Đề thi HSG Ngữ văn 10. Chủ đề 1: Nghệ thuật và sự hi sinh của người nghệ sĩ. Chủ đề 2: Qua thực tế sáng tác của Nguyễn Du, làm sáng tỏ sự giao lưu không ngừng với mọi kẻ khác của đại thi hào dân tộc.

de-thi-hsg-ngu-van-10-chu-de-1-nghe-thuat-va-su-hi-sinh-cua-nguoi-nghe-si-chu-de-2-qua-thuc-te-sang-tac-cua-nguyen-du-lam-sang-to-su-giao-luu-khong-ngung-voi-moi-ke-khac-cua-dai-thi-hao-dan-toc
SỞ GD – ĐT PHÚ THỌ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC
DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 2019
Môn: NGỮ VĂN 10
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề)
( Đề thi gồm 01 trang)

Câu 1 ( 8,0 điểm):

(Hình ảnh: Cây nến và chiếc giá treo cổ)

Suy nghĩ của anh/ chị về thông điệp từ bức hình trên.

Câu 2 (12,0 điểm)

Nhà văn Pháp Albert Camus (1913 – 1960) đã phát biểu trong diễn từ nhận giải Nobel Văn học 1957: Người nghệ sĩ phải tự rèn luyện mình trong sự giao lưu không ngừng với mọi kẻ khác.
Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua thực tế sáng tác của Nguyễn Du, làm sáng tỏ sự giao lưu không ngừng với mọi kẻ khác của đại thi hào dân tộc.

————-Hết————-

SỞ GD – ĐT PHÚ THỌ
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HÙNG VƯƠNG
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHU VỰC
DUYÊN HẢI VÀ ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 2019
Môn: NGỮ VĂN 10
HƯỚNG DẪN CHẤM Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề)
( Đề thi gồm 01 trang)

Câu 1 (8 điểm)

* Yêu cầu về kĩ năng

– Có kĩ năng viết bài văn nghị luận xã hội, biết huy động các kiến thức sách vở, kiến thức đời sống và những trải nghiệm của riêng mình để làm bài.

– Vận dụng các thao tác lập luận phù hợp, lí lẽ xác đáng, trình bày khoa học, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đạt được những nội dung cơ bản sau:

1. Xác định thông điệp từ bức tranh (1,5 điểm)

– Bức tranh vẽ hình ngọn đèn bị dẫn tới giá treo cổ, đứng nhìn xung quanh là những ngọn nến.

– Ngọn đèn: tượng trưng cho ánh sáng, cái mới, cái tiến bộ

– Ngọn nến: tượng trưng cho cái tối tăm, cũ kĩ, lạc hậu

⇒ Thông điệp: Cái mới, cái tiến bộ thường cô đơn, thậm chí người sáng tạo ra cái mới có khi phải trả giá bằng cả sinh mạng, bị giết chết bởi đám đông lạc hậu, tăm tối.

2. Bàn luận (4 điểm)

Cái mới, cái tiến bộ luôn cô đơn, thậm chí người sáng tạo ra cái mới có khi phải trả giá bằng cả sinh mạng, bị giết chết bởi đám đông lạc hậu, tăm tối

– Cái mới, cái tiến bộ đôi khi vượt xa tầm nhìn của thời đại nên không được đón nhận xứng đáng.

– Người sáng tạo cũng là người mở đường, luôn tiên phong, dám nghĩ dám làm nên nhiều khi lạc lõng, bị vùi dập. Họ phải chịu thiệt thòi, cô đơn, thậm chí hi sinh tính mạng.

Cuộc sống có cần những người đi tiên phong, sáng tạo, tìm ra cái mới

– Cần thiết vì:

+ Với xã hội: sự sáng tạo, tìm tòi tích cực sẽ có ý nghĩa thúc đẩy tiến bộ xã hội

+ Với mỗi cá nhân: sáng tạo thể hiện tài năng, trí tuệ, bản lĩnh, thỏa mãn đam mê)

(HS lấy dẫn chứng chứng minh)

3. Mở rộng, nâng cao vấn đề (1,5 điểm)

– Phẩm chất cần có của những nhà sáng tạo tiên phong: tài năng và cả bản lĩnh để bảo vệ, đấu tranh cho sự tồn tại của cái mới; dũng cảm đương đầu với những cản trở của xã hội.

– Thái độ ứng xử của xã hội trước cái mới: biết nhìn nhận, trân trọng sự sáng tạo, biết đón nhận, không kì thị, vùi dập cái mới.

