ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT MÔN NGỮ VĂN. NLXH: Biết nói lời xin lỗi. NLVH: Vẻ đẹp hình tượng người lái đò sông Đà (Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân)

de-thi-tot-nghiep-thpt-mon-ngu-van-nlxh-biet-noi-loi-xin-loi-nlvh-ve-dep-hinh-tuong-nguoi-lai-do-song-da-nguoi-lai-do-song-da-nguyen-tuan

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT
MÔN NGỮ VĂN.

  • Nghị luận xã hội: Biết nói lời xin lỗi.
  • Nghị luận văn học: Vẻ đẹp hình tượng người lái đò sông Đà (Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân)

Phần I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

(1)Hàng trăm học sinh trường THCS Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội đã khóc nức nở khi nghe thầy giáo giảng bài đạo đức về công ơn cha mẹ, cách ứng xử với thầy cô giáo.

…Trong clip, thầy giáo với chất giọng ấm áp, truyền cảm nhắn với các học trò: “Đừng bao giờ để bố các bạn chết rồi, quỳ bên cạnh cái quan tài, khóc bù lu bù loa, bố ơi con xin lỗi bố, đừng nói câu đó, ông ấy không nghe được nữa… Bố mẹ các bạn sáng nay đưa các bạn đến trường, hay các bạn tự đi, thì ở đâu đó vẫn nhớ tới các bạn. Không cớ gì mình làm sai mình không xin lỗi. Ai đó làm sai với giáo viên, cuối giờ hãy chạy tới phòng hội đồng, nói cô ơi con xin lỗi cô ạ. Mọi lỗi lầm đều được hoá giải. Tại sao, lời xin lỗi dễ như vậy nhiều người không nói?”.

(Theo Hàng trăm học sinh khóc nức nở khi nghe thầy giảng bài đạo  đức – tác giả Thúy Hằng – báo Thanh niên, ngày 09-01-2018)

(2) “Ở trường mình, học sinh cũng từng khóc đầm đìa vì bài nói chuyện của một diễn giả. Tốt hay xấu tôi không đánh giá nhưng sau buổi chuyên đề “người nói, kẻ khóc” ấy thì học trò vẫn vậy. Giáo dục phải là quá trình và khi nói sâu vào nỗi đau, đưa cái tổn thương của ai đó để làm giáo dục thì chắc là không ổn. Qua công tác chủ nhiệm, tôi thấy rằng đưa hành vi tích cực để giáo dục thì học sinh tiến bộ hơn, còn không thì chỉ sướng… miệng người nói”, – Thầy Đậu Đình Sanh, một giáo viên bậc THPT.

(Theo Khóc, cười tràn ngập lễ chào cờ: Đâu là mặt trái? Tác giả Hoài Nam – Dantri.com.vn, ngày 24- 01- 2018)

Câu 1.  Lời nhắn gửi của thầy giáo trong đoạn trích(1) là gì?(0, 5 điểm)

Câu 2. Theo tác giả đoạn trích (1), vì sao Hàng trăm học sinh trường THCS Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội đã khóc nức nở.( 0,5 điểm)

Câu 3. Anh/Chị hiểu như thế nào về ý kiến: Ở trường mình, học sinh cũng từng khóc đầm đìa vì bài nói chuyện của một diễn giả. Tốt hay xấu tôi không đánh giá nhưng sau buổi chuyên đề “người nói, kẻ khóc” ấy thì học trò vẫn vậy.( 1,0 điểm)

 Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan niệm: Giáo dục phải là quá trình và khi nói sâu vào nỗi đau, đưa cái tổn thương của ai đó để làm giáo dục thì chắc là không ổn. Vì sao?( 1,0 điểm)

Phần II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về một vấn đề được nhắn gửi trong đoạn trích (1) của phần Đọc hiểu: Cớ gì mình làm sai mình không xin lỗi.

Câu 2 (5,0 điểm)

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng ông lái đò trong tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân.

———-Hết———


ĐÁP ÁN:

PHẦN CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
ĐỌC HIỂU
 

 

 

 

 

 

Phần I

Câu 1 Lời nhắn gửi của thầy giáo trong đoạn trích(1): Khi làm sai phải biết nói lời xin lỗi 0,5
Câu 2 Theo tác giả đoạn trích (1), Hàng trăm học sinh trường THCS Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội đã khóc nức nở.Vì:

+ nghe thầy giáo giảng bài đạo đức về công ơn cha mẹ, cách ứng xử với thầy cô giáo.

