Đề thi Học kỳ 1, Ngữ văn 8 (Đề bài 2)

de-thi-hoc-ky-i-ngu-van-8

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
Môn: Ngữ văn 8
Thời gian làm bài: 90 phút.

Phần I. Đọc hiểu (4.0 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:

“Ai về thăm mẹ quê ta
Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…

Bầm ơi có rét không bầm?
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!”

(Bầm ơi! – Tố Hữu)

Câu 1: Xác định một từ ngữ địa phương có trong văn bản và cho biết vì sao Tố Hữu lại dùng từ địa phương ấy mà lại không dùng toàn dân.
Câu 2: Hãy chỉ ra những nỗi vất vả của “bầm” được thể hiện trong đoạn thơ.
Câu 3: Từ ý nghĩa của đoạn thơ, hãy trình bày suy nghĩ về công ơn to lớn của cha mẹ đối với con cái (từ 2 đến 3 câu)

Phần II. Làm văn (6 điểm).

Hãy kể lại một câu chuyện cảm động mà em đã chứng kiến ở trường học. (Bài văn tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm)

13 bình luận

  1. Câu 1
    là câu bầm ơi
    vì từ ngữ ấy ở địa phương thường được sử dụng ở địa phương của họ
    Câu 2
    Bầm ra ruộng cấy bầm run
    Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
    Mạ non bầm cấy mấy đon
    Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
    Mưa phùn ướt áo tứ thân
    Câu 3
    là ba mẹ đã đi làm kiếm tiền cho mình để chúng ta được những ngày hạnh phúc cho mình . Ba mẹ cũng dạy cho chúng ta những điều tốt đẹp để mình trưởng thành và có lao lớn cho xã hội.
    II làm văn
    1) mở bài
    Khi đang trong lúc giờ ăn trưa tôi đang cầm khay đồ ăn để dọn dẹp tôi thấy một bạn đang bị thương đang bị mấy anh con đồ đánh cho bị thương
    2) thân bài
    tôi thấy tôi liền ra định cứu em ấy nhưng khi chưa kịp tới tôi thấy có một anh ra và đỡ cho em ấy và anh nói:
    các cậu không được đánh em ấy nếu không là tớ mét thầy Phúc đó.
    Nghe xong mấy anh con đồ ấy liền chạy lên phòng ngủ và anh ấy nói :
    Em có sao không ??
    Rồi em ấy đáp:
    Dạ em không sao ạ may mà có anh cứu em không em bị anh kia đánh cho chảy máu rồi
    Nghe xong tôi và anh ấy dắt
    em ấy lên phòng ngủ tôi và anh ấy chào nhau rồi vào phòng ngủ
    Khi hết giờ ngủ trưa tôi và anh ấy xuống và lấy đồ ăn xế của mình và ngồi một góc cạnh và tôi khi đang ăn tôi thấy mấy anh con đồ lại cướp mất bánh của em ấy rồi đi mất thấy thế anh tôi đến chỗ em đó và chia sẻ một nửa đồ ăn xế cho em đó và nói :
    Lần sau có chuyện gì khó khăn thì nói với anh nhé
    Nghe xong em gật đầu và thế từ đó có bài gì anh tôi luôn chỉ và đem lại nhiều kiến thức cho em ấy
    3) kết bài
    Thời gian cứ trôi đi đến ngày anh tôi ra trường với học sinh giỏi anh tôi đến chỗ em ấy và chia tay với em đó hai người ôm nhau tạm biệt trước khi đi em đó có đưa cho anh tôi một sợi dây màu đỏ và nói:
    Khi nào nhớ em anh hãy chín sáng lên đó và nhớ đến em nhé
    Nói anh tôi cảm động và nói :
    Được anh hứa từ nay sẽ luôn nhớ đến em và đến trường thăm em nhé
    Nói xong tôi và anh tôi đi về và tạm biệt em đó

