Đề thi Học kỳ 1, Ngữ văn 7 (Đề bài 3)

de-thi-hoc-ki-1-ngu-van-7-de-bai-3

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút.

Phần I. Đọc hiểu (4.0 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!”.

(Thương vợ – Trần Tế Xương)

Câu 1: Xác định một thành ngữ có trong văn bản trên và cho biết ý nghĩa của thành ngữ ấy.
Câu 2: Nỗi vất vả, gian lao của người phụ nữ được gợi tả qua như thế nào trong bài thơ?
Câu 3: Từ ý nghĩa của bài ca dao, em có suy nghĩ gì về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Phần II: Làm văn (6 điểm)

Ngày khai trường đầu tiên vào lớp 6 ở ngôi trường mới đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc. Hãy viết bài văn cảm nghĩ về ngày khai trường đầy ý nghĩa ấy.

(Bài văn biểu cảm có kết hợp yếu tố tự sự và miêu tả)

6 bình luận

  1. Trả lời.
    Câu 1: Thành ngữ:
    – Lặn lội thân cò: nói đến nỗi vất vả của người phụ nữ.
    – Một duyên hai nợ: nói đến nỗi khổ (của người vợ) trong đời sống gia đình.
    – Năm nắng mười mưa: nói đến nỗi vất vả, gian lao của con người trong lao động.

    Câu 2:
    – Nỗi vất vả, gian lao của người phụ nữ được gợi tả:
    + Lặn lội thân cò.
    + Nuôi đủ năm con với một chồng.
    + Quanh năm buôn bán ở mom sông.
    + Năm nắng mười mưa.
    + Có chồng hờ hững

    Câu 3: Thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa:

    + Thấp cổ bé bé họng, luon bị đè nén tinh thần.
    + Luôn là người phải gánh chịu nỗi khổ cực, vất vả, gian lao.
    + Số phận bất hạnh, khổ đau.

  2. 1.Thành ngữ : Một duyên hai nợ , Ý nghĩa : Nói lên sự đảm đang vất vả của phụ nữ khi phải làm việc nhà nuôi chồng , con.
    2.Được thể hiện qua câu : lặn lội thân cò khi quãng vắng, eo sà mặt nước buổi đò đông .
    3.Em nghĩ thời phong kiến ngày xưa có phần trọng nam kinh nữ nên thường là nữ sẽ thiệt thồi hơn
    

  3. Phần I:

    Câu 1 :
    Thành ngữ : năm nắng mười mưa
    Tác dụng : thể hiện sự vất vả,khó nhọc khi phải lao động trong điều kiện khắc nghiệt

    Câu 2 :
    Rất vất vả và mệt nhọc nhưng phải cam chịu không than trách số phận

    Câu 3
    Phải chịu đựng nhiều đau khổ và vất vả nhưng vẫn không nhận được sự đồng cảm và yêu thương

  4. Buổi khai trường đầu tiên khi lên cấp hai cho tôi biết bao là kỉ niệm , cảm xúc .Lần thứ ba bước chân vào ngôi trường mới , lần đầu gặp những người bạn cùng lớp , những cảm xúc lẫn lộn khiến tim tôi đập liên hồi .

    Bước chân vào ngôi trường trung học cơ sở , nơi tôi sẽ cùng gắn bó với bốn năm học sinh tiếp theo của mình.Ngôi trường khiến tôi bất ngờ về cấu trúc của nó . Một cấu có hơi lạ so với những ngôi trường mà tôi từng đặt chân đến. Khi vừa bước vào cổng trường thứ đầu tiên đập vào mắt tôi không phải là một sân trường rộng lớn mà là một căn phòng nhỏ , phải đi qua hết căn phòng đó thì mới nhìn thấy hành lang . Đến hanh lang thì tôi ngẩng người vì không nghĩ sân trường sẽ rộng như vậy . Nó rộng gần như là gấp đôi sân trường cũ của tôi . Ngay tiếp theo , tôi nhìn thấy một dãy ghế nhựa xanh đang bày biện trên sân trường . Những hàng học sinh ngồi trên ghế nói chuyện và làm quen . Khi đó hình như tôi đến hơi muộn , mọi người nhìn thẳng vào tôi khiến tôi có chúc ngại ngùng nên tôi đã tiến nhanh về hàng ghế lớp của mình . Khi tôi có ý định bỏ cặp xuống và đi tham quan trường vì chưa đến giờ khai giảng thì ngay sau lưng tôi có một cánh tay đặt lên vai khiến tôi giật nãy mình . Đó là Dương , người thân hồi cấp một của tôi và còn có cả Bình , bạn ấy cũng là bạn của tôi . Chúng tôi nói về ngôi trường mới , nhưng đại khái vẫn là “Sao mà sân trường rộng vậy ?” ba chúng tôi vui vẻ nói chuyện .Đã đến lúc khai giảng , mọi người trật tự quay về chỗ ngồi và hướng mặt sân khấu . Một chị có vẻ ngoài xinh xắn bước lên bục và phát biểu , cứ như thế cho đến tiết mục văn nghệ . Khi đến tiết mục văn nghệ, tôi thầm chắc lại là những bài hát về mái trường và thầy cô mà năm cấp một mỗi năm đều phải nghe đến thuộc cả lời .Nhưng trường lại cho tôi thêm một bất ngờ nữa , đó là những bài hát đang nổi và nó khiến mọi người rất thích thú .Sau đó chúng tôi được lên nhận lớp và giáo viên . Lớp của tôi ở tầng hai nên khi đi lên lớp vẻ mặt mọi người có chút mệt . Đến lớp mọi người được phân công nhiệm vụ và giao tiếp với các bạn. Tôi ngồi kế một bạn nữ có vẻ ngoài khá dễ thương . Lúc ấy tôi quên mang giấy để ghi lại nhưng thông tin quan trọng ở lớp , bạn ấy đã sẵn sàng cho tôi một đôi giấy . Cứ như vậy đến khi ra về .

