Nội dung:
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 10: LẮNG NGHE TRÁI TIM MÌNH (Thời gian thực hiện: …… tiết) |
Văn bản 1:
ĐỢI MẸ
(Vũ Quần Phương)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1/ Năng lực:
a. Năng lực đặc thù:
– Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ.
– Nhận biết thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc
– Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
– Hiểu được cảm xúc của bản thân và cảm xúc của người khác.
b. Bảng mô tả năng lực và phẩm chất cần hình thành cho học sinh:
STT | MỤC TIÊU | MÃ HÓA |
NĂNG LỰC ĐẶC THÙ : Đọc – nói – nghe – viết: | ||
1 | Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ. | – Đọc (mức độ 1). |
2 | Nêu được ý nghĩa của bài thơ, hiểu được cảm xúc của tác giả qua bài thơ; thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. | – Đọc (mức độ 2). |
3 | Nhận xét được những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong việc thể hiện nội dung văn bản. | – Đọc (mức độ 3). |
4 | Nhận xét được giá trị biểu cảm của bài thơ. | – Đọc (mức độ 4). |
5 | Có khả năng lựa chọn những từ ngữ cho phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản. | – Đọc (mức độ 5). |
6 | Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ “Đợi mẹ” vừa tìm hiểu. | – Nghe (mức độ 1). |
7 | Có khả năng sáng tác một bài thơ tự do với cách gieo vần linh hoạt thể hiện cảm xúc của chính mình. | – Viết. |
NĂNG LỰC CHUNG: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ | ||
8 | – Biết được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công. – Hợp tác khi trao đổi, thảo luận về vấn đề giáo viên đưa ra. | – Giao tiếp – hợp tác. |
9 | Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và chỉ ra được một số giải pháp giải quyết vấn đề (ở cấp độ phù hợp với nhận thức và năng lực cá nhân). | – Giải quyết vấn đề. |
PHẨM CHẤT CHỦ YẾU: TRÁCH NHIỆM, TRUNG THỰC, NHÂN ÁI | ||
10 | – Yêu gia đình, người thân – Có thái độ yêu mến, trân trọng nền văn học Việt Nam, trong đó có thơ tự do. – Luôn có ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị lớn lao của văn học dân tộc. | – Trách nhiệm. – Nhân ái. – Yêu nước. |
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1. Phương pháp dạy học.
– PP truyết trình giải thích ngắn gọn về thể loại thơ, kiểu bài biểu cảm về con người.
– PP hợp tác, đàm thoại gợi mở để học sinh tranh luận, chia sẻ ý kiến; tổ chức cho HS thực hành, vận dụng kiến thức kĩ năng
2. Phương tiện dạy học.
– SGK, SGV.
– Một số tranh ảnh liên qua đến bài học.
– Phiếu học tập.
– Sơ đồ, biểu bảng.
– Bảng kiểm tra đánh giá thái độ làm việc nhóm, bài trình bày của HS
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Giáo viên.
– Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo
– Định hướng HS phân tích, cắt nghĩa và khái quát bằng phương pháp đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, câu hỏi nêu vấn đề.
– Tổ chức HS tự bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động liên hệ.
– Phiếu học tập:
* Phiếu học tập:
Câu hỏi | Từ ngữ, hình ảnh độc đáo | Giải thích |
1 | – Em hình dung thấy điều gì khi đọc đoạn thơ này? | |
– Xác định cách gieo vần và ngắt nhịp của bài thơ? Em có nhận xét gì về cách gieo vần và ngát ngắt nhịp ấy? | ||
2 | – Tìm và nêu tác dụng những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ thể hiện tâm trạng đợi mẹ của em bé? | |
3 | – Bài thơ thể hiện tình cảm cảm xúc gì về hình ảnh “Mẹ đã bế em vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ” | |
4 | – Bài thơ thể hiện cảm xúc gì của tác giả? Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy? | |
5 | – Theo em tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ trên? | |
6 | – Tình cảm của bé và mẹ dành cho nhau gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm của những người thân trong gia đình? Hãy viết một đoạn văn ngắn để bày tỏ suy nghĩ của em? |
2. Học sinh.
– Đọc văn bản theo hướng dẫn Chuẩn bị đọc trong sách giáo khoa.
– Chuẩn bị bài theo câu hỏi trong SGK.
3. Bảng tham chiếu các mức độ cần đạt.
Nội dung chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
ĐỢI MẸ | – Nắm được thông tin về văn bản – Nắm được đề tài, chủ đề của bài thơ. – Tìm được những tù ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của em bé với mẹ và mẹ với con. | – Nhận xét được những hình ảnh, những câu thơ thể hiện tình cảm yêu thương, trân trọng.
| – Nêu được nội dung, ý nghĩa của bài thơ. – Vận dụng hiểu biết về nội dung bài thơ để phân tích, cảm nhận nội dung, nghệ thuật có trong bài.
| – Cảm nhận hiệu quả nghệ thuật của các hình ảnh, các biện pháp tu từ….trong bài thơ – Trình bày cảm nhận của bản thân về giá trị trân quý tình cảm gia đình trìu mến, yêu thương.
|
IV. CÁC CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ TRONG BÀI HỌC.
1. Câu hỏi: Hiểu biết giá trị tình cảm qia đình: cách gieo vần, ngắt nhịp, từ ngữ, hình ảnh…
2. Bài tập: – Vẽ tranh, hát
3. Rubric:
Tiêu chí | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 |
Thiết kế bài vẽ, bài hát thể hiện chủ đề văn bản vừa học. | Tranh vẽ, bài hát chưa đầy đủ nội dung. | Tranh vẽ, bài hát đủ nội dung nhưng chưa hấp dẫn. | Tranh vẽ, bài hát đầy đủ nội dung và đẹp, khoa học, hấp dẫn. |
V. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động học | Mục tiêu | Nội dung dạy học trọng tâm | PP/KTDH chủ đạo | Phương án đánh giá |
Hoạt động 1: Khởi động | Kết nối – tạo tâm thế tích cực. | Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến thơ. | – Nêu và giải quyết vấn đề. – Đàm thoại, gợi mở. | – Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; – Do GV đánh giá. |
Hoạt động 2: Khám phá kiến thức | – Đọc (mức độ 1,2,3,4,5) – Nghe (mức độ 1) – Giao tiếp, hợp tác. – Giải quyết vấn đề. | I.Tìm hiểu chung về thơ. II. Đọc hiểu văn bản. – Đợi mẹ | – Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; | – Đánh giá qua sản phẩm qua hỏi đáp; qua phiếu học tập, qua trình bày do GV và HS đánh giá – Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá |
Hoạt động 3: Luyện tập | – Đọc (mức độ 3,4,5). – Giải quyết vấn đề. | – Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng. | – Vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành.- Kỹ thuật: động não. | – Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá – Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá |
Hoạt động 4: Vận dụng | – Nghe (mức độ 1). – Viết (mức độ 1). – Viết (mức độ 2). – Giải quyết vấn đề. | – Liên hệ thực tế đời sống để hiểu, làm rõ thêm thông điệp của văn bản.
| – Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan. | – Đánh giá qua sản phẩm của HS, qua trình bày do GV và HS đánh giá. – Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá. |
Hoạt động Mở rộng | – Mở rộng | – Tìm tòi, mở rộng để có vốn hiểu biết sâu hơn. | – Dạy học hợp tác, thuyết trình; | – Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao. – GV và HS đánh giá |
A. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (5 phút)
1. Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền, tạo tâm thế cho học sinh. Kết nối – tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.