  2. Phần 1:Đọc hiểu
    Câu 1:
     Từ ngữ địa phương: Heo
    Câu 2:
    Những nỗi vất vả của bầm được thể hiện trong đoạn thơ:Bầm run, chân lội dưới  bùn,ướt áo tứ thân.
    Câu 3:
    ‘’Lên non mới biết non cao,Có công mới biết công lao mẹ già!’’(1) Trong mỗi nhịp đập của trái tim mình, ta luôn thấy hình bóng của mẹ yêu(2) Tình yêu của người mẹ hiền dành cho mỗi chúng ta không thể nói hết bằng lời.
    Phần 2:Làm văn
    1. Mở bài: – Cuộc sống không thể thiếu những tấm lòng cao cả. Những việc làm tốt đẹp luôn khiến chúng ta khâm phục, ngưỡng mộ và tự hào. – Một ngày, vì ba phải đi làm sớm nen dã đưa tôi đến trường sớm hơn mọi ngày, tôi đã chứng kiến một câu chuyện vô cùng cảm động. – Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ như in những hình ảnh ấy.

  3. ai trong đời cũng đều giúp nhau trong học tập . câu chuyện mà tối muốn kể bắt nguồn từ trường học .
    một hôm , tôi không nhớ chính xác là ngày nào nhưng tôi nhớ hôm ấy là sáng , tôi được anh dẫn qua trường chơi , vì anh tôi là thầy thể dục . Hôm ấy , tôi đang ngôi trên cầu trượt thì tôi thấy có một anh bị tật về cổ tay , tôi thấy cổ tay ảnh bị meó một góc chín mươi độ . Có rất nhiều bạn lại chỗ anh ấy và trêu đùa với cái tay anh ấy . Anh chỉ đành biết cúi đầu nhìn các bạn ấy trêu đùa . Bỗng nhiên có một người , to cao bước vào thì các người vừa trêu anh ấy tránh ra một chỗ , có lẽ vì do anh ấy có thân hình độ sồ nên các người bạn kia sợ . Anh ấy bước vào , cổng anh ấy lên lớp ( vì anh không thể bám vào và chân anh cũng bị thế nữa ) . Cuối giờ thì anh ấy ấy cổng anh bạn bị tật về nhà . Khi kể cho anh tôi nghe thì tôi khá ngạc nhiên và xúc động khi nghe anh kể : sáng đi học , chiều thì anh ấy đi làm kiếm tiền về lo cho gia đình . dù bị tật nhưng anh ấy vẫn muốn kiếm tiền để lo cho việc học , gia đình . Có rất nhiều người hỏi anh ấy bị như vậy thì sẽ làm gì . Anh ấy đã xin vào rủa chén . tôi bỗng bật khóc vì anh ấy có ý chí học tập , cố gắng . Kể từ đó , tôi quyết tâm học thật tốt để kiếm nhiều tiền giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn nhưng có ý chí như anh ấy
    các bạn thấy đấy , đừng vì một lời mỉa mai mình mà từ bỏ giấc mơ , hãy quyết tâm , nâng cao ý chí để thành công nhé !

  4. Câu 1
    Từ ngữ địa phương : Bầm (mẹ)
     VÌ tác giả là người dân tộc nên mới gọi như vậy
    Câu 2 : phải chịu nắng chịu mưa khi đi cấy
    Câu 3: Cha Mẹ là người nuôi ta khôn lớn , làm người mà luôn chăm sóc khi ta bị ốm , cho ta ăn học tới nơi tới chốn . Luôn bên ta những lúc ta bị điểm kém hay buồn điều gì đó . NHững ngày nắng gắt hay mưa lớn Cha Mẹ đều luôn hy sinh chở ta đi học mà không than mệt . Ta không thể hiểu được nỗi vất vả của Cha Mẹ mình . Cha Mẹ đã dành hết sự yêu thương cho ta , ta không nêu làm cho Cha Mẹ buồn lòng .
    Phần II
     1. Mở bài 

    – Giới thiệu câu chuyện mà em định kể (chuyện buồn cười, chuyện cảm động gặp ở trường)

     

    2. Thân bài
    – Không gian và thời gian em kể cho bố mẹ
    + Em kể cho bố mẹ nghe vào thời điểm nào?
     + Khi đó em và bố mẹ đang làm gì?
    – Kể lại câu chuyện:
    + Thời gian, địa điểm diễn ra câu chuyện
     + Con người, sự vật xuất hiện trong chuyện
    + Diễn biến câu chuyện
    + Kết thúc câu chuyện
    – Phản ứng của bố mẹ
    + Nếu là chuyện cười: bật cười sảng khoái, bất ngờ, ngạc nhiên
     + Nếu là chuyện cảm động: xúc động, thương xót, cảm thông
    3. Kết bài

