Đọc hiểu chủ đề: Kính trọng người thầy

doc-hieu-chu-de-ton-su-trong-dao

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ liền kính cẩn thưa:

– Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là ….

Người thầy giáo già hoảng hốt:

– Thưa ngài, ngài là ….

– Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào ….

(Theo sách giáo khoa Ngữ Văn 9, tập 1, trang 40)

Câu 1. Xác định một quan hệ từ được sử dụng trong văn bản và cho biết vai trò của quan hê từ đó.
Câu 2. Theo văn bản, vì sao vị tướng lại kính cẩn chào người thầy dù địa vị của mình là cao hơn hẳn?
Câu 3: Từ ý nghĩa của câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân? (Hãy trình bày từ 2 đến 3 câu)

8 bình luận

  1. Câu 1 : quan hệ từ là của. Biểu thị quan hệ sỡ hữu

    Câu 2 : là do vị tướng thể hiện tôn sư trọng đạo với người thầy đã dạy dỗ mình, không quên công ơn của thầy

    Câu 3 : Từ ý nghĩa của câu chuyện trên, em rút ra được bài học đề cao truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta,biết ơn người thầy đã dạy dỗ mình nên người.Luôn ghi nhớ công ơn và sự tận tụy của người thầy.Đồng thời phải biết kính trọng người thầy của mình vì không có người thầy sẽ không có chúng ta với thành tựu như hôm nay.Do đó phải luôn tri ân và kính trọng thầy cô

  2. 1. Quan hệ từ: “của”. Vai trò: sở hữu giữa trường học cũ và mình.

    2. Vì nhờ có người thầy dạy dỗ thì chàng thư sinh mới thành công và đỗ đạt thành tướng. Nhờ có người thầy, người cô dạy bảo, dạy dỗ chúng ta thì ta mới có thể nên người và thành tài. Thầy cô chính là người lái đò giúp ta băng qua con đường tri thức, mặc dù khó khăn gian nan nhưng thầy cô không hề quản ngại khó khăn. Vì vậy, ta phải trân trọng, yêu quý, lễ phép với những người lái đò đã giúp ta thành công trong con đường tìm lấy tri thức.

  3. Câu 1 :
    – Quan hệ từ : Với
    – Tác dụng : Hướng đến đối tượng là “người thầy”.

    Câu 2 :
    – Vì người thầy đó đã dạy dỗ cho vị tướng vì thế mà vị tướng mới được thành công như bây giờ, nên vì thế mà vị tướng đó rất tôn trọng thầy của mình.

    Câu 3 :
    – Qua câu chuyện trên, em rút ra được bài học là : Chúng ta phải biết kính trọng các thầy, cô đã từng dạy dỗ cho mình. Nhờ có sự giáo dục của thầy cô nên chúng ta mới có đạo đức và kiến thức để trở thành một con người thành công trong cuộc sống.

  4. 1. Quan hệ từ: của
    Vai trò: Quan hệ sở hữu

    2. Vì tuy ngài là một vị tướng nhưng đối với thầy lúc nào ngài cũng là một cậu học trò nhỏ của thầy.

    3.
    Những người thầy giỏi là những người luôn nhận sự tôn trọng và kinh nể của mọi người. Bởi họ cũng là người luôn tôn trọng những người khác và đối xử công bằng với những học sinh của mình.

  5. Câu 1 :
    Quan hệ từ được sử dụng trong văn vản trên là : Của
    Vai trò của quan hệ từ đó là : Chỉ tính sở hữu

    Câu 2 :
    Theo văn bản, vị tướng lại kính cẩn chào người thầy dù địa vị của mình cao hơn hẳn vì Người thầy chính là người đã dạy, đã chỉ bảo như người cha thứ hai của mình nên người và có được ngày hôm, vị tướng rất biết ơn người thầy ấy.

    Câu 3 :
    Từ ý nghĩa của câu chuyện trên, em rút ra được bài học cho mình là :
    Hãy nên biết ơn những người đã luôn hi sinh, luôn sẵn sàng chỉ bảo, lo lắng, quan tâm và chia sẻ khi ta luôn cần. Hãy suy nghĩ xem, nếu không có họ thì mình sẽ như thế nào, có lẽ sẽ không thành công như bây giờ. Rất đúng, bởi vì có họ, chúng ta mới có thể vững vàng mà bước tiếp trên con đường ta đã chọn không khó khăn, không bỏ cuộc và đạt được những gì mình đã từng ước.

  6. 1. Quan hệ từ là :của
    Tác dụng : nối vế “trường học cũ” và “mình”

    2.Theo văn bản, vị tướng lại kính cẩn chào người thầy dù địa vị của mình là cao hơn hẳn vì ông ấy là 1 người kính trọng người thầy, luôn cho rằng mình có được ngày hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy.

    3.Từ ý nghĩa của câu chuyện trên, em rút ra được bài học luôn luôn phải kính trọng người thầy, người cô đã từng dạy mình. Thầy cô là những người đáng trân trọng, đáng kính. Nhờ có công lao giáo dục của những cô, thầy chúng ta mới có kiến thức để áp dụng vào kinh tế, vào xã hội.

  7. 1.Quan hệ từ : của
    -Vai trò : biểu thị mối quan hệ sở hữu .

    2.Bởi vì người tướng có được được chức vị như ngày hôm nay là nhờ vào công dạy dỗ của người thầy .

    3.Từ đoạn văn trên giúp em rút ra được bài học về công ơn dạy dỗ của người thầy là thứ sẽ giúp chúng ta có được thành công sau này . Vì nhờ có thầy đã dạy bảo nên ta phải luôn nhớ về công ơn đó .

    • 1. Quan hệ từ: “của”
      – Vai Trò: biểu thị quan hệ sở hữu

      2. Mặc dù vai vế trong xã hội của vị tướng quân này cao hơn người thầy nhưng vị tướng quân vì kính trọng người thầy đã dạy mình nên mới kính cẩn chào .

      3. Qua câu chuyện em rút ra được bài học là : phải kính trọng, biết ơn và lễ phép với thầy cô người đã chỉ dạy biết bao điều.

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.