2. Nội dung:
– Quan sát clip hay các bức tranh, ảnh về tình cảm gia đình và nêu cảm nhận.
3. Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.
4. Tổ chức thực hiện:
– Quan sát các bức tranh, ảnh và cho biết: 3 bức tranh, ảnh này giống nhau ở điểm gì? Nêu cảm nhận của bản thân.
Giao nhiệm vụ học tập | Thực hiện nhiệm vụ học tập. Báo cáo, thảo luận | Kết luận, nhận định |
– HS xem hình ảnh liên quan đến chủ điểm của bài học và trả lời các câu hỏi: – Những hình ảnh trên gợi cho em liên tưởng đến điều gì? Vì sao em lại liên tưởng đến điều ấy? – Chia sẻ với các bạn trong lớp về một sự việc tương tự mà em đã trải qua hoặc chứng kiến. Suy nghĩ và cảm xúc của em khi tari qua hoặc chứng kiến sự việc ấy là gì? – Lắng nghe trái tim mình? | – Thực hiện NV học tập: Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ. – Báo cáo, thảo luận: 2-3 HS trả lời, các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có). | GV nhận xét câu trả lời của HS; giới thiệu bài học, nêu nhiệm vụ học tập. |
– Bước 1: GV giao nhiệm vụ.
– Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ.
– Bước 3: Báo cáo thảo luận- Đánh giá sản phẩm.
– Bước 4: Kết luận nhận định. Cho điểm hoặc thưởng quà.
“Mẹ thương con con có hay chăng
Thương từ thai nghén ở trong lòng”
Đúng như lời bài hát, người con từ lúc còn trong bụng mẹ đã cảm nhận được biết bao tình cảm của người mẹ và cả sự quan tâm chăm sóc của người cha. Và rồi khi ta chào đời, ta lại được nuôi lớn bằng dòng sữa ngọt ngào của người mẹ và bao vất vả khó nhọc của người cha. Thời gian cứ thế trôi đi, đồng nghĩa với việc con ngày càng lớn khôn và cha mẹ ngày càng vất vả hơn để lo chu toàn cho ta từ miếng cơm manh áo đến học hành, dưỡng dục ta nên người. Chính vì thế đó là tình cảm vô bờ của họ mà ta cảm nhận được từ trái tim. Và có lúc ta cũng đã ẩn chứa bên trong trái tim ta mà ta đã từng thể hiện ở sự chờ đợi họ khi vào một ngày nào đó mà ta chưa nghe, chưa thấy mẹ dường như mình thiếu vắng một thứ gì khó tả đúng không các con? Và đó cũng là nội dung bài học mà cô trò mình tìm hiểu trong tiết học này, các con ạ!
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI.
ĐỌC:
a. Mục tiêu:Đọc (mức đô 1,2,3,4); Giải quyết vấn đề.
– HS nắm được những nét cơ bản về ngôn ngữ thơ.
– Hiểu được vẻ đẹp nội dung và hình thức bài thơ trong ngữ cảnh cụ thể.
2. Nội dung: Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày một phút để tìm hiểu ngôn ngữ thơ trong ngữ cảnh: vần điệu, nhịp điệu, thanh điệu…
– HS trả lời, hoạt động cá nhân.
– Thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
3. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân và phiếu học tập đã hoàn thiện của các nhóm.
4. Tổ chức thực hiện:
Nội dung 1: Tìm hiểu chung về thơ, ngôn ngữ thơ:
Hoạt động của GV và HS | Dự kiến sản phẩm |
Bước 1. GV giao nhiệm vụ: yêu cầu HS đọc phần Tri thức đọc hiểu trong SGK trang 96, 97 và tái hiện lại kiến thức. – HS đọc Tri thức đọc hiểu trong SGK và tái hiện lại kiến thức trong phần đó. Bước 2. HS trình bày cá nhân. Bước 3. Đánh giá kết quả. Bước 4. Chuẩn kiến thức. – GV lấy VD và chiếu lên cho HS dễ quan sát. | 1. Thơ: – Được sáng tác để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước khoảnh khắc của đời sống. – Đọc thơ trước hết là tìm hiểu, lắng nghe, chia sẻ những tình cảm, cảm xúc ấy qua ngôn ngữ thơ. 2. Ngôn ngữ thơ: Có khả năng truyền cảm, lan tỏa tình cảm, cảm xúc nhờ tổ chức một cảm xúc đặc biệt, độc đáo thể hiện qua cách dùng từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp các biện pháp tu từ. |
Nội dung 2: Đọc hiểu văn bản: “ĐỢI MẸ”.
1. Mục tiêu: Đọc (mức độ 2,3,4); Giải quyết vấn đề; Giao tiếp – Hợp tác.
(HS hiểu được nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ.
2. Nội dung: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
3. Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, phiếu học tập đã hoàn thiện của các nhóm.
4.Tổ chức thực hiện:
* Chuẩn bị đọc:
* Trước khi trải nghiệm cùng văn bản, GV đặt câu hỏi:
Em hiểu cụm từ “Đợi mẹ” như thế nào? Em đã học hoặc đã đọc những bài thơ nào ca ngợi tình mẫu tử?
– HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân.
– Trải nghiệm cùng văn bản + Đọc hiểu văn bản
(Sử dụng bài hát “ Con yêu mẹ” bé Gia Khiêm)
Hoạt động của GV và HS | Dự kiến sản phẩm |
HĐ1. Tìm hiểu tác giả (SGK/99) và đọc tác phẩm. – Bước 1.GV hướng dẫn cách đọc: Đọc rõ ràng, rành mạch, biểu cảm… – Bước 2. HS đọc. – Bước 3. Nhận xét cách đọc của HS. HĐ2. Trải nghiệm cùng văn bản. a. Tình cảm của em bé với mẹ. * Bước 1: GV cho HS nghe lại bài hát trên (GV mở cho HS quan sát trực tiếp). Sau đó giao nhiệm vụ: + Em hình dung thấy điều gì khi đọc bài thơ này? + Xác định cách gieo vần và ngắt nhịp của bài thơ? Em có nhận xét gì về cách gieo vần và ngắt nhịp ấy? – GV có thể mở rộng thêm: Tình cảm gia đình ở những người thân thể hiện ở nhiều khía cạnh. + Tìm và nêu tác dụng những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ thể hiện tâm trạng đợi mẹ của em bé? + Bài thơ thể hiện tình cảm cảm xúc gì về hình ảnh “Mẹ đã bế em vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ” * Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. * Bước 3: Báo cáo-Đánh giá sản phẩm. * Bước 4: Kết luận nhận định b.Tâm trạng của tác giả. * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: + Theo em tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ trên? + Qua đó em đánh giá như thế nào về tình cảm gia đình? * Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. * Bước 3: Báo cáo-Đánh giá sản phẩm. * Bước 4: Kết luận nhận định. | 1. Tìm hiểu tác giả (SGK/99) và đọc tác phẩm.
