Đóng vai nhân vật Phan Lang kể lại “Chuyện người con gái Nam Xương”

dong-vai-phan-lang-ke-lai-chuyen-guoi-con-gai-nam-xuong

Đóng vai nhân vật Phan Lang kể lại “Chuyện người con gái Nam Xương”

Tôi là Phan Lang, người cùng làng với Vũ Nương. Khi trước, tôi làm đầu mục ở bến đò Hoàng Giang. Một đêm nọ, tôi chiêm bao thấy một người con gái áo xanh cầu xin sự tha mạng của tôi. Trùng hợp thay thì sáng hôm sau, thấy có người phường chài đem vào biếu một con rùa mai xanh, đột nhiên nhớ đến giấc mộng tối hôm qua nên tôi đã đem thả con rùa ấy.

Cuối thời Khai Đại nhà Hồ, quân Minh mượn tiếng đưa Trần Thiêm Bình về nước, phạm vào cửa ải Chi Lăng, nhân dân trong nước vì có quá nhiều người sợ hãi nên đã chạy ra ngoài bể tôi cũng vậy, nhưng không may vì bị đắm thuyền nên tất cả đều đuối. Thân tôi trôi dạc vào một cái động rùa ở hải đảo, có một người đàn bà trông thấy tôi liền nói rằng: “- Đây là vị ân nhân cứu sống ta hồi xưa”. Cô ấy liền lấy khăn dấu lau cho tôi, thuốc thần cho tôi uống, một lúc sau tôi liền tỉnh lại ngay. Biết mình còn sống, tôi vô cùng mừng rỡ.

Trông thấy cung gấm đài dao, nguy nga lộng lẫy, tôi không biết là mình đã lạc vào trong thủy tinh cung. Cô ấy bấy giờ mặc tấm áo cẩm vân dát ngọc, đi đôi giày mầu ráng nạm vàng cười bảo tôi rằng: “- Tôi là Linh Phi trong Quy động, phu nhân của Nam Hải Long Vương. Nhớ hồi còn nhỏ đi chơi ở bến sông, bị người phường chài bắt được, ngẫu nhiên báo mộng, quả được nhờ ơn. Gặp gỡ ngày nay, há chẳng phải lòng trời có ý cho tôi một dịp đền ơn báo nghĩa”.

Thì ra đó là Linh Phi. Tôi chợt nhớ lại khi xưa đã từng thả một con rùa xanh. Quả thực, chuyện ma quỷ thần linh xưa nay tôi cũng chẳng tin nhưng giờ đây tôi không thể không tin cho được. Khi tôi khỏe lại, Linh Phi cho người bày yến ở gác Triệu Dương để thết đãi. Dự tiệc còn có vô số những nữ nhân, ai nấy đều xinh đẹp lạ thường. Trong số đó, có một nữ nhân, mặt chỉ hơi điểm qua một chút son phấn trông rất giống Vũ Nương. Tôi thấy ngờ ngợ trong lòng nhưng không dám nhận. Tiệc xong, người ấy tiến lại gần và bảo với tôi rằng: “- Tôi với ông vốn người cùng làng, cách mặt chưa bao, đã coi nhau như khách qua đường xa lạ rồi ư?” Bấy giờ tôi mới nhận đích người ấy là Vũ Nương.

Gạn hỏi duyên do, nàng bày tỏ sự tình. Thì ra, nàng bị chồng nghi oan là thất tiết nên đã tìm đến cái chết để minh chứng cho tấm lòng trong sạch của mình. Lại nói về Trương Sinh, gã ấy tôi cũng không lạ gì. Trương Sinh vốn con nhà hào phú nhưng thất học. Tính tình gã tuy không phải là người hư hỏng nhưng lại rất hồ đồ, hay nghi ngờ người khác và ỷ lại thân thế của mình. 

Vũ Nương tỏ bày tâm sự nhớ nhà, muốn trở về nhưng danh phận đã bị sỉ nhục, gia đình đau còn ấm êm nữa nên đành chôn vùi thanh xuân nơi cung nước. Nàng còn gửi lời nhờ tôi nói với trương Sinh lập đàn giải oan để cho nàng dưới cung nước được thanh thản và người đời cũng biết rõ tấm lòng son trinh của nàng. Nàng còn gửi tôi cây trâm son vàng làm của tin. Tôi đón nhận và khuyên nàng yên tâm, nhất định tôi sẽ làm theo.

Sau đó máy hôm, Linh Phi cho rùa vàng rẽ nước đưa tôi về tràn gian. Về đến nhà, tôi đem chuyện kể lại với nhà Trương. Ban đầu Trương còn không tin, cho rằng tôi bịa chuyện hoang đường. Nhưng sau nhận được chiếc hoa vàng, mới kinh sợ nói: – Đây quả là vật dùng của vợ tôi xưa thật. Lúc đó hắn mới tin.

Trương Sinh liền theo lời dặn, lập một đàn tràng giải oan cho Vũ Nương ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Một buổi chiều sương khói mờ mịt, người ta thấy Vũ nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau lại có đến hơn năm mươi chiếc xe nữa, cờ tàn tán lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện. Trương Sinh vội gọi, nàng vẫn ở giữa dòng nói lời lời từ biệt thiết tha rồi từ từ biến mất. 

1 bình luận

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Tưởng tượng là một người hàng xóm kể lại tấn bi kịch cuộc đời của nhân vật Vũ Nương - Theki.vn
  2. Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.