Vô vàn các cơ hội, vô số những ngành nghề xứng đáng để bạn dâng hiến cả đời. Chúng ta đều biết giáo dục trọn đời và giáo dục mở rộng là giấy thông hành để bước vào xã hội học tập, cũng là giấy thông hành để bước vào xã hội kinh tế tri thức. Giáo dục trong xã hội học tập sẽ có những thay đổi mang tính cách mạng, trước tiên là sự thay đổi sứ mệnh của giáo dục. Sứ mệnh mới của giáo dục là:

– Giữ gìn tinh thần tự lập và sức sáng tạo của mỗi người mà không từ bỏ những nhu cầu của người ấy trong cuộc sống thực tế.
– Truyền bá văn hóa nhân loại chứ không dùng những khuôn mẫu đúc sẵn để đè

nén nó.

– Khích lệ mỗi người phát huy tài năng, năng lực và phương thức biểu đạt cá nhân

nhưng không tiếp tay cho chủ nghĩa cá nhân.

– Coi trọng tính độc đáo của mỗi người nhưng không bỏ qua “sáng tạo cũng là một hoạt động tập thể”.

(Theo Học cách học tập, Chu Nam Chiếu, Tôn Vân Hiển NXB Kim Đồng, 2016, tr. 106 – 107)

Câu 1. Đoạn trích trên bàn về lĩnh vực nào?

Câu 2. Tác giả khuyên bạn trẻ nên xây dựng cho mình quan niệm như thế nào?

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về câu văn: Trời cao thỏa sức chim bay, biển rộng thỏa sức cá bơi lội?

Câu 4. Theo anh/chị, mỗi người cần làm gì để “không biến mình trở thành gánh nặng cho xã hội” hiện nay?

* Gợi ý trả lời:

Câu 1. Đoạn trích bàn về lĩnh vực giáo dục.

Câu 2. Tác giả khuyên bạn trẻ nên xây dựng cho mình quan niệm: dù làm nghề gì cũng phải dựa vào sức lao động, nuôi sống bản thân, gia đình. Sau đó là cống hiên cho xã hội

Câu 3. Câu văn Trời cao thỏa sức chim bay, biển rộng thỏa sức cá bơi lội chỉ sự rộng mở về cơ hội cho mỗi người trong thời đại toàn cầu hóa.

Câu 4. Trả lời ngắn gọn, nêu rõ ràng được quan điểm cá nhân và giải thích được vì sao quan niệm như vậy. Ví dụ, để không trở thành gánh nặng cho xã hội trước hết phải là người sống, làm việc trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật; là người biết tự kiếm sống bằng những nghề nghiệp chân chính, không vi phạm những chuẩn mực đạo đức,…

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.