2. Trải nghiệm cùng văn bản. a. Tình cảm của em bé với mẹ. – Đợi mẹ: ngồi đợi mẹ mỏi mòn. – Từ ngữ, hình ảnh: ngồi nhìn, lẫn, trông chờ,..; vầng trăng non, mẹ bế vào nhà… àNhân hóa – Hình tượng độc đáo, thi vị làm rõ tình yêu mẹ của bé (chờ mẹ đến ngủ quên ngoài đầu hè) cũng như tình yêu bé của mẹ (âu yếm, thương yêu)
b.Tâm trạng của tác giả. Tình cảm của con với mẹ, mẹ với con là 1 trong những tình cảm thiêng liêng, trân quý nhất của con người Tác giả bày tỏ sự yêu thương, gắn kết với người thân.
|
III. Tổng kết.
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
Làm việc cá nhân. * Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản? * Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. * Bước 3: Báo cáo-Đánh giá sản phẩm. * Bước 4: Kết luận nhận định.
| 1. Nghệ thuật. – Thể thơ tự do. – Những hình ảnh giàu sức biểu cảm. – Sử dụng thành công các biện pháp tư từ để làm nổi bật vẻ đẹp tình cảm gia đình. 2. Nội dung. – Ca ngợi vẻ đẹp tình mẫu tử – Tự hào về truyền thống tốt đẹp về tình cảm gia đình ở nhiều khía cạnh. |
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP (20 phút)
1. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
2. Nội dung: GV tổ chức trò chơi “hỏi xoáy đáp nhanh” để hướng dẫn học sinh củng cố bài học.
3. Sản phầm: Thái độ tham gia trò chơi và câu trả lời của học sinh.
4. Tổ chức thực hiện.
Giao nhiệm vụ học tập | Thực hiện nhiệm vụ học tập. Báo cáo, thảo luận | Kết luận, nhận định |
1. Bài tập trắc nghiệm: GV tổ chức trò chơi | – Thực hiện NV học tập: + HS suy nghĩ, trả lời + Gv quan sát, hỗ trợ – Báo cáo, thảo luận: + Hs trả lời + Hs khác lắng nghe, bổ sung | – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại |
LUYỆN TẬP SAU TIẾT HỌC.
1. Mục tiêu: Đ3, Đ4, GQVĐ (HS làm được bài tập sau khi học xong văn bản: Chỉ ra được những từ ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài, giải thích…)
2. Nội dung: HS làm việc cá nhân hoặc nhóm bàn để hoàn thành phiếu học tập.
3. Sản phẩm: Phiếu HT đã hoàn thiện của HS.
4. Tổ chức thực hiện hoạt động.
* Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Hãy hoàn thiện phiếu học tập sau:
* Dự kiến sản phẩm:
Câu hỏi | Từ ngữ, hình ảnh độc đáo | Giải thích |
1 | Em hình dung thấy điều gì khi đọc đoạn thơ này? | Cảnh em bé ngồi đợi mẹ |
Xác định cách gieo vần và ngắt nhịp của bài thơ? Em có nhận xét gì về cách gieo vần và ngát ngắt nhịp ấy? | Cách gieo vần linh hoạt và ngắt nhịp độc đáoà âm hưởng bài thơ thay đổiè chờ mẹ của em bé | |
2 | – Tìm và nêu tác dụng những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ thể hiện tâm trạng đợi mẹ của em bé? | – Từ ngữ, hình ảnh: ngồi nhìn, lẫn, trông chờ,..; vầng trăng non, mẹ bế vào nhà… – Nhân hóa. |
3 | Bài thơ thể hiện tình cảm cảm xúc gì về hình ảnh “Mẹ đã bế em vào nhà nỗi đợi vẫn nằm mơ” | Hình tượng độc đáo, thi vị làm rõ tình yêu mẹ của bé (chờ mẹ đến ngủ quên ngoài đầu hè) cũng như tình yêu bé của mẹ (âu yếm, thương yêu) |
4 | Bài thơ thể hiện cảm xúc gì của tác giả? Hãy tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm, cảm xúc ấy? | Tình cảm trìu mến thương yêu của tác giả |
5 | Theo em tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ trên? | Tình cảm của con với mẹ, mẹ với con là 1 trong những tình cảm thiêng liêng, trân quý nhất của con người |
6 | Tình cảm của bé và mẹ dành cho nhau gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm của những người thân trong gia đình? Hãy viết một đoạn văn ngắn để bày tỏ suy nghĩ của em? | Kết nối với đọc viết bày tỏ tinh cảm bản thân với người thân |
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (10 phút)
1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập
2. Nội dung: Viết đoạn văn
3. Sản phầm: Đoạn văn của học sinh
4. Tổ chức thực hiện:
Giao nhiệm vụ học tập | Thực hiện NV học tập. Báo cáo, thảo luận | Kết luận, nhận định |
– Yêu cầu HS: Hãy tự vẽ hoặc sưu tầm một số bài thơ viết về tình cảm gia đình và viết một đoạn văn (khoảng 5-7 câu) giới thiệu về bộ sưu tập của mình. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. | – Thực hiện NV học tập: + HS suy nghĩ, trả lời + Gv quan sát, hỗ trợ
– Báo cáo, thảo luận: + Hs trả lời + Hs khác lắng nghe, bổ sung. | – GV nhận xét, bổ sung, chốt ý – Hs vẽ, viết đoạn văn đúng hình thức, dung lượng – Nêu được cảm xúc thật của bản thân đối với nguoif thân |
Tuần:…..
Tiết PPCT:…….
Ngày soạn:……
Ngày dạy……
VĂN BẢN 2:
MỘT CON MÈO NẰM NGỦ TRÊN NGỰC TÔI
(Anh Ngọc)
I. MỤC TIÊU.
1. Về kiến thức:
– Đặc điểm hình thức của thể loại thơ; một số nét độc đáo nghệ thuật khác như từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ…; tình cảm cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ thơ; thông điệp của văn bản.
2. Về năng lực:
a. Năng lực đặc thù:
– Nhận biết và bước đầu nhận xét được một số nét độc đáo của bài thơ về hình ảnh, ngôn từ, biện pháp nghệ thuật.
– Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ thơ.
– Hiểu được thông điệp của văn bản thơ.
b. Năng lực chung
– Giao tiếp và hợp tác: Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác.
– Tự chủ và tự học.
3. Về phẩm chất:
– Bồi đắp lòng nhân ái: Biết yêu thương gắn bó với vạn vật muôn loài dù là nhỏ bé; biết lắng nghe và trân trọng những cảm xúc của trái tim mình.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Thiết bị dạy học
– SGK, SGV.
– Máy chiếu, máy tính.
– Giấy A1 hoặc bảng phụ để HS làm việc nhóm.
– Phiếu học tập.
2. Học liệu:
– Vidieo bài hát “Thương con mèo”.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Hoạt động 1: MỞ ĐẦU.
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh kết nối vào nội dung bài học.
- Nội dung: GV yêu cầu học sinh lắng nghe bài hát “Thương con mèo” và chia sẻ về một con vật nuôi mà mình yêu quý.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm dự kiến | |
Chuyển giao nhiệm vụ. | – GV yêu cầu HS lắng nghe bài hát: “Thương con mèo”. – GV yêu cầu học sinh chia sẻ: + Hình ảnh những chú cún, chú mèo… thân thiện dễ thương trong thực tế hay trong những câu chuyện, những bộ phim ..ít nhiều hẳn đã trở thành một phần trong kí ức tuổi thơ của em. Hãy chia sẻ về tình cảm của bản thân về một trong số những thú cưng ấy? | -Câu trả lời và sự chia sẻ của học sinh. -Từ khi biết thuần hóa các loài vật để nuôi trong nhà, con người đã có tình yêu mến các loài vật. Đặc biệt là các loài vật gần gũi với con người như chó, mèo, trâu, bò, chim chóc,… Các loài vật nuôi đóng vai trò rất lớn trong đời sống lao động và tình cảm của con người. Thế nhưng, ngày nay, khi đời sống phát triển, con người ngày càng phai nhạt tình yêu thương đối với chúng. Phải chăng, chúng ta ngày càng mất dần đi tình yêu thương loài vật nuôi? Theo các em chúng ta cần có những hành động và suy nghĩ gì về động vật trong cuộc sống hiện nay? |
Thực hiện nhiệm vụ | – HS hoạt động cá nhân, viết chia sẻ ra giấy nhớ. | |
Báo cáo/ Thảo luận | – GV mời 1 – 2 HS trình bày trước lớp. | |
Kết luận/ Nhận định | – GV nhận xét, dẫn dắt vào bài. |
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.
