Cảm nhận dòng cảm xúc trong trẻo, thiết tha của nhân vật tôi trong truyện ngắn “Tôi đi học” (Thanh Tịnh)

dong-chay-cam-xuc-trong-treo-thiet-tha-toi-di-hoc

Cảm nhận dòng cảm xúc trong trẻo, thiết tha của nhân vật tôi trong truyện ngắn “Tôi đi học” (Thanh Tịnh)

  • Mở bài:

Thanh Tịnh là nhà văn tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thế kỷ XX. Truyện kí Tôi đi học là tác phẩm xuất sắc của ông. Lấy cảm hứng từ không khí ngày tựu trường đầu năm, tác giả quay ngược thời gian trở về bao năm về trước, ngày đầu tiên đi học, tác phẩm kể lại dòng chảy râm trạng của nhân vật tôi trong ngày trọng đại ấy. Mỗi dòng chữ đều toát lên vẻ đằm thắm, tình cảm êm dịu,  nhẹ nhàng mà thấm sâu, mang dư vị man mác buồn thương vừa ngọt ngào, quyến luyến vừa trong trẻo, thiết tha.

  • Thân  bài:

Truyện ngắn “Tôi đi học” là một dòng kí ức với đầy ắp những kỷ niệm đẹp. Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới bóng mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng “tôi” lại náo nức, xốn xang.

Trên con đường quen thuộc, lần đầu tiên nhân vật tôi cùng mẹ đến trường, nhìn ngôi trường và các bạn sao mà lạ lẫm, thú vị và khó quên đến thế. Con đường, cảnh vật vốn rất quen thuộc nhưng lần này tự nhiên thấy lạ, tự cảm thấy có sự thay đổi lớn trong lòng mình. Cậu cảm thấy trang trọng, đứng đắn với bộ quần áo mới và mấy quyển vở trên tay.

Khi đứng trước ngôi trường, cậu ấy thấy vừa than quen vừa cũng rất xa lạ.Quen vì đó là ngôi trường ở trong làng, hằng ngày cậu ấy và bọn trẻ vẫn thường tới chơi, thậm chí là còn trông vào lớp học. Lạ vì hôm nay, cậu ấy sẽ là học sinh mới của trường, sẽ phải có trách nhiệm quan tâm đến mọi thứ ở đây. Từ những suy nghĩ ấy, cậu thấy ngôi trường vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm khác thường, cảm thấy mình thật bé nhỏ, lo sợ vẩn vơ… Rõ ràng, từ một ngôi trường bình thường, giờ đây nó đã trở thành một phần thiêng liêng đối với cậu.

Dòng chảy tâm trạng cứ tiếp diễn theo trình tự sự việc xảy ra ở trường. Đến lúc này, thầy giáo bắt đầu gọi tên từng học sinh vào lớp. Cậu hồi hộp chờ nghe tên mình. Và khi nghe gọi đến tên, cậu tự nhiên giật mình và lúng túng, không biết xử sự làm sao cho đúng. Có lẽ, đây cũng là lần đầu tiên, tên của nhân vật tôi được gọi to và rõ đến thế.

Rồi cậu cảm thấy sợ khi sắp phải rời xa bàn tay của mẹ. Cảm thấy mình bước vào một thế giới khác và cách xa mẹ hơn bao giờ hết. Đó là cảm giác thường thấy của những cô cậu học trò trong ngày đầu tiên đi học. Vẫn biết là mẹ đang đứng ở ngoài kia dõi theo mình nhưng lòng vẫn thấy trống trải vô cùng.

Khi đã ngồi vào chỗ của mình và chờ đón giờ học đầu tiên, nhìn ngắm mọi vật ở trong phòng, nhân vật tôi cảm thấy vừa xa lạ vừa gần gũi với mọi vật, với người bạn ngồi bên cạnh. Phút chốc, cậu lạm nhận tất cả là của mình. Đó không phải là sự lạm nhận vu vơ mà chính là ý thức trách nhiệm của cậu học trò mới đối với lớp học và bạn bè. Khi giờ học bắt đầu, cậu vừa ngỡ ngàng, vừa tự tin bước vào giờ học đầu tiên với bao cảm xúc xốn xang trong lòng.

Dòng cảm xúc thiết tha còn được thể hiện qua ấn tượng của nhân vật “tôi” về những tình cảm trìu mến, nâng niu của  người thầy đối với lớp học trò mới ở ngôi trường  ấy.

Dòng cảm xúc, thiết tha trong trẻo của “tôi” đã trở nên cụ thể, rõ ràng hơn qua các hình ảnh so sánh giản dị, dễ thương: “Tôi quên thế nào được…”; “ý nghĩ ấy thoáng qua….”; “Họ như con chim…”,….

  • Kết bài:

Toàn bộ truyện ngắn “Tôi đi học” toát lên chất trữ tình thiết tha, êm dịu. Chất trữ tình ấy được thể hiện qua một sự thống nhất về trình tự thời gian, không gian cũng như các tình tiết sự việc cụ thể. Đó cũng chính là những cảm xúc gần gũi thân thương với tất cả mọi người mỗi khi nhớ về những kỷ niệm về buổi đầu đi học.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Tôi đi học (Thanh Tịnh) (Bài 1, Ngữ văn 8, tập 1, Cánh Diều) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.