– Có phải cái mới nào cũng nên khuyến khích phát triển: chỉ khuyến khích những sáng tạo dựa trên lợi ích của con người, vì sự tiến bộ của xã hội.

4. Bài học (1,0 điểm)

HS nêu bài học với bản thân.

Câu 2 (12 điểm)

* Yêu cầu về kĩ năng

– Có kĩ năng viết bài văn nghị luận văn học, biết huy động các kiến thức lí luận, kiến thức về tác giả, tác phẩm để làm bài.

– Vận dụng các thao tác lập luận phù hợp, lí lẽ xác đáng, trình bày khoa học, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.

* Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách trình bày khác nhau, song cần đạt được những nội dung cơ bản sau:

1. Giải thích (1,5 điểm):

Nghệ sĩ: người sáng tạo nên các tác phẩm nghệ thuật nói chung, nhà văn nói riêng.

Người nghệ sĩ phải tự rèn luyện mình trong sự giao lưu không ngừng với mọi kẻ khác: phải sống gắn bó với cuộc đời, biết giao lưu, chia sẻ.

⇒ Ý kiến bàn về phẩm chất cần có, cũng là yêu cầu lí tưởng đối với một nghệ sĩ chân chính: không thu mình, tự cô lập bản thân với thế giới mà cần mở lòng, hướng tới cuộc đời chung.

2. Bình luận (3 điểm):

Người nghệ sĩ phải tự rèn luyện mình trong sự giao lưu không ngừng với mọi kẻ khác vì:

– Xuất phát từ đặc trưng văn học: văn học phản ánh hiện thực cuộc sống, trung tâm của bức tranh ấy là con người. Vì vậy nếu nghệ sĩ tự tách mình ra khỏi mối dây liên hệ với con người, với cộng đồng xung quanh, anh ta không thể phản ánh chân thực, sâu sắc về đời sống.

– Xuất phát từ chức năng văn học: tác phẩm văn học có khả năng mở rộng, nâng cao nhận thức, hiểu biết của độc giả về thế giới xung quanh, hiểu người để hiểu mình, từ đó hoàn thiện quá trình tự giáo dục. Nếu không có quá trình giao lưu với kẻ khác, những điều anh ta viết ra không có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa nhân sinh, chỉ là tiếng nói cá nhân bé nhỏ, vô nghĩa. Tác phẩm văn học cũng vì thế không thể thực hiện tốt các chức năng, người cầm bút cũng không thực hiện được sứ mệnh thiêng liêng của mình.

– Xuất phát từ yêu cầu với mọi nhà văn chân chính: phải gắn bó cùng dân tộc, thời đại, quan tâm đến những nỗi niềm, số phận con người.

3. Chứng minh (6 điểm):

Học sinh tự chọn dẫn chứng sáng tác của Nguyễn Du trong và ngoài chương trình để phân tích và làm nổi bật sự giao lưu không ngừng với mọi kẻ khác của tác giả. Quá trình phân tích cần làm nổi bật các ý:

+ Nguyễn Du đã chứng kiến những khổ đau của con người, bày tỏ thái độ đồng cảm, xót thương với những kiếp người bất hạnh ấy.

+ Ông căm ghét những thế lực chà đạp lên quyền sống con người, lên án những kẻ gây nên bao bất công, trái ngang trong xã hội.

+ Ông kiếm tìm một sự tri âm, đồng điệu với những nỗi niềm riêng của bản thân.

+ Ông đối thoại trực tiếp hoặc gián tiếp với những quan niệm khác về nhiều vấn đề trong đời sống.

4. Đánh giá, mở rộng, nâng cao (1,5 điểm)

– Ý kiến đúng, đặt ra yêu cầu với người cầm bút chân chính. Tuy nhiên:

Giao lưu không ngừng với mọi kẻ khác không có nghĩa là chạy theo xã hội ồn ào, quan tâm đến người khác mà xóa bỏ cái tôi riêng, không nói lên tiếng nói cá nhân người cầm bút.

Giao lưu không ngừng với mọi kẻ khác không có nghĩa là bỏ quên trau dồi tài năng nghệ thuật.

– Yêu cầu đối với người sáng tác và người tiếp nhận:

+ Người sáng tác: sống sâu với hiện thực, gắn bó với con người, mài sắc tư tưởng, tình cảm, trau dồi tài năng.

+ Người tiếp nhận: nâng cao vốn hiểu biết, văn hóa, có khả năng tham gia vào quá trình giao lưu trong văn học, hoặc đồng cảm, đồng điệu cùng tác giả; hoặc đối thoại với tác giả, với nhân vật.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.