Phần I. Trải nghiệm cùng văn bản
- Mục tiêu: Học sinh đọc văn bản.
- Nội dung: GV cho HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi trải nghiệm cùng văn bản.
- Sản phẩm: Câu trả lời của HS, kết quả thảo luận.
- Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm dự kiến | |
Chuyển giao nhiệm vụ | – GV giới thiệu khái quát về nhà thơ Anh Ngọc. – GV hướng dẫn HS cách đọc và yêu cầu HS ngừng khoảng 1 phút sau khi đọc khổ 3 và câu thơ thứ 5 thuộc khổ 5 của bài thơ để các em thực hiện hoạt động suy luận và tưởng tượng. Cách đọc: giọng đọc rõ ràng, tình cảm, thích thú. | * Tác giả Anh Ngọc: – Tên thật là Nguyễn Đức Ngọc, sinh 1943, quê Nghệ An – Hồn thơ hồn hậu, tinh tế, đậm chất suy tư. – Hình ảnh “một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi” là có một chú mèo đang say giấc nồng trên lồng ngực của nhân vật “tôi”. – Nhân vật “tôi” đang hát những lời ru mềm mại để cho chú mèo yên giấc ngủ. |
Thực hiện nhiệm vụ | – HS đọc và trải nghiệm văn bản theo hướng dẫn và trả lời các câu hỏi ở hộp chỉ dẫn + Em hình dung thế nào về hình ảnh “một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi”? + Theo em, nhân vật “tôi” ca hát về điều gì? | |
Báo cáo/ Thảo luận | – HS trả lời cá nhân | |
Kết luận/ Nhận định | GV nhận xét, chốt kiến thức |
PHẦN II: SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI.
1. Tìm hiểu yếu tố thể loại trong văn bản
a. Mục tiêu: Giúp HS:
– Nhận biết và bước đầu nhận xét được một số nét độc đáo của bài thơ “Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi”
– Nhận biết tình cảm cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ thơ
b. Nội dung:
– GV cho HS thảo luận nhóm giải quyết các nhiệm vụ theo yêu cầu
c. Sản phẩm:
– Phiếu học tập, phần trình bày của học sinh
d. Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm dự kiến | ||||||||||||||||||||||||||||
Chuyển giao nhiệm vụ | – GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: ? Những dấu hiệu hình thức nào cho thấy “Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi là” là một bài thơ? | 1. Dấu hiệu hình thức của thể loại thơ. – Số tiếng mỗi dòng: linh hoạt (Thơ tự do) – Bài thơ chia thành 5 khổ thơ, mỗi khổ thường có 4 dòng thơ. (riêng khổ thơ 5 có 6 dòng thơ). – Chủ yếu gieo vần chân. – Câu thơ ngắt nhịp nhịp nhàng. – Ngôn ngữ thơ hàm súc. | |||||||||||||||||||||||||||
Thực hiện nhiệm vụ | – HS hoạt động cá nhân. | ||||||||||||||||||||||||||||
Báo cáo/ Thảo luận | – GV gọi HS bất kì trả lời câu hỏi. | ||||||||||||||||||||||||||||
Kết luận/ Nhận định | GV nhận xét, chốt kiến thức. | ||||||||||||||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm dự kiến | ||||||||||||||||||||||||||||
Chuyển giao nhiệm vụ | – GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi Think – Pair – Share hoàn thành phiếu học tập số 1 – Chia lớp thành 4 nhóm, ghi kết quả vào phiếu học tập. | 2. Nét độc đáo của bài thơ (Bảng 1)
| |||||||||||||||||||||||||||
Thực hiện nhiệm vụ | – HS hoạt động nhóm, chia sẻ, thảo luận. | ||||||||||||||||||||||||||||
Báo cáo/ Thảo luận | – GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày sản phẩm trước lớp. | ||||||||||||||||||||||||||||
Kết luận/ Nhận định | GV nhận xét, chốt kiến thức. | ||||||||||||||||||||||||||||
| |||||||||||||||||||||||||||||
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm dự kiến | ||||||||||||||||||||||||||||
Chuyển giao nhiệm vụ | – GV yêu cầu HS đọc kĩ khổ thơ 1, 4,5 và trả lời câu hỏi cá nhân. ? Trong bài thơ hình ảnh nào đã được nhắc lại tới hai lần? – GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi 5 phút: ? Những từ ngữ nào trực tiếp thể hiện những cảm nhận, cảm xúc của nhân vật tôi khi có một chú mèo ngủ trên ngực mình? ? Sau khi trả lời được các câu hỏi em nhận ra nhân vật tôi đã dành tình cảm như thế nào cho chú mèo? | 3. Tình cảm cảm xúc của nhà thơ – Hình ảnh được nhắc lại tới hai lần: “trên ngực tôi một chú mèo nằm ngủ”. – Nhữn từ ngữ thể hiện cảm xúc, mối quan hệ của nhân vật tôi dành cho chú mèo đang ngủ: + Nằm nghe nhịp nhàng thánh thót. + Trái tim tôi hòa nhịp trái tim mèo. + Trái tim tôi một phút bỗng mềm đi. + Lâng lâng hạnh phúc. + Được âu yếm, vuốt ve, đùm bọc. + Được âm thầm cất tiếng ca ru – Tình cảm của nhân vật tôi (nhà thơ): Gắn bó, chở che, yêu thương đùm bọc và luôn cảm thấy hạnh phúc, vui sướng khi được bên cạnh chú mèo. | |||||||||||||||||||||||||||
Thực hiện nhiệm vụ | HS hoạt động nhóm đôi | ||||||||||||||||||||||||||||
Báo cáo / Thảo luận | GV mời 1 -2 nhóm trả lời trình bày trước lớp. GV mời 1 – 2 nhóm nhận xét và bổ sung. | ||||||||||||||||||||||||||||
Kết luận Nhận định | GV nhận xét, chốt kiến thức. |
2. Tìm hiểu thông điệp của văn bản.
a. Mục tiêu: Giúp HS hiểu được thông điệp của văn bản
b. Nội dung: GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức thực hiện:
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm dự kiến | |
Chuyển giao nhiệm vụ | – GV yêu cầu HS hoạt động nhóm đôi Think – Pair – White – Share trả lời câu hỏi ? Từ cách nhân vật tôi yêu mến, gắn bó và cảm thấy hạnh phúc khi được ở cạnh chú mèo trong bài thơ, em nhận ra được thông điệp nhắn gửi nào cho bản thân? | Thông điệp của bài thơ – Hãy biết yêu thương, chở che cho những loài vật nhỏ bé gần gũi quanh mình, biết yêu thương đồng loại – Hãy để trái tim mình được rung cảm, được đập những nhịp đập yêu thương và lắng nghe những nhịp đập ấy để biết sống sâu, sống chậm, sống ý nghĩa hơn |
Thực hiện nhiệm vụ | HS hoạt động nhóm đôi 3 phút. | |
Báo cáo/ Thảo luận | GV gọi 1 – 2 HS trả lời cá nhân GV gọi 1 – 2 HS nhận xét, bổ sung. | |
Kết luận/ Nhận định | GV nhận xét, chốt kiến thức |
Hoạt động 3: Vận dụng.
