Soạn bài: Đề văn biểu cảm và cách làm văn biểu cảm – SGK Ngữ văn 7

de-van-bieu-cam-va-cach-lam-van-bieu-cam-ngu-van-7-11705-2

ĐỀ VĂN BIỂU CẢM VÀ CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM

I. BÀI HỌC:

1. Đề văn biểu cảm:

* Tìm hiểu ví dụ Sgk/87, 88.

Đọc các đề văn Sgk/87, 88.

Đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu đạt trong các đề văn trên là gì?

– Đối tượng biểu cảm:

+ Dòng sông quê hương;

+ Đêm trăng trung thu;

+ Nụ cười của mẹ;

+ Những kỉ niệm tuổi thơ;

+ Loài cây em yêu thích.

-Tình cảm cần biểu đạt:

+ Tình yêu dòng sông, những kỉ niệm về dòng sông.

+ Sự yêu thích về đêm trung thu, lòng biết ơn đối với sự quan tâm của người lớn.

+ Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ: hiền lành, thân yêu, độ lượng, ấm áp.

+ Những vui buồn, suy nghĩ về những kỉ niệm đó.

+ Sự yêu thích, tình cảm, ý nghĩ về loài cây đó.

* Ghi nhớ (ý1) Sgk/88.

2. Các bước làm bài văn biểu cảm:

Đọc đề văn (c) Sgk: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ”.

Đối tượng biểu cảm và tình cảm cần biểu đạt trong đề văn trên?

– Đối tượng biểu cảm: Nụ cười của mẹ.

– Tình cảm cần biểu đạt: Những cảm xúc và suy nghĩ của em về nụ cười của mẹ.

Đề văn yêu cầu phát biểu cảm nghĩ về điều gì?

– Phát biểu cảm xúc và suy nghĩ về nụ cười của mẹ.

Từ thuở ấu thơ, có ai không nhìn thấy nụ cười của mẹ?

Có phải lúc nào mẹ cũng nở nụ cười không?

Vậy khi nào mẹ nở nụ cười? 

– Đó là nụ cười yêu thương, nụ cười khích lệ, nụ cười an ủi.

– Cụ thể: Cười khi em từng bước tiến bộ; khi em biết đi, biết nói.

– Mẹ cười khi em lần đầu đi học, mỗi khi em lên lớp, em đạt điểm tốt.

Mỗi khi vắng nụ cười của mẹ em cảm thấy như thế nào?

Làm sao để luôn luôn nhìn thấy nụ cười của mẹ?

–  Vâng lời thầy cô, cha mẹ, ông bà; luôn tiến bộ trong học tập, lễ phép, chăm chỉ, siêng năng, …

Em hãy lập dàn ý cho đề văn trên?

Dựa vào dàn bài trên, tập viết Mở bài, Kết bài để bày tỏ lòng yêu thương, kính trọng đối với mẹ? (ENB).

* Gợi ý:

Mở bài: Giới thiệu được nụ cười của mẹ.

Kết bài: Nụ cười của mẹ có ý nghĩa như thế nào?

Lòng yêu thương kính trọng mẹ của em.

Mở bài: Từ thuở ấu thơ đến nay, không ai mà khg thấy nụ cười của mẹ. Đó là nụ cười ấm lòng, nụ cười yêu thương, khích lệ đối với con. Những nụ cười của mẹ đã mãi theo em trong suốt cuộc đời.

Kết bài: Trong cuộc đời này nụ cười của mẹ luôn làm cho em cảm động, luôn làm cho em nhận ra mình rõ hơn mỗi lúc làm việc gì tốt hay xấu. Em rất yêu mẹ và cả nụ cười của mẹ. Có nụ cười của mẹ em cảm thấy một tình yêu thương vô hạn cứ dềnh lên như biển Thái bình dạt dào.

Sau khi viết xong em phải làm gì?

– Đọc và sửa lỗi sai.

Em hãy nêu các bước làm bài văn biểu cảm?

– Gồm 4 bước

Ghi nhớ (ý 2,3,4) Sgk/88.

 * Đề văn: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.

 – Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý.

– Bước 2: Lập dàn ý: (Bảng phụ).

Mở bài: Nêu cảm nghĩ về nụ cười của mẹ, nụ cười ấm lòng, nụ cười khích lệ.

Thân bài: Nêu các biểu hiện sắc thái về nụ cười của mẹ:

– Nụ cười vui, thương yêu.

– Nụ cười khích lệ, an ủi.

– Những khi vắng nụ cười của mẹ

Kết bài: Lòng yêu thương, kính trọng mẹ và ý nghĩa nụ cười của mẹ.

– Bước 3: Viết bài.

– Bước 4: Đọc và sửa lại bài.

* Học ghi nhớ (ý2,3,4) Sgk/88.

II. LUYỆN TẬP

Bài văn thể hiện tình cảm tha thiết của tác giả đối với quê hương An Giang.

– Nhan đề: Quê mẹ đẹp và anh hùng.

– Đề văn: Cảm nghĩ về quê hương.

Dàn ý:

Mở bài: Chốn quê hương là đẹp hơn câu chữ.

Thân bài: Địa lí, thiên nhiên đẹp.

– Tình yêu quê hương từ tuổi thơ.

– Yêu truyền thống đấu tranh anh hùng.

Kết bài: Khi khôn lớn, quay về nhìn rõ quê hương hơn, thấy quê hương đẹp hơn lúc ra đi.

Phương thức biểu cảm: Vừa biểu cảm trực tiếp nỗi lòng mình vừa biểu cảm gián tiếp khi miêu tả thiên nhiên đẹp và con người anh hùng của quê hương.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.