+ Nội dung lời giảng của thầy động chạm đến trái tim và lỗi lầm của mỗi người.

 

 

0,25

0,25

 

Câu 3

Cách hiểu về ý kiến: Ở trường mình, học sinh cũng từng khóc đầm đìa vì bài nói chuyện của một diễn giả. Tốt hay xấu tôi không đánh giá nhưng sau buổi chuyên đề “người nói, kẻ khóc” ấy thì học trò vẫn vậy.

+ Những buổi nói chuyện chuyên đề thường tạo ra hiệu ứng tức thời cho học sinh.

+ Nhưng về lâu dài thì không có gì thay đổi.

 

 

0,5

 

0,5

 

 

Câu 4

– Học sinh tự do trình bày suy nghĩ cá nhân, đồng tình hoặc không đồng tình.

– Lí giải thuyết phục, sâu sắc.

0,25

 

0,75

LÀM VĂN
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phần II

 

 

Câu 1

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về một vấn đề  được nhắn gửi trong đoạn trích của phần đọc hiểu: Cớ gì mình làm sai mình không xin lỗi.  

2.0

a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn nghị luận

Thí sinh có thể trình bày đọan văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp,móc xích hoặc song hành.

 

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.

Hành động xin lỗi khi làm sai của mỗi người.

0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triên khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của hành động xin lỗi khi làm sai của mỗi người. Có thể theo hướng sau:
– Xin lỗi: là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình. Xin lỗi còn là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ. Điều nhắn gửi ở đây là làm sai thì phải biết xin lỗi.-  Biết cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa của con người. Đó cũng là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội.- Lời xin lỗi thể hiện trách nhiệm của con người với cuộc sống. Đó là một nét đẹp trong phong cách ứng xử, thể hiện một nhân cách tốt đẹp, cao thượng.- Biết nói lời xin lỗi là tự nhắc nhở mình trước những sai phạm. Đồng thời hứa với người khác hành động này không còn tái diễn nữa.- Lời xin lỗi có thể giải quyết xung đột, chữa lành tổn thương, thúc đẩy sự tha thứ, lòng vị tha và cải thiện mối quan hệ trong cả đời sống cá nhân, cộng đồng.
 

 

 

 

 

 

1.0

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo
Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận.
0,25
Câu 2 Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp hình tượng ông lái đò trong tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” của nhà văn Nguyễn Tuân. 5, 0
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần: MB, TB, KB. MB nêu được vấn đề, TB triển khai được vấn đề, KB kết luận được vấn đề. 0,5
2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: vẻ đẹp hình tượng ông lái đò 0,5
3.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, cảm nhận sâu sắc, vận dụng tốt các TTLL.

a. Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, nhân vật ông  lái đò.

b. Vẻ đẹp hình tượng người lái đò Sông Đà:

*. Người lao động bình thường:

+ Gắn bó với nghề sông nước.

+ Xóa mờ những nét riêng.

+ Sau khi vượt thác không bận tâm, tư thế làm chủ, bình dị, khiêm nhường.

* Người nghệ sĩ tài hoa:

– Có tính cách phóng khoáng, thích đối mặt với khó khăn, thử thách.

– Nắm chắc binh pháp của thần sông, thần đá như người nghệ sĩ điêu luyện, cao cường.

– Cuộc chiến băng ghềnh, vượt thác không cân sức, tỉnh táo chỉ huy 6 mái chèo vượt qua 3 vòng vây thạch trận:

+ Vòng thứ nhất – thắng lợi của sự can trường, lòng quả cảm, bình tĩnh, hiên ngang của một chiến binh.

+ Vòng thứ hai – thắng lợi của một dũng tướng, kỵ sĩ với kinh nghiệm, trí tuệ điêu luyện.

+ Vòng thứ ba – thắng lợi của một tay lái ra hoa, tài trí, phi thường.

-> Vẻ  đẹp của người lao động bình thường và nghệ sĩ tài hoa. Tiêu biểu cho vẻ đẹp của người lao động Tây Bắc, con người Việt Nam.

* Nghệ thuật: Khắc họa nhân vật độc đáo; so sánh, nhân hóa, liên tưởng sắc sảo; vận dụng kiến thức liên ngành; ngôn ngữ phong phú, sáng tạo, kể – tả nhuần nhuyễn.

3,5

 

0,5

3,0

3.Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 0,25
4.Có cách diễn đạt sáng tạo, nhận thức sâu sắc về vấn đề nghị luận 0,25
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10,00

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.