1. Mục tiêu: Học sinh biết chia sẻ suy nghĩ của em cùng các bạn trong lớp về vấn đề bảo vệ động vật trong đời sống hiện nay.
2. Nội dung: GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Chia sẻ suy nghĩ của em cùng các bạn trong lớp về vấn đề bảo vệ động vật trong đời sống hiện nay? Em có những hành động cụ thể gì để thể hiện tình yêu thương và bảo vệ động vật của bản thân?
3. Sản phẩm: Phần trình bày của HS
4. Tổ chức thực hiện
Tổ chức thực hiện | Sản phẩm dự kiến | |
Chuyển giao nhiệm vụ | GV yêu cầu HS đọc câu hỏi và trả lời nhanh: – Chia sẻ suy nghĩ của em cùng các bạn trong lớp về vấn đề bảo vệ động vật trong đời sống hiện nay? Em có những hành động cụ thể gì để thể hiện tình yêu thương và bảo vệ động vật của bản thân?
| Tùy theo sự chia sẻ kinh nghiệm của HS – Để bảo vệ các loài động vật bản thân em cần phải: |
Thực hiện nhiệm vụ | HS suy nghĩ, chia sẻ, trình bày ý kiến. | |
Báo cáo/ Thảo luận | GV 1 -2 học sinh trình bày, học sinh khác bổ sung. | |
Kết luận/ Nhận định | GV nhận xét |
IV. Hồ sơ dạy học.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1.
Nét độc đáo của bài thơ | Nhận xét | |
Hình ảnh thơ (…) | Đôi mắt … | |
Hàm răng … | ||
Như … | ||
Đôi tai … | ||
Cái đuôi … | ||
Hàng ria mép … | ||
Biện pháp tu từ | ||
Nhịp thơ | ||
Từ ngữ | ||
Yếu tố miêu tả và tự sự |
Tuần:…..
Tiết PPCT:…….
Ngày soạn:……
Ngày dạy……
ĐỌC KẾT NỐI CHỦ ĐIỂM:
LỜI TRÁI TIM
(Thời gian: 1 tiết)
I. MỤC TIÊU.
1. Về kiến thức:
– Vận dụng kỹ năng đọc để hiểu nội dung văn bản.
– Liên hệ kết nối với văn bản Đợi mẹ, Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi để hiểu hơn về chủ điểm Lắng nghe trái tim mình.
2. Về năng lực:
a. Năng lực chung:
– Năng lực giao tiếp và hợp tác.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
b. Năng lực đặc thù:
– HS biết đọc phân vai.
– Dựa vào văn bản có thể trả lời câu hỏi ngắn gọn.
– Tự tin bộc lộ suy nghĩ của mình.
3. Về phẩm chất:
Nhân ái, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC.
– Máy tính, máy chiếu hoặc TV có kết nối, bảng phụ, phấn/ bút lông.
– Sách giáo khoa, sách giáo viên.
– Phiếu bài tập.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Hoạt động mở đầu.
1. Mục tiêu: Kích hoạt kiến thực nền. Giúp học sinh hình dung ra chủ đề của bài.
2. Nội dung: Gv cho Hs xem video và đặt ra câu hỏi, học sinh trả lời.
3. Sản phẩm Câu trả lời của học sinh.
4. Tổ chức thực hiện
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
– GV trình chiếu video về Tạo động lực: Không bao giờ bỏ cuộc: https://www.youtube.com/watch?v=Ar6Hjp7GtCE
– GV đặt ra câu hỏi: Em hãy lắng nghe đoạn video sau và lắng nghe trái tim mình có cảm xúc gì?
* Thực hiện nhiệm vụ:
– HS lắng nghe và trả lời cá nhân câu hỏi.
* Báo cáo, thảo luận: 2,3 HS trình bày cảm xúc của mình.
* Kết luận, nhận định.
– GV góp ý câu trả lời của HS, khuyến khích HS mạnh dạn bộc lộ cảm xúc của mình.
Ví dụ:
– Video đã tạo động lực cho em, em sẽ cố gắng học để đạt học sinh giỏi.
– Trái tim em nói em sẽ cố gắng vượt qua sự lười biếng của mình để làm người chiến thắng.
– Em sẽ cố gắng hết mình thực hiện ước mơ của em.
– GV định hướng: Những điều các em vừa trình bày chính là điều trái tim các em đang muốn nói, nó đang thôi thúc các em hành động để làm người chiến thắng. Vậy hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu văn bản đọc kết nối chủ điểm : Lời trái tim của tác giả Paulo Coelho để hiểu hơn về những điều trái tim muốn nói với chúng.
IV. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC:
1. Mục tiêu:
– Vận dụng kỹ năng đọc để hiểu nội dung câu chuyện.
– Liên hệ kết nối với văn bản Đợi mẹ, Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi để hiểu hơn về chủ điểm Lắng nghe trái tim mình.
2. Sản phẩm
Câu trả lời của học sinh trong phiếu bài tập.
3. Nội dung
Phiếu bài tập của giáo viên và câu trả lời của học sinh qua các hoạt động học tập.
4. Tổ chức thực hiện
Hoạt động của thầy và trò | Dự kiến sản phẩm | ||||||
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản * Chuyển giao nhiệm vụ hoạc tập. NV 1: HS đọc bài theo kiểu phân vai. NV 2: Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm. Phiếu bài tập:
* Thực hiện nhiệm vụHS đọc phân vai – Vai nhà luyện kim đan * Báo cáo, thảo luận: – Hs nhận xét cách đọc bài của các vai. – Báo cáo phiếu bài tập đã chuẩn bị ở nhà về tác giả và tác phẩm. * Kết luận, nhận định: – GV nhận xét cách đọc, khen ngợi các em đọc đúng vai và giọng điệu đúng. – Nhận xét kết quả làm việc ở nhà của các nhóm. – Kết luận dựa trên câu trả lời của HS. Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi. * Chuyển giao nhiệm vụ học tập. GV Chuyển giao phiếu bài tập cho HS là những câu hỏi trong SGK. * Thực hiện nhiệm vụ học tập. Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận. – Nhóm 1,2 thực hiện trả lời câu số 1 và 3 (SGK tr104) – Nhóm 3,4 thực hiện trả lời câu số 2 và 4. (SGK tr 104) * Báo cáo, thảo luận HS trình bày kết quả thực hiện phiếu học tập. Dán bảng phụ lên bảng và đại diện các tổ nhóm lên trình bày và điều khiến lớp thảo luận. * Kết luận, nhận định. GV kết luận dựa trên kết quả thảo luận của học sinh. Đối với câu 3,4 GV không kết luận đúng sai mà khuyến khích hs đưa ra những suy nghĩ của mình. GV chỉ đưa ra ví dụ cách hiểu của mình. Tôn trọng suy nghĩ cảm xúc của HS. Củng cố chủ đề Lắng nghe trái tim mình.
| Hoạt động 1: I. Trải nghiệm cùng văn bản. 1. Tác giả: – Paulo Coelho là tiểu thuyết gia nổi tiếng Brazil. 2. Tác phẩm Nhà giả kim: – Nhà giả kim là tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn Paulo Coelho. Tác phẩm đã được dịch ra 67 ngôn ngữ và bán ra tới 95 triệu bản trở thành một trong những cuốn sách bán chạy nhất mọi thời đại – Là câu chuyện đầy ý nghĩa về cuộc hành trình đi tìm và chinh phục ước mơ, qua đó tác giả gửi gắm nhiều thông điệp ý nghĩa về cuộc đời.
Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi Câu 1: “Vì tim ở đâu thì kho báu ở đó”. “Vì chẳng bao giờ bắt trái tim im lặng được. Ngay cả khi cậu làm như không thèm nghe nó nói thì nó vẫn luôn ở trong con người cậu, nhắc đi nhắc lại những điều cậu nghĩ về cuộc đời và thế giới”. Câu 2: Hiểu rõ trái tim mình, lắng nghe nó nói, hiểu rõ nó muốn gì, ước mơ gì thì sẽ biết cách ửng xử phù hợp. Câu 3: – Đồng tình. Vì: khi ta sống và nỗ lực theo những hoài bão, khát vọng thì cuộc sống sẽ vô cùng ý nghĩa, tràn đầy hạnh phúc cho dù có chông gai, hoặc có thất bại ta cũng học được bài học cho chính mình để tiếp tục cố gắng. Câu 4: Ví dụ: – “Trái tim cậu ở đâu thì kho báu cậu tìm cũng ở đó.” Khi “tìm thấy trái tim mình” ấy là lúc con người tìm thấy bản ngã, tìm thấy những mong muốn ẩn sâu thầm kín, tìm thấy chính con người mình, những gì ta tin và không tin, những gì ta cần và không cần, những gì ta thấy đúng đắn và cả những gì ta cho là sai trái, dở tệ. Nó sẽ dẫn đường, mở lối cho ta, để ta biết mình cần phải dũng cảm hơn, cần phải quyết tâm hơn, cũng quyết định cho ta một đường hướng, một lý tưởng để phấn đấu và vươn tới. Đó chính là kho báu mà vũ trụ ban tặng cho mỗi người. – “Chưa từng có trái tim nào phải chịu đau khổ khi tìm cách thực hiện ước mơ” Khi ta cố gắng thực hiện giấc mơ, mỗi một ngày đều chan hòa niềm vui, vì mỗi giờ qua đi đều sẽ đem ta lại gần kho tàng hơn; ta phát hiện trên đường nhiều điều mà ta không bao giờ được thấy nếu ta không can đảm. Khi ta sống và nỗ lực theo những hoài bão, khát vọng thì cuộc sống sẽ vô cùng ý nghĩa, tràn đầy hạnh phúc cho dù có chông gai. |
V. VẬN DỤNG.
1. Mục đích: HS nói ra được điều mà các em cảm nhận được. Rèn luyện cảm xúc cho trái tim.
2. Nội dung: HS đứng dậy, tay đặt lên ngực và lắng nghe bài nhạc “Con nợ mẹ” và bộc lộ cảm xúc mình.
3. Sản phẩm: Cảm xúc và câu trả lời của HS.
4. Tổ chức hoạt động:
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập.
GV yêu cầu HS đứng dậy tại chỗ, đặt tay phải lên ngực, nhắm mắt lại và lắng nghe bài hát “ Con nợ mẹ” . Sau đó bộc lộ cảm xúc của mình.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập:
HS nghe bài hát và bộc lộ cảm xúc của mình bài một đoạn văn.
* Báo cáo, thảo luận:
– Hình ảnh học sinh xúc động lắng nghe bài hát.
– Một số HS đoạn văn của mình.
– HS khác nhận xét trên cơ sở tôn trọng cảm xúc của người viết.
* Kết luận, nhận định.
– GV nhận xét về kỹ năng viết đoạn văn của học sinh và tôn trọng cảm xúc của học sinh. GV khuyến khích học sinh bộc lộ cảm xúc của mình. Khuyến khích học sinh lắng nghe trái tim mình, khi vui chúng ta có thể cười, khi buồn chúng ta có thể khóc. Khi yêu, ghét, giận hờn chúng ta cũng nên bộc lộ ra. Sống đúng với trái tim mình. Muốn vậy chúng ta phải nuôi dưỡng tâm hồn thật tốt, để trái tim ta định hướng cho chúng ta đúng đường đúng lối.
PHIẾU BÀI TẬP.
Câu | Nội dung câu hỏi | Câu trả lời của em |
1 | Theo nhà luyện kim đan, vì sao cậu bé chăn cừu cần lắng nghe tiếng nói trái tim mình? | |
2 | Nhà luyện kim đan khuyên cậu bé chăn cừu làm gì để không bị trái tim đánh bất ngờ? | |
3 | Em có đồng tình với ý kiến của nhà luyện kim đan “Sợ phải đau khổ còn đau đớn hơn là chính sự đau khổ, và chưa từng có trái tim nào phải chịu đau khổ khi tìm cách thực hiện ước mơ” không? Vì sao? | |
4 | Đoạn trích có nhiều lời thoại nói về sự cần thiết của việc lắng nghe tiếng nói trái tim. Lời thoại nào em yêu thích nhất? Vì sao? |
TIẾNG VIỆT.
NGỮ CẢNH VÀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG NGỮ CẢNH
(Thời gian: 2 tiết)
I. MỤC TIÊU.
Sau khi học xong bài này, học sinh có thể:
1. Năng lực đặc thù:
– Nhận biết được ngữ cảnh.
– Xác định được nghĩa của từ trong ngữ cảnh.
2. Năng lực chung:
Năng lực giao tiếp, hợp tác: thể hiện trong hoạt động làm bài tập nhóm và trình bày bài tập.
3. Thiết bị dạy học:
– Máy tính, máy chiếu hoặc TV có kết nối, bảng phụ, phấn/ bút lông.
– Sách giáo khoa, sách giáo viên.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
Hoạt động mở đầu:
- Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền về nghĩa của từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong các trường hợp nhất định.
- Nội dung: Học sinh nhìn hình ảnh giải nghĩa từ trong câu văn nhất định.
- Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
- Tổ chức hoạt động
* Giao nhiệm vụ học tập: GV trình chiếu hình ảnh và câu văn phù hợp với hình ảnh, học sinh thảo luận cặp đôi và trả lời.
Ví dụ 1:
- Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.
- Bắt được con chim anh ấy nhốt vào lồng.
Em hãy giải nghĩa từ lồng trong 2 trường hợp trên.
Ví dụ 2:
- Cái ghế này chân bị gãy rồi (1)
- Nam đá bóng nên bị đau chân (2)
- Các vận động viên đang tập trung dưới chân núi (3)
Thực hiện trò chơi ai nhanh hơn, GV tổ chức cho HS gắn câu văn vào hình ảnh với nghĩa của từ chân.
Ví dụ 3: GV chuyển giao cho HS ví dụ sau yêu cầu HS đoán vật mà em bé bưng và giải nghĩa của từ cởi
- Em hãy xem xét trường hợp sau:
- Em bé bưng ……………vào nhà và nói với mẹ:
- Mẹ ơi cởi ra.
Theo em nghĩ em bé nói mẹ cởi cái gì?
– GV lần lượt đưa ra hình ảnh vật mà em bé bưng ra HS rút ra nghĩa của từ cởi trong từng trường hợp trên.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
– Ví dụ 1: HS thực hiện theo cặp đôi thảo luận.
– Ví dụ 2: HS làm việc cá nhân.
– Ví dụ 3: HS thảo luận cặp đôi.
