Độc thoại nội tâm là gì?

doc-thoai-noi-tam-la-gi

Độc thoại nội tâm là gì?

Trước hết, trong nghệ thuật tự sự, ngoài lời gián tiếp của người kể còn có lời trực tiếp của nhân vật. Theo lí thuyết phong cách học hiện đại, lời trực tiếp của nhân vật được thuật lại dưới bốn dạng thức sau:

  1. Dạng có dẫn ngữ trực tiếp: Nó giật mình rồi nói với mình: “Mình sai rồi”.
  2. Dạng có dẫn ngữ gián tiếp: Nó giật mình rồi nói với chính mình là nó đã sai rồi.
  3. Dạng gián tiếp tự do: Nó giật mình, nó thấy sai rồi.
  4. Dạng trực tiếp tự do: “Nó giật mình. Nó sai rồi”.

Dạng thứ tư là dạng tiền đề để xuất hiện độc thoại nội tâm. Bởi vì điều kiện thứ nhất để xuất hiện độc thoại nội tâm là nhân vật tự do nói lời của mình một cách trực tiếp, nguyên vẹn, thoát khỏi mọi ràng buộc của lời gián tiếp của người kể, không có chỉ dẫn, dẫn dắt. Đồng thời độc thoại nội tâm cũng cần đặt trong ngữ cảnh của lời nói gián tiếp, nếu không thì nó khác chi lời trần thuật theo ngôi thứ nhất?

Độc thoại là lời nói một mình, trước và sau không có lời nào của ai khác nhưng người thứ ba đó đang nghe, nghe mà không trả lời như trong kịch và trong phim. Còn độc thoại nội tâm là lời độc thoại dùng vào việc miêu tả quá trình ý nghĩ trong nội tâm, và là lời nói thầm kín, viết ra để đọc chứ không nhằm nói ra thành tiếng như trong kịch mà người đọc qua đó có thể tiếp xúc được, hiểu được tâm trạng của nhân vật độc thoại nội tâm.

Như vậy, lời trực tiếp tự do là hình thức đầu tiên của độc thoại nội tâm. Thứ hai, dùng ý thức cũng là một hình thức của độc thoại nội tâm, nhưng là độc thoại nội tâm với một sự tự do liên tưởng, không có mục tiêu đặc biệt nào; nó xuất hiện theo dũng ý thức, tâm trạng của nhân vật. Thứ ba, lời nửa trực tiếp cũng là hình thức của độc thoại nội tâm. Đó là bao gồm lời nói không chỉ phát ra lời của nhân vật, lời nửa trực tiếp, nơi mà tác giả nhân danh mình, nhưng lại nắm bắt từ ngữ và ngữ điệu của nhân vật, và lời độc thoại nội tâm, trong đó tiếng nói của nhân vật dường như được tách ra làm hai tiếng nói tranh cãi nhau; và hàng loạt lời suy luận chặt chẽ, hoặc lời mang những ý nghĩ mù mờ hỗn loạn.

Tất cả những hình thức đó giúp cho nhà tiểu thuyết tái hiện một cách chân thực, không giản đơn sơ lược toàn bộ thế giới tâm hồn, trí tuệ của nhân vật ngày càng trở nên phức tạp và thường là mâu thuẫn. Như vậy, lời nửa trực tiếp có thể hiểu là lời của người kể chuyện mà cũng có thể hiểu là lời của nhân vật. Nói cách khác nó có hai tính chất: tính trực tiếp về nội dung, nó chứa thực ý và kiểu giọng của nhân vật; và được tác giả phát ngôn, viết như văn gián tiếp. Với cách hiểu như thế, thiết nghĩ có thể nói rằng, lời nửa trực tiếp có hình thức truyền đạt là gián tiếp, không có lời chỉ dẫn, dẫn ngữ, không đặt sau hai chấm và trong ngoặc kép như một dẫn ngữ; hình thức lời thuật nhưng nội dung và ngữ điệu hoàn toàn là của nhân vật. Nói cách khác, chủ thể của lời nói là người kể, mà chủ thể ý thức của lời nói là nhân vật.

Tóm lại, ba tiền đề để xuất hiện độc thoại nội tâm là lời nói trực tiếp tự do, dùng ý thức và lời nửa trực tiếp của nhân vật.

Qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm, hãy phân tích nỗi thương nhớ của Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Phân tích sự vận động tư tưởng của Hồn Trương Ba trong đoạn trích "Hồn Trương Ba, da hàng thịt" của Lưu Quang Vũ. - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.