    Cảm nghĩ của em về câu chuyện

  5. Phần I :

    Câu 1 :
    Từ ngữ chỉ tiếng địa phương là từ : “Bầm”
    Câu 2 :
    NỗI vất vã của bầm đc thể hiện trong đoạn thơ trên là :
    – “Bầm ra ruộng cáy bầm run”
    – “Chân lội dưới ruộng, tay cáy mạ non”
    – “Mạ non bầm cáy mấy đon”

    Câu 3 :
    Cha mẹ là người vất vã nuôi chúng ta khôn lớn , là người dạy dỗ chúng ta nên người , luôn cho ta những thứ tốt đẹp nhất , cha mẹ luôn chỉ có một ko ai có thể thấy thế được . Vì vậy , bổn phận làm con muốn đền đáp công ơn đó thì em sẽ cố gắng học tập , và luôn nghe lời cha mẹ , để cha mẹ không buồn lòng.

  6. câu 1 : từ ngữ địa phương ; mẹ,mạ,bầm
    tố hữu dùng từ ngữ địa phương đó ý nghĩa là nói về ko phải mọi người trên việt nam đều gọi là mẹ mà có nhiều nơi vùng miền trên mẹ bằng từ khác.
    câu 2: những nổi vứt vả của bầm được thể hiện trong đoạn thơ là :
    Bầm ra ruộng cấy bầm run
    Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
    Mạ non bầm cấy mấy đon
    Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
    Mưa phùn ướt áo tứ thân
    Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu
    câu 3 :cha mẹ là người đã sinh ra ta , nuôi lớn ta , cho ta sự yêu thương chăm sóc lúc ta ốm đau.(1)Cha mẹ còn cho ta ăn học ,cho ta mái ấm gia đình hành phúc .(2) Vạy nên hãy yêu quý họ vì họ đã hi sinh rất nhiều vì ta .(3)

  7. Câu 1: Từ ngữ địa phương: bầm
    Vì Tố hữu dùng để tùy hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp, Không nên quá lạm dụng từ ngữ địa phương.
    Câu 2: Những nỗi vất vả:
    Bầm ơi có rét không bầm?
    Bầm ra ruộng cấy bầm run
    Mạ non bầm cấy mấy đon
    Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
    Câu 3: Bài làm
    (1)Công lao của cha mẹ to lớn như biển cả và nó rất quan trọng đối với chúng ta.(2) Một công đôi việc mà cha mẹ đã hy sinh cho chúng ta.(3) Họ là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng ta nên người.
    Phần 2: Tập làm văn

  8. Câu 1: từ ngữ địa phương:bầm (mẹ)
    Vì tác giả là người dân tộc nên mới gọi như thế
    Câu 2: nỗi vất vả trong câu thơ bầm ơi:thời tiết rét và lạnh
    Bầm ra ruộng cấy,lội nước cấy mạ non.
    Câu 3:ý nghĩa đoạn thơ trên là người đã sinh ra mình thì hãy quan tâm và yêu thương hết lòng, không được bất hiếu ,chửi rủa vì đấy là tội lớn không thể tha thứ,vì cha mẹ đã sinh ra mình và nuôi ăn học thành đạt,tới lúc mình phải trả hiếu lại cho cha mẹ.
    Phần 2:
    Bài làm
    Dàn ý

    A. Mở Bài

    – Giới thiệu về kỉ niệm đó

    B. Thân Bài

    – Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện

    – Diễn biến câu chuyện

    – Kết thúc câu chuyện

    – Tại sao câu chuyện đó lại làm cho em cảm động?

    – Cảm xúc của em ra sao?

    C. Kết Bài

    – Nêu cảm nghĩ của bản thân.

  9. Câu1 Từ ngữ địa phương: “bầm”

    Câu2:
    – Bầm ra ruộng cấy bằm dung
    – Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
    – Mưa phun ướt áo tứ thân.

