Đề thi HSG Ngữ văn 10. Chủ đề 1: Hạnh phúc là gì? Chủ đề 2: “Bài thơ hay là bài thơ đọc lên không còn thấy câu thơ mà chỉ còn thấy tình người và tôi muốn thơ phải thật là gan ruột của mình” (Tố Hữu)

de-thi-hsg-ngu-van-10-chu-de-1-hanh-phuc-la-gi-chu-de-2-bai-tho-hay-la-bai-tho-doc-len-khong-con-thay-cau-tho-ma-chi-con-thay-tinh-nguoi-va-toi-muon-tho-phai-that-la-gan-ruot-cua-minh
HỘI CÁC TRƯỜNG  CHUYÊN KV DUYÊN HẢI VÀ ĐBBB LẦN THỨ XII
TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC, TỈNH THÁI NGUYÊN
ĐỀ THI CHỌN HSG KHU VỰC DHBB
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: Ngữ văn Lớp 10
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề)
( Đề thi gồm 01 trang)

 

Câu 1 (8.0 điểm):

Trong bài “Thơ tự sự”, nhà thơ Lưu Quang Vũ có viết:

Hạnh phúc như bầu trời này vậy
Không chỉ dành cho một riêng ai”.

Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.

Câu 2 (12.0 điểm):

Bình luận quan niệm về thơ sau: “Bài thơ hay là bài thơ đọc lên không còn thấy câu thơ mà chỉ còn thấy tình người và tôi muốn thơ phải thật là gan ruột của mình” (Tố Hữu).

Phân tích  một số bài thơ trong chương trình ngữ văn 10  để làm rõ “tình người” xuất phát từ “gan ruột” của thi nhân.

———–Hết————


HỘI CÁC TRƯỜNG  CHUYÊN KV DUYÊN HẢI VÀ ĐBBB LẦN THỨ XII
TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC, TỈNH THÁI NGUYÊN
ĐỀ THI CHỌN HSG KHU VỰC DHBB
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: Ngữ văn Lớp 10
HƯỚNG DẪN CHẤM Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề)
( Đề thi gồm 01 trang)

 

Câu 1: Trong bài “Thơ tự sự”, nhà thơ Lưu Quang Vũ có viết “Hạnh phúc như bầu trời này vậy / Không chỉ dành cho một riêng ai”. Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Yêu cầu chung Tiêu chí đánh giá Điểm
– HS viết bài văn đảm bảo cấu trúc bài bài nghị luận xã hội.

– HS vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận và phương thức biểu đạt để viết bài văn với các luận điểm rõ ràng, thuyết phúc; có sự liên kết chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, thuyết phục, có dẫn chứng xã hội sinh động, hợp lí…

Yêu cầu cụ thể 1.Giải thích vấn đề:

“Hạnh phúc như bầu trời
Không chỉ dành cho một riêng ai”

– Hạnh phúc được hiểu là mục tiêu sống của đời người, đó là cảm giác của sự viên mãn, trọn vẹn về những giá trị vật chất, tinh thần…

–  Hai câu thơ đưa ra quan niệm về hạnh phúc rất công bằng đối với mỗi con người. Tạo hóa vốn bình đẳng, giá trị của hạnh phúc rộng lượng và bao phủ lấy tất cả mọi người như bầu trời mênh mông, không chỉ hạn hẹp dành riêng cho một riêng ai. Tức mỗi cá nhân, mỗi số phận, mỗi cuộc đời… đều có quyền đón nhận hạnh phúc và có thể tự tạo ra, tự giành lấy hạnh phúc xứng đáng cho riêng mình.

1.0 điểm
2. Bàn luận:

2.1. Phân tích – lí giải, chứng minh cho tính đúng đắn của vấn đề:

– Mỗi con người sinh ra trên đời đều có quyền được sống hạnh phúc theo cách riêng của mình, dù là ai, tầng lớp nào, dù ở thân phận nào, dù ở quốc gia dân tộc nào… họ đều đáng được tạo hóa bạn tặng quyền được tận hưởng niềm vui, sự viên mãn trong cuộc đời.

Hạnh phúc lại là một phạm trù giá trị tùy thuộc vào quan niệm và sự cảm nhận riêng của mỗi người, do vậy, mỗi người, khi đã tự xây dựng cho mình một tư tưởng riêng về mục tiêu sống, họ đều có thể chiếm lĩnh hạnh phúc theo một cách phù hợp với họ nhất.

– Chính vì nhận thức được quyền thiêng liêng của mỗi con người và lẽ công bằng này ta càng phải hiểu rằng không ai có quyền chiếm đoạt, tước đi quyền được tận hưởng hạnh phúc của kẻ khác. Những kẻ vì hạnh phúc bản thân mà bất chấp những hành vi tội ác gây đau khổ cho người khác là những kẻ bất lương, sai trái, phản bội lại lí tưởng của nhân loại tiến bộ.

