Soạn bài: “Đánh nhau với cối xay gió” (trích Đôn ki-hô-tê của Xecvantec)

don-ki-ho-te-xec-van-tec

Soạn bài: “Đánh nhau với cối xay gió” (trích tiểu thuyết “Đôn ki-hô-tê” của Xecvantec).

I. Tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả Xec-van-tec

Xec-van-tec là tiểu thuyết gia, nhà thơ và nhà soạn kịch người Tây Ban Nha. Xec-van-tec là nhà tiểu thuyết hiện đại đầu tiên ở châu Âu. tác phẩm trứ danh Đôn-ki-hô-tê được xem là tiểu thuyết lớn nhất mọi thời đại, mở đầu cho dòng tiểu thuyết phiêu lưu ở chau Âu.

2. Đoạn trích.

– Vị trí đoạn trích: Đoạn trích thuộc chương 8 với tiêu đề “Cuộc gặp gỡ rùng rợn quá sức tưởng tượng giữa hiệp sĩ dũng cảm Đôn Ki… với những chiếc cối xay gió và những việc khác đáng ghi nhớ”

– Bố cục: Gồm 3 phần

+ Phần 1: “Từ đầu … cân sức”: Đôn Ki và Xan Chô trước trận đấu.

+ Phần 2: “Tiếp theo … văng ra xa”: Hiệp sĩ Đôn Ki… liều mình tấn công những chiếc cối xay gió và bị thất bại thảm hại.

+ Phần 3: “Phần còn lại”: Hai thầy trò tiếp tục lên đường.

– Liệt kê năm sự việc chủ yếu, qua đó tính cách của lão hiệp sĩ và bác giám mã được bộc lộ?

– Sự việc 1: Hai thầy trò nhìn thấy những chiếc cối xay gió.

– Sự việc 2: Nhận định về cối xay gió.

– Sự việc 3: Đôn Ki… đánh nhau với cối xay gió.

– Sự việc 4: Quan niệm về sự đau đớn.

– Sự việc 5: Quan miện về chuyện ăn, ngủ.

II. Đọc hiểu văn bản.

1. Nhân vật hiệp sĩ Đôn Ki-hô-tê.

– Chỉ ra những nét tương phản về nguồn gốc xuất thân, hình dáng bên ngoài, suy nghĩ và hành động của hai nhân vật Đôn-ki-hô-tê  và Xan-trô-pan-xa…?

 Đôn-ki-hô-tê: Thuộc dòng dõi quý tộc, gầy gò, cao lênh khênh, đi trên một con ngựa còm.

Xan-trô-pan-xa:  Xuất thân từ nông dân, béo, lùn, cưỡi trên lưng con lừa thấp lè tè.

– Khi nhìn thấy những chiếc cối xay gió, Đôn-ki-hô-tê đã nói với giám mã Xan-chô như thế nào?

+ Là những tên khổng lồ và chúng ta có nhiệm vụ tiêu diệt chúng.

– Nhận xét về những suy nghĩ và hành động đó?

+ Hành động không bình thường, đầu óc mê muội, bị nhiễm sách kiếm hiệp nặng.

– Cuộc chiến giữa Đôn Ki… với những chiếc cối xay gió diễn ra như thế nào? Kết quả ra sao?

+ Cuộc chiến diễn ra quyết liệt, cuối cùng Đôn Ki… thất bại thảm hại.

– Sau khi bị thất bại thảm hại, Đôn Ki… đã tỉnh ngộ chưa? Ông ta có suy nghĩ gì về sự về thất bại này?

+ Không tỉnh ngộ, lại giải thích mê muội và điên rồ -> Lão tin vào tài năng và kiếm thuật của mình sẽ có lúc chiến thắng pháp thuật xấu xa của lão pháp sư.

– Đôn Ki-hô-tê có quan niệm như thế nào về sự đau đớn?

+ Cố chịu đau đớn, không hề rên la và cho rằng trong chiến đấu tất có thắng thua đó là lẽ thường tình.

– Trong đêm không ngủ, dưới vòm cây, Đôn đã nghĩ gì? Vì sao?

+ Bắt chước truyện, thức suốt đêm nhớ tình nương.

– Qua đó, em thấy ở nhân vật này có điểm nào là đáng buồn cười? Ở nhân vật, điểm nào là tốt đẹp, cao quý? Nhận xét của em về nhân vật này?

+ Điểm tốt: Dũng cảm, dám ra tay diệt lũ tà gian.

+ Điểm xấu: Đầu óc mê muội, làm theo các hiệp sĩ giang hồ ở sách.

→ Đôn Ki… có nhiều điểm đáng khen nhưng do đọc quá nhiều loại truyện xấu nên trở thành nhân vật nực cười đáng thương hơn đáng trách.

  • Liên hệ giáo dục:

Làm theo những điều tốt đẹp. Hiện nay sách báo, truyện bạo lực, game, ….nên chọn đọc và tránh sống trong thế giới ảo đó.

2. Giám mã Xan-chô Pan-xa.

Dưới ngòi bút độc đáo của tác giả, hình ảnh Xan-chô Pan-xa được xây dựng tương phản như thế nào với nhân vật ĐônKi-hô-tê?

– Có nguồn gốc từ nông dân.

– Dáng người béo lùn, cưỡi trên một con lừa thấp lè tè.

– Tính cách nhút nhát. Thực tế đến thành thực dụng; Xan-chô ăn khoẻ, thích ăn, ngủ, khi đau rên ,…Có đầu óc tỉnh táo, khôn ngoan, thích danh vọng hão huyền.

– Ở nhân vật Xan-chô Pan-xa có những điểm nào là tốt và những điểm nào chưa tốt?

+ Điểm tốt: Đầu óc tỉnh táo, khôn ngoan, cố ngăn không cho Đôn Ki làm chuyện điên rồ.

+ Điểm chưa tốt: Nhút nhát, sợ hãi, chỉ lo cho cá nhân mình.

→ Nhân vật cũng có nhiều điểm đáng khen, đáng chê nhưng trước Đôn Ki…, Xan chô… trở nên tầm thường.

– Theo em, việc xây dựng hai nhân vật vừa song song, vừa tương phản như trên có tác dụng gì?

– Làm nổi bật 2 nhân vật Đôn-ki-hô-te và Xan-tro-pan-xa

– Hai nhân vật góp phần bổ sung cho nhau lại có những điểm chung thống nhất, gắn bó cùng nhau trong hết bộ truyện dài nói chung, trong cảnh “Đánh nhau … xay gió”nói riêng đã tạo nên sự hấp dẫn, sự độc đáo có một không hai trong văn học Tây Ban Nha..

3. Nghệ thuật biểu hiện:

– Nghệ thuật kể chuyện tô đậm sự tương phản giữa hai hình tượng nhân vật.

– Có giọng điệu phê phán, hài hước.

Phân tích đoạn trích Đánh nhau với cối xay gió (Don Ki-ho-te của Xec-van-tec)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.