Đề bài: Đọc – hiểu về chủ đề tự thay đổi bản thân

de-bai-doc-hieu-ve-chu-de-tu-thay-doi-ban-than

Đề bài: Đọc – hiểu về chủ đề tự thay đổi bản thân

Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:

Trong mỗi chúng ta dường như luôn tồn tại hai con người đối lập. Khi ta làm một việc gì, một con người sẽ ủng hộ mọi quyết định ta đưa ra và ngược lại – một con người lại lên tiếng phản đối, đưa ra những câu hỏi như: “Việc mình làm có đúng hay không?”, “Quyết định như thế đã chính xác chưa?”. Tuy nhiên, đừng vội nản lòng hoặc quá khe khắt với bản thân trước những lời tự vấn ấy. Hãy xem đó như dấu hiệu cho thấy ta đang bắt đầu thay đổi. Thiếu đi tiếng nói ngăn cản, ta sẽ không thể hiểu thấu đáo việc mình đang làm.

Khi ta tự yêu cầu bản thân phải thay đổi cách nhìn nhận mọi việc và rèn luyện một thế giới quan tích cực, mang tính chất xây dựng nhiều hơn thì rất nhiều rào cản sẽ hình thành trong tâm trí ta, chúng liên tục phát tín hiệu rằng ta không thể làm được việc đó, rằng việc đó không xứng đáng để ta bận lòng, v.v. Những lúc như vậy, hãy tỉnh táo suy xét tình hình, hiểu rõ những rào cản tâm lý và tự tin vào những quyết định của bản thân. Đừng quên rằng, thay đổi đồng nghĩa với việc sự phát triển đang bắt đầu diễn ra

(Quên hôm qua, sống cho ngày mai – Tian Dayton, NXB Tổng hợp TP.HCM, tr.57)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Hai con người mà tác giả nhắc đến trong đoạn trích là những con người nào?

Câu 3. Theo tác giả, điều gì sẽ xảy ra Khi ta tự yêu cầu bản thân phải thay đổi cách nhìn nhận mọi việc và rèn luyện một thế giới quan tích cực, mang tính chất xây dựng nhiều hơn

Câu 4. Anh/chị có đổng tình với ý kiến của tác giả: “Thiếu đi tiếng nói ngăn cản, ta sẽ không thể hiểu thấu đáo việc mình đang làm”? Tại sao?


* Gợi ý trả lời:

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích: Nghị luận.

Câu 2: Hai con người mà tác giả nhắc đến trong đoạn trích là: một con người sẽ ủng hộ mọi quyết định ta đưa ra và ngược lại – một con người lại lên tiếng phản đối, đưa ra những câu hỏi như: “Việc mình làm có đúng hay không?”, “Quyết định như thế đã chính xác chưa?”

Câu 3: Theo tác giả, khi ta tự yêu cầu bản thân phải thay đổi cách nhìn nhận mọi việc và rèn luyện một thế giới quan tích cực, mang tính chất xây dựng nhiều hơn thì rất nhiều rào cản sẽ hình thành trong tâm trí ta, chúng liên tục phát tín hiệu rằng ta không thể làm được việc đó, rằng việc đó không xứng đáng để ta bận lòng, v.v.

Câu 4:

– Có thể đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với ý kiến miễn là lí giải hợp lí và thuyết phục

– Sau đây là một định hướng giải quyết: Đồng tình với ý kiến. Vì: Thiếu đi tiếng nói ngăn cản, ta sẽ không hiểu được những khó khăn, vướng mắc, hạn chế của bản thân…từ đó, khó đạt được thành công

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.