Giải thích ý nghĩa câu ca dao: Ai ơi giữ chí cho bền…

giai-thich-ai-oi-giu-chi-cho-ben-du-ai-thay-huong-doi-nen-mac-ai-15551-2

Giải thích ý nghĩa câu ca dao: “Ai ơi giữ chí cho bền. Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”

  • Mở bài:

Trong mọi công việc của một cá nhân, tác động từ phía khách quan không phải là nhỏ mà có khi nó làm đảo ngược ý định ban đầu, đẩy con người vào tình thế lúng túng, bị động và kết quả là hỏng việc. Để rèn luyện bản lĩnh, nhân dân lao động thuở xưa đã khuyên nhau:

Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

  • Thân bài:

Nghĩa đen: Nói về chuyện làm nhà, chủ nhà đã định thế nào thì cứ làm như thế, không nên dao động bởi sự can thiệp của người khác.

Nghĩa bóng: Trong cuộc sống, ta phải giữ vững chủ ý. Tức là có ý chí, lập trường và quyết tâm hoàn thành công việc sau khi đã xác định mục đích đúng đắn. Không nên dao động trước dư luận vì điều đó sẽ ảnh hưởng không tốt đối với quá trình thực hiện công việc.

Ý nghĩa câu ca dao trên là hoàn toàn đúng đắn. Trước khi bắt tay vào làm một việc gì đó, ngựời ta thường đặt ra mục đích và mong muốn đạt được mục đích. Trong quá trình thực hiện công việc, tiến tới mục tiêu cuối cùng, có thể có nhiều thay đổi nhưng phải suy đoán cẩn trọng, giữ vững ý định, hướng đến kết quả cao nhất.

Trong khi làm việc, khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy muôn đạt được mục đích thì phải có ý chí và quyết tâm cao. Giữ vững ý chí và quyết tâm là điều kiện cơ bản dể quyết định thắng lợi của công việc, là đức tính cần thiết hàng đầu của người lao động. Không có ý chí, không có lập trường vững vàng, dễ dao động không những khiến kế hoạch bị thay đổi so với dự định ban đầu mà con đường tiến đến thành công trở nên khó khăn hơn nhiều. Thậm chí nó có thể làm thay đổi hoàn toàn mục tiêu.

Như câu chuyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường đã cho ta một bài học sâu sắc rằng nếu không có lập trường, không tin tưởng bản thân thì nhất định sẽ thất bại. Chuyện kể rằng có một người nông mang một khúc gỗ ra giữa đường để đẽo cày. Lúc bao đầu, ông ta làm việc rất hăng say. Nhưng, đến tầm giữa trưa, khi cái cày sắp được làm xong, co một người đi ngang che rằng chỗ này, chỗ kia chưa được. Người nông dân vội vàng sữa chữa như lời nhận xét kia. Cứ thế, nhiều người khác đi qua lại góp ý khiến ông sữa không ngừng. Đến chiều, cái cày vẫn chưa đẽo xong. Giờ đây, người nông dân nhìn lại nó đã bị biến dạng quá nhiều đến nỗi không thể sữa chữa được nữa.

Chỉ vì không tin ở bản thân, không có lập trường vững vàng, một người nông dân có nhiều kinh nghiệm trong việc đẽo cày đã tự mình chuốc lấy thất bại đắng cay.

Ý nghĩa lời khuyên trên chỉ hoàn toàn đúng khi mục đích đúng đắn, phương pháp làm việc phù hợp với thực tế khách quan. Nếu dư luận tác động vào công việc là dư luận xấu thì nhất thiết ta không nên nghe theo, làm theo vì sẽ dẫn đến kết quả xấu. Nên tham khảo và tiếp thu có sáng tạo cái mới, cái đúng, vận dụng cho phù hợp với hoàn cảnh của mình, nhằm dạt được mục đích ban đầu dã đặt ra. Ý chí kiên định, quyết tâm cao cần đi đôi với biện pháp linh hoạt trong khi làm việc.

  • Kết bài:

Câu ca dao “Ai ơi giữ chí cho bền” là một lời khuyên đúng đắn, chân tình, rất phù hợp với con người và hoàn cảnh Việt Nam. Việc rèn luyện ý chí, quyết tâm là diều hết sức cần thiết đối với mỗi người. Ý chí lớn, quyết tâm cao kết hợp với trí tuệ sắc sảo là những yếu tô’ quan trọng dẫn đến thắng lợi trong mọi công việc và trong sự nghiệp.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Nghị luận: Ai ơi giữ chí cho bền. Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.