Đề thi minh họa cuối kì 1 (Ngữ văn 10, Kết nối Tri Thức)

de-thi-minh-hoa-cuoi-ki-1-ngu-van-10-kntt

ĐỀ MINH HOẠ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I LỚP 10, NĂM HỌC 2022-2023
NGỮ VĂN 10
Thời gian: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (6,0 điểm).

LÀNG GẦN NHẤT

“Ông nội tôi thường nói: “Đời người ngắn đến sửng sốt. Nhìn lại, tôi thấy đời người dường như bị rút ngắn đến mức khó hiểu nổi, thử lấy ví dụ, làm thế nào một chàng trai trẻ có thể quyết định cưỡi ngựa qua làng bên mà không sợ rằng – chưa kể đến những tai nạn – ngay cả một đời người may mắn bình thường có lẽ cũng quá thiếu thời gian cho cuộc đi đó.”

(Hoàng Ngọc-Tuấn dịch ” Dịch từ bản Anh ngữ: “The Next Village” (do Willa và Edwin Muir chuyển ngữ), tác phẩm của Franz Kafka, nhà văn nổi tiếng người Tiệp Khắc)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

  1. Biểu cảm.
  2. Nghị luận.
  3. Tự sự.
  4. Thuyết minh.

Câu 2: Xác định ngôi kể trong văn bản?

  1. Ngôi thứ ba.
  2. Ngôi thứ hai.
  3. Ngôi thứ nhất.

Câu 3: Đâu là nhân vật chính trong câu chuyện:

  1. Ông nội.
  2. Tôi.
  3. Chàng trai trẻ.
  4. Con ngựa.

Câu 4: Xác định điểm nhìn trần thuật đặt ở đâu?

  1. Ông nội.
  2. Tôi.
  3. Chàng trai trẻ.
  4. Con ngựa.

Câu 5: Đoạn văn được trích dẫn sau dấu “:” và trong dấu ngoặc kép là loại trích dẫn nào và trích lời của ai?

  1. Trích dẫn trực tiếp lời của nhân vật tôi.
  2. Trích dẫn gián tiếp lời của nhân vật chàng trai trẻ.
  3. Trích dẫn gián tiếp lời của nhân vật tôi.
  4. Trích dẫn trực tiếp lời của nhân vật ông nội.

Câu 6: Nghịch lý trong câu chuyện này ở chỗ nào?

  1. Truyện ngắn quá ngắn, không có nhiều sự kiện, biến cố.
  2. Anh thanh niên cưỡi con ngựa mà không đến được ngôi làng gần nhất.
  3. Ông lão nhớ về một câu chuyện có vẻ như không có ý nghĩa gì cả.

Câu 7: Em hiểu như thế nào về nhan đề của truyện?

Câu 8: Vì sao chàng trai trẻ cưỡi một con ngựa mà cả cuộc đời cũng không đến được ngôi làng gần nhất?

Câu 9: Thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm là gì?

PHẦN II: VIẾT (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át
Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa.
Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt
Mặc con thuyền cắm lại đậu chơ vơ.

Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo
Vài quán hàng không khách đứng xo ro.
Một bác lái ghé buồm vào hút điếu
Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho.

Ngoài đường lội họa hoằn người đến chợ
Thúng đội đầu như đội cả trời mưa.
Và họa hoằn một con thuyền ghé chở
Rồi âm thầm bến lại lặng trong mưa.

(Anh Thơ, Bến đò ngày mưa, in trong tập Bức tranh quê, báo Đời nay, Hà Nội, 1941)

Anh/ chị hãy phân tích, đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật của bài thơ trên./

…HẾT…

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.