* Báo cáo, thảo luận:
HS lần lượt trình bày kết quả thảo luận trước lớp
* Kết luận, nhận định:
– GV nhận xét cách HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ.
– GV nhận xét, kết luận đáp án đúng của các ví dụ.
Ví dụ 1: Nghĩa từ lồng trong 2 trường hợp:
- “ngựa lồng lên”: hăng, mạnh lên;
- “lồng chim” Đồ đan hoặc đóng bằng tre hoặc bằng sắt dùng để nhốt gà hoặc chim.
Ví dụ 2:
- Chân ghế (1)
- Chân người (2)
- chân núi (3)
Ví dụ 3: Từ cởi trong 3 trường hợp trên
- Cởi cặp (mở cái cặp ra)
- Cởi gói bánh (bóc gói bánh ra)
- Cởi quả bưởi (bóc quả bưởi)
Từ những ví dụ trên GV định hướng : cùng một từ nhưng khi đặt trong những câu văn nhất định chúng ta sẽ hiểu theo một nghĩa nhất định. Câu văn trong trường hợp như vậy người ta gọi là ngữ cảnh, nghĩa của từ trong trường hợp như vậy người ta gọi là nghĩa của từ trong ngữ cảnh.
Hoạt động hình thành kiến thức và thực hành tiếng Việt.
* Hoạt động tìm hiểu nội dung Tri thức Tiếng Việt:
- Mục tiêu: Trình bày được khái niệm Ngữ cảnh. Hiểu được nghĩa của từ trong từng ngữ cảnh nhất định
- Nội dung: Học sinh đọc phần Tri thức tiếng Việt trong sách giáo khoa, GV lấy ví dụ giảng giải thêm cho học sinh nắm vững khái niệm ngữ cảnh.
- Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV và HS | Sản phẩm dự kiến |
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập – GV yêu cầu hs đọc khái niệm ngữ cảnh và ví dụ trong sách giáo khoa (trang 97). – Gv trình chiếu ví dụ sau và yêu cầu HS trả lời “ người cha” trong trường hợp trên là chỉ ai? Ví dụ: 1.Người cha luôn yêu thương con vô điều kiện. 2.Người cha mái tóc bạc Đốt lửa cho anh nằm ( Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ) Vì sao em biết như vậy? * Thực hiện nhiệm vụ học tập – Hs đọc phần khái niệm ngữ cảnh và ví dụ trong sách giáo khoa (trang 97). Sau đó GV trình chiếu lần lượt các ví dụ trong SGK yêu cầu HS gấp sách lại tìm nghĩa của từ. * Báo cáo, thảo luận. HS trả lời cá nhân, HS khác nhận xét. * Kết luận, nhận định. GV dựa vào SGK và câu trả lời của HS đưa ra kết luận.
| I. Tri thức tiếng Việt: 1. Khái niệm ngữ cảnh: – Ngữ cảnh của một từ là những yếu tố ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ xung quanh nó. Như vậy, ngữ cảnh có thể là một tình huống, một đoạn văn, một câu, một cụm từ và cũng có thể là một từ. Ngữ cảnh có vai trò quan trọng trong việc lựa chọn từ ngữ khi viết hoặc nói và hiểu nghĩa của từ khi đọc hoặc nghe. Ví dụ: (1) Người cha chỉ người sinh ra ta. (2) Người cha chỉ Bác Hồ. Vì căn cứ vào ngữ cảnh. 2. Nghĩa của từ trong ngữ cảnh. Trong mỗi ngữ cảnh, từ thể hiện khả năng kết hợp với các yếu tố khác, qua đó bộ lộ một nghĩa xác định nào đó. Khi gặp một từ không biết nghĩa, có thể dựa vào ngữ cảnh để xác định nghĩa của từ. Ví dụ 1 SGK: – Khúc khuỷu: có nhiều đoạn gấp khúc ngắn, nối nhau liên tiếp rất nguy hiểm. – Dựa vào ngữ cảnh “nhiều đoạn gấp khúc ngắn, nối nhau liên tiếp” trong câu văn trên để xác định nghĩa của từ Ví dụ 2 SGK: – Phát minh: Tìm ra cái có cống hiến cho khoa học và loài người. – Dựa vào một số ví dụ cụ thể : “máy hơi nước, điện, tivi, máy vi tính.” Ví dụ 3: – Lửa: màu đỏ của hoa lựu. Nghĩa của từ lửa trong ngữ cảnh trên sử dụng với nghĩa ẩn dụ không dùng theo nghĩa thông thường. |
Hoạt động thực hành Tiếng Việt ( Luyện tập)
- Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng kiến thức ở phần tri thức tiếng Việt áp dụng làm bài tập trong sách giáo khoa.
- Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh qua các phiếu bài tập.
- Nội dung: Học sinh thực hiện thảo luận nhóm, điền vào phiếu bài tập.
- Tổ chức thực hiện:
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV giao phiếu học tập cho hs yêu cầu học sinh thực hiện.
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1.
Bài tập 1 và 3 SGK:
Ngữ cảnh | Nghĩa của từ trong ngữ cảnh | Căn cứ |
1. Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa / Trời tối trên đầu hè / Nửa vừng trăng non. (Vũ Quần Phương, Đợi mẹ) | ||
2.[…] Tim cậu đập nhanh khi nó nghĩ về kho báu, đập chậm hẳn khi cậu mơ màng lặng nhìn chân trời vô tận trên sa mạc. Nhưng nó không bao giờ câm nín kể cả khi cậu và nhà luyện kim đan không nói với nhau một lời nào. | ||
– Em hãy nêu cách xác định nghĩa của từ đưa vào ngữ cảnh? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. |
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2.
Bài tập 2 SGK:
Ngữ cảnh | Nghĩa của từ trong ngữ cảnh | Ví dụ |
Trái tim tôi trong một phút bỗng mềm đi. Một nỗi gì lâng lâng như hạnh phúc. Được âu yếm, được vuốt ve, đùm bọc, Được âm thầm cất tiếng ca ru. (Anh Ngọc, Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi) |
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3.
Bài tập 4 SGK:
Ngữ cảnh | Nghĩa của từ trong ngữ cảnh | Giải thích |
a. Cha ông ta đã mở mang vùng đất hoang này để trồng trọt, sinh sống từ rất lâu đời. Công lao khai khẩn ấy con cháu cần đời đời ghi nhớ. | ||
b. Một mình chị ấy quán xuyến mọi việc trong gia đình từ dọn dẹp, nấu ăn đến đưa đón, dạy dỗ con cái. | ||
c. Người vị tha luôn vì người khác, biết nghĩ cho người khác. Đây là một đức tính tốt. Trái với người vị tha là người vị kỉ. | ||
d. Bây giờ tôi chẳng thiết tha với chuyện gì cả. Tôi chỉ tha thiết mong anh giải quyết cho trường hợp của tôi. |
* Tổ chức thực hiện:
– GV chia lớp học thành 6 nhóm, 2 nhóm sẽ cùng làm 1 phiếu bài tập để có thể đối chiếu kết quả giữa các nhóm với nhau.
– Học sinh thảo luận với nhau trong vòng 4 phút sau đó ghi ra kết quả vào phiếu bài tập ( là bảng phụ đã được giáo viên chuẩn bị trước, đủ lớn để cả lớp nhìn được.)
* Báo cáo, thảo luận:
– HS các nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
* Kết luận, nhận định:
– GV nhận xét cách HS thảo luận và thực hiện nhiệm vụ.
– GV nhận xét, kết luận đáp án đúng của các phiếu bài tập.