    Câu 3: Cha mẹ là người đã sinh thành và dưỡng nuôi chúng ta không lớn. Không quản ngại vất vả, gian lao, cha mẹ đã dành cho chúng ta những gì tốt nhất trong cuộc đời này. Biết ơn cha mẹ, mỗi chúng ta phải nỗ lực học tập thật tốt, không làm điều gì sai trái khiến cha mẹ buồn lòng.

  10. Câu 1: Từ ngữ địa phương là từ bầm
    Câu 2: Những nỗi vất vả của bầm đc thể hiện trên đoạn văn trên là ” bầm ơi ra ruộng cáy bầm run, chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non
    Câu 3: (1) Theo em công ơn của cha mẹ là vô cùng to lớn (2) Công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ vô cùng quý giá, cha mẹ hy sinh tất cả là vì chúng ta.
    Dàn bài câu chuyện cảm động ở trường học
    I. Mở bài: giới thiệu câu chuyện cảm động mà em đã từng nhìn thấy và kể cho gia đình hoặc bạn bè nghe
    II.Thân bài

    • Kể lại câu chuyện cảm động từng thấy ở trường
    • Câu chuyện bắt nguồn từ đâu (do ai kể nên câu chuyện đó,…)
    • Những nhân vật có trong truyện là ai? Em có mặt trong đó hay không? Hay chỉ chứng kiến sự việc đó
    • Diễn biến câu chuyện ra sao (câu chuyện có thật hay không…)
    • Câu chuyện đó có thu hút nhiều người coi
    • Suy nghĩ của em về câu chuyện đó (Vd:vui, buồn,…..)
    • Gia đình em hoặc bạn bè em nghe xong có nói gì không hay có khen ngợi gì không

    III. Kết Bài:

    • Sau khi được chứng kiến câu chuyện đó em rút ra được bài học gì
    • Em cảm thấy câu chuyện đó thế nào.
  11. cau1:
    1 tu ngu dia phuong: Bam
    To Huu khong dung tu dia phuong ma khong dung tu toan dan vi bai tho khong phai noi noi ve thanh pho, thanh thi maf la noi ve mot vung que,vung nong tho xa thanh pho va moi vung co moi tu dia phuong va cach noi khac nhau
    cau2:
    nhung noi vat va cua “Bam” duoc the hien qua bai tho la
    +Bầm ra ruộng cấy bầm run
    +Chân lội dưới bùn,tay cấy mạ non
    +Mạ non bầm cấy mấy đon
    +Mưa phùn ướt áo tứ thân
    cau3:
    Cha me la nguoi da sinh ra chung ta , nuoi duong,cham soc,lo lang cho chung ta tung li tung ti, mua sam nhung thu ma minh thich mac ke suong gio chi thay minh vui thi ba me cung vui. bao nhieu mo hoi nuoc mat roi ra cg chi de lo cho con cai duoc hoc hanh duoc cap sach toi lop va lo duoc cho tuong lai . bao nhieu cong suc ma ba me bo ra cho con cai chi doi lai 1 cai om hay mot loi cam on , chu khong bao gio bao gio ma doi 1 dong tien cua con minh. Va ai con ba me thi hay ton trong no vi no la mon qua lon nhat ma ong troi da tang cho minh.

  12. 1. Từ ngữ địa phương: “bầm”. Tố hữu dùng từ “bầm” mà không dùng từ mẹ nhằm tạo nên ự gàn gũi đối với nhân dân miền Bắc Trung bộ, giúp bài thơ dễ đi vào lòng người và phổ biến rộng rãi.
    2) rét, gió núi, mưa phùn, run, lội dưới bùn , ướt áo
    3) Cha mẹ là người đã sinh thành ra, dưỡng nuôi chúng ta khôn lớn. Công ơn ấy to lớn như trời biển, không gì sánh bằng. Bởi vậy, bổn phận của chúng ta là phải biết ơn cha mẹ, chăm chỉ học tập thật tốt, không làm điều sai trái khiến cha mẹ buồn lòng.

  13. Câu 1:
    – Từ địa phương: “bầm”. nghĩa toàn dân: mẹ.
    Câu 2:
    – “Bầm ra ruộng cấy bầm run”
    – “Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non”
    – “Mạ non bầm cấy mấy đon”
    – Ruột gan bầm lại thương con mấy lần”
    – Mưa phùn ướt áo tứ thân”
    – “Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!”

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.