2.2. Nâng cao – mở rộng:

– Ta nhận ra được giá trị thú vị của hai chữ hạnh phúc, có những điều, đối với người này là nhàm chán, tầm thường, đối với kẻ khác nó lại đem đến cảm giác của sự hài lòng, viên mãn. Nó có thể là những sở hữu lớn lao về vật chất nhưng đôi khi chỉ là những điều đơn giản…

– Tuy tạo hóa bình đẳng, ban tặng cho mỗi con người quyền thiêng liêng

-ai cũng xứng đáng có được hạnh phúc, song, con người phải biết chủ động giành lấy hạnh phúc, không thể chờ đợi ân huệ từ một điều kì diệu hay sự ban phát của kẻ khác.

2.3. Phản đề:

Dẫu biết rằng bất kì ai cũng xứng đáng có được hạnh phúc song hiện thực cuộc đời cho thấy vẫn còn nhiều chuyện bất công phô bày, rất nhiều người phải chịu đau khổ, thiệt thòi mà chưa tìm được hướng giải quyết. Bởi trong thời đại nào cũng có những kẻ ác, những kẻ xấu… gây ra nhiều bất công, đau đớn cho người bất hạnh, yếu thế.

2.4. Bài học nhận thức hành động:

Chính vì vậy, mỗi chúng ta cần phải có ý thức đấu tranh cho lẽ phải, sự công bằng để đem lại hạnh phúc cho bản thân và cho người khác.

3. Sáng tạo:

HS có những cách nhìn nhận, đánh giá, lập luận mới mẻ, độc đáo, có chiều sâu, khác lạ nhưng thấu tình đạt lí. 

Câu 2: Nghị luận văn học (12.0 điểm)

Bình luận quan niệm về thơ sau: “Bài thơ hay là bài thơ đọc lên không còn thấy câu thơ mà chỉ còn thấy tình người và tôi muốn thơ phải thật là gan ruột của mình” (Tố Hữu). Phân tích  một số bài thơ trong chương trình ngữ văn 10  để làm rõ  “tình người” xuất phát từ “gan ruột” của thi nhân.
Yêu cầu chung Tiêu chí đánh giá Điểm
-HS viết bài văn đảm bảo cấu trúc bài bài nghị luận văn học.
-HS vận dụng linh hoạt, hiệu quả các thao tác lập luận để viết bài văn với các luận điểm rõ ràng, thuyết phúc; có sự liên kết chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, thuyết phục, có sự vận dụng kiến thức lí luận và kĩ năng phân tích tác phẩm sâu sắc, hợp lí.
Yêu cầu cụ thể 1. Giải thích vấn đề
Theo Tố Hữu, một bài thơ hay là bài thơ khi đọc lên ta “không còn thấy câu thơ” tức không còn nhìn thấy cái vỏ hình thức của ngôn từ. Bài thơ hay phải cho bạn đọc thấy được tình người, một thứ tình người chân thật xuất phát từ gan ruột của thi sĩ. Ta có thể hiểu, thơ hay không phải là thứ thơ cầu kì hình thức ngôn ngữ mà phải là bài thơ có những con chữ có khả năng chạm tới trái tim của người đọc, khiến bạn đọc cảm nhận được những rung động chân phương, sâu sắc, ấm nóng được xuất phát từ tâm hồn chân thật, giàu tình người của thi sĩ
1.5 điểm
2. Bàn luận
2.1. Bình giá – chứng minh
– Cái gốc của thơ xuất phát từ tình người, những cảm xúc yêu thương, căm phẫn; những  trạng thái vui buồn, sướng khổ… kết tinh thành nguồn cảm hứng và linh hồn của thơ ca.
– Hình thức thơ, ngôn ngữ thơ là phương tiện truyền tải toàn bộ thế giới tinh thần của thi sĩ với tất cả những cung bậc tình cảm, cảm xúc và trạng thái tư tưởng… Do vậy, khi bài thơ chạm đến trái tim và sự đồng cảm của bạn đọc, cái người ta quan tâm là những cảm xúc thẩm mĩ được hình thành từ sợi dây đồng điệu tâm hồn.
– Một bài thơ chỉ biết câu nệ câu từ cầu kì mà thiếu đi cái tình là bài thơ vô hồn, nó có thể mô phỏng xác chết thơ nhưng không thể tạo ra một sinh thể thơ có thể tạo nên những rung động lan tỏa đến nhiều tâm hồn bạn đọc.
– Thí sinh chọn và phân tích một số tác phẩm văn học trung đại để làm nổi bật tình người xuất phát từ gan ruột thi nhân
2.2. Mở rộng – nâng cao
– Để có được cái tình người trong thơ, người nghệ sĩ phải có trái tim mẫn tiệp, ấm nóng tình đời.
– Nhà thơ phải có những trải nghiệm trước cuộc sống muôn màu, luôn quan tâm đến con người, thời cuộc.
2.3. Phản đề
– Nói như vậy không có nghĩa là ta bỏ qua giá trị của hình thức thơ ca, song, cần phải hiểu, hình thức thơ phải mang tính nội dung.
– Một nghệ sĩ thật sự biết chắt lọc ngôn từ để dùng nó làm phương tiện, chuyển hóa ngôn ngữ thành hình tượng nghệ thuật có sức gợi đến tình người.
3. Sáng tạo
HS có cách kiến giải mới mẻ, độc đáo, thấu tình đạt lí.
 
5.5
điểm
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
3.0 điểm
 
 
 
 
 
1.0
điểm
 
 
 
 
1.0
điểm
 
 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.