    Ngày khai giảng đã kết thúc , nó để lại cho một ấn tượng rất đẹp . Tôi thật sự vui vì được nhập học tại ngôi trường này , tại đây tôi đã gặp được những người bạn mới và những thầy cô luôn ân cần giúp đỡ học sinh . Những ngày còn học ở đây chắc chắn sẽ để lại cho tôi những kỉ niệm thật đẹp trong tuổi học trò .

  5. 1.Thành ngữ : Một duyên hai nợ , Ý nghĩa : Nói lên sự đảm đang vất vả của phụ nữ khi phải làm việc nhà nuôi chồng , con.
    2.Được thể hiện qua câu : lặn lội thân cò khi quãng vắng, eo sà mặt nước buổi đò đông .
    3.Trong xã hội phong kiến xưa , người phụ nữ chịu rất nhiều cực khổ và đối đãi thiên vị . Thân phận của 10 người phụ nữ cũng không bằng 1 người đàn ông .

  6. I.
    1.
    – Thành ngữ: Năm nắng mười mưa
    – Ý nghĩa: làm việc vất vả ngoài trời cả khi thời tiết khắc nghiệt.
    2.
    -Hình ảnh bà Tú hiện lên trước hết gắn liền với bao nỗi gian truân khó nhọc. Thân đàn bà chân yếu tay mềm nhưng bà Tú vẫn phải một mình làm lụng buôn bán, một mình xông pha, lặn lội nơi đầu sông, bến chợ để lặn lội kiếm sống.
    3.
    Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ luôn bị coi nhẹ, rẻ rúng, họ không được quyền quyết định trong mọi lĩnh vực cuộc sống. Câu ca dao nào cũng đầy ai oán, số phận nào cũng được ví bằng những thứ bé nhỏ, tầm thường, đó là sự ý thức, sự phản kháng của những con người triền miên bất hạnh.
    II.
    Bài làm:
    Tuổi học trò thật quý giá với biết bao kỉ niệm đẹp bên bạn bè và thầy cô. Và kỉ niệm về ngày đầu tiên đi học tại mái trường Trung học cơ sở khiến tôi vẫn còn nhớ mãi.

    Mùa thu về, học trò háo hức khi được tựu trường. Còn tôi lại càng hân hoan hơn khi sắp được bước chân vào mái trường Trung học cơ sở. Tôi đã chuẩn bị sách vở đầy đủ cho buổi học đầu tiên. Ngôi trường cách nhà tôi khoảng năm ki-lô-mét. Từ sáng sớm, mẹ đã gọi tôi dậy để ăn sáng, chuẩn bị đi học.

    Trường Trung học cơ sở nằm khá gần với trường Tiểu học. Nên con đường đi học vẫn thân quen như mọi ngày. Nhưng hôm nay tôi thấy cảnh vật thật khác lạ. Nhưng hàng cây xanh tươi hơn. Bầu trời trong xanh, cao thẳm. Những tiếng chim hót ríu rít như lời chào đón học sinh quay trở lại. Cổng trường lúc này thật đông. Các anh chị học sinh đang vội vã vào trường. Tất cả đều mặc đồng phục nghiêm túc, gọn gàng. Khuôn mặt ai cũng vui tươi. Cô tổng phụ trách phổ biến một số quy định. Sau đó, cô yêu cầu toàn thể học sinh xem danh sách lớp học ở bảng tin.

    Lớp của tôi là 6/5. Lớp 6/5 nằm ở tầng 2, dãy nhà A. Lớp học có rất đông các bạn học sinh bên trong. Khoảng mười lăm phút sau, một cô giáo bước vào. Tên của cô là Thu, phụ trách dạy môn Ngữ văn – và cũng là giáo viên chủ nhiệm của lớp. Chúng tôi nghe cô chia sẻ về một số nội quy của trường, những môn học của chương trình Trung học cơ sở… Theo cảm nhận của tôi, cô Thu là một giáo viên khá nghiêm khắc.

    Ngày đầu tiên tại mái trường Trung học cơ sở đem đến cho tôi một ấn tượng tốt đẹp. Điều đó khiến tôi càng yêu thêm mái trường của mình.

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.