Ngữ cảnh | Nghĩa của từ trong ngữ cảnh | Căn cứ |
1. Em bé ngồi nhìn ra ruộng lúa / Trời tối trên đầu hè / Nửa vừng trăng non. (Vũ Quần Phương, Đợi mẹ) | Trăng đầu tháng chưa tròn, còn khuyết. | Từ ngữ: “nửa vừng trăng”
|
2. […] Tim cậu đập nhanh khi nó nghĩ về kho báu, đập chậm hẳn khi cậu mơ màng lặng nhìn chân trời vô tận trên sa mạc. Nhưng nó không bao giờ câm nín kể cả khi cậu và nhà luyện kim đan không nói với nhau một lời nào. | Không có cảm xúc, trái tim không gửi thông điệp | Dựa vào ngữ cảnh đang nói về trái tim |
* Cách xác định nghĩa của từ trong ngữ cảnh: – Cần dựa vào từ ngữ trong ngữ cảnh. |
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2.
Bài tập 2 SGK:
Ngữ cảnh | Nghĩa của từ trong ngữ cảnh | Ví dụ |
“Trái tim tôi trong một phút bỗng mềm đi. Một nỗi gì lâng lâng như hạnh phúc. Được âu yếm, được vuốt ve, đùm bọc, Được âm thầm cất tiếng ca ru”.(Anh Ngọc, Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi) | – Dịu dàng, tràn ngập tình yêu thương.
| – Cô đã mềm lòng trước việc làm của nó.
|
PHIẾU BÀI TẬP SỐ 3.
Bài tập 4 SGK:
Ngữ cảnh | Nghĩa của từ trong ngữ cảnh | Giải thích |
a. Cha ông ta đã mở mang vùng đất hoang này để trồng trọt, sinh sống từ rất lâu đời. Công lao khai khẩn ấy con cháu cần đời đời ghi nhớ. | – Làm cho đất khai hoang trở thành đất trồng trọt | – Dựa vào ngữ cảnh là cụm từ “ mở mang vùng đất hoang này để trồng trọt, sinh sống” |
b. Một mình chị ấy quán xuyến mọi việc trong gia đình từ dọn dẹp, nấu ăn đến đưa đón, dạy dỗ con cái. | – Trông coi, đảm đương hết mọi việc. | – Dựa vào câu văn “ Một mình chị ấy quán xuyến mọi việc trong gia đình từ dọn dẹp, nấu ăn đến đưa đón, dạy dỗ con cái.” |
c. Người vị tha luôn vì người khác, biết nghĩ cho người khác. Đây là một đức tính tốt. Trái với người vị tha là người vị kỉ.
| – Người chỉ biết lo đến lợi ích cá nhân mình, không biết nghĩ cho người khác. |
“Người vị tha luôn vì người khác, biết nghĩ cho người khác.” “Trái với vị tha là người vị kỉ” |
d. Bây giờ tôi chẳng thiết tha với chuyện gì cả. Tôi chỉ tha thiết mong anh giải quyết cho trường hợp của tôi. | – “thiết tha”: luôn luôn nghĩ đến, quan tâm đến. | – Căn cứ vào ngữ cảnh cả 2 câu văn. |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG.
- Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức giải nghĩa của từ trong ngữ cảnh cụ thể. Rèn luyện kỹ năng nghe một vấn đề qua video và rút ra được bài học.
- Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
- Nội dung: Học sinh làm việc cặp đôi trả lời câu hỏi số 1, xem video và trả lời câu hỏi của giáo viên.
- Tổ chức hoạt động
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
NV1: Xác định nghĩa của từ “cần” trong ngữ cảnh sau và căn cứ vào đâu em xác định được.
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
(Câu cá mùa thu – Nguyễn Khuyến)
NV 2: Học sinh xem video “Nói có đầu có đuôi”và nhận xét nhân vật người con đã áp dụng lời dạy trong hoàn cảnh nào? Em rút ra bài học gì trong quá trình giao tiếp? https://www.youtube.com/watch?v=h7xKad-r19I&t=61s
* Thực hiện nhiệm vụ học tập.
– HS làm việc cặp đôi thực hiện NV1, sau đó GV cho HS xem đoạn video thực hiện trả lời câu hỏi.
* Báo cáo, thảo luận.
– HS trình bày kết quả thảo luận NV1, các bạn cùng thảo luận đưa ra đáp án thống nhất.
– Đối với NV 2: GV mời 2-3 HS trả lời câu hỏi.
* Kết luận, nhận định.
– GV đưa ra kết luận dựa trên kết quả thảo luận của học sinh.
– Đối với NV 1: GV đưa kết luận: Cần: chỉ cần câu cá
+ Căn cứ vào: nhan đề của bài thơ,
+ Căn cứ vào câu thơ “ Cá đâu đớp động dưới chân bèo”
– Đối với NV 2: Cậu bé trong video đã áp dụng lời dạy “ nói có đầu có đuôi” một cách máy móc dẫn đến chiếc áo của người ba đã bị cháy, chi tiết đó đã tạo nên tiếng cười cho câu chuyện.
– GV rút ra kết luận dựa trên câu trả lời của học sinh: Trong giao tiếp chúng ta phải chú ý sử dụng từ cho đúng nghĩa, đúng ngữ cảnh, đúng hoàn cảnh giao tiếp.
VĂN BẢN 3.
MẸ
(Đỗ Trung Lai)
MỤC TIÊU BÀI HỌC
– Nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, vần nhịp, biện pháp tu từ.
– Nhận biết được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
– Nhận biết được tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
– PP truyết trình giải thích ngắn gọn về thể loại thơ, kiểu bài biểu cảm về con người.
– PP hợp tác, đàm thoại gợi mở để học sinh tranh luận, chia sẻ ý kiến; tổ chức cho HS thực hành, vận dụng kiến thức kĩ năng
- Phương tiện dạy học
– SGK, SGV
– Một số tranh ảnh liên qua đến bài học
– Phiếu học tập
– Sơ đồ, biểu bảng
– Bảng kiểm tra đánh giá thái độ làm việc nhóm, bài trình bày của HS
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Giáo viên
– Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo
– Định hướng HS phân tích, cắt nghĩa và khái quát bằng phương pháp đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, câu hỏi nêu vấn đề.
– Tổ chức HS tự bộc lộ, tự nhận thức bằng các hoạt động liên hệ.
– Phiếu học tập:
Phiếu học tập
Câu hỏi | Từ ngữ, hình ảnh độc đáo | Giải thích |
1 | So sánh vần và nhịp trong bài Mẹ với bài Đợi mẹ và Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi. Phân tích tác dụng của những cách gieo vần và ngắt nhịp khác nhau trong ba bài thơ. | |
2 | Em có nhận xét gì về cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của người con với mẹ trong bài thơ này? Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ để làm rõ ý kiến của em. | |
3 | Chủ đề của bài thơ là gì? | |
4 | Theo em, nhà thơ muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ? Thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào đối với em? |
- Học sinh.
– Đọc văn bản theo hướng dẫn Chuẩn bị đọc trong sách giáo khoa.
– Chuẩn bị bài theo câu hỏi trong SGK
- Bảng tham chiếu các mức độ cần đạt.
Nội dung chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao |
MẸ | – Nắm được thông tin về văn bản – Nắm được đề tài, chủ đề của bài thơ. – Tìm được những tù ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của con với mẹ. | Nhận xét được những hình ảnh, những câu thơ thể hiện tình cảm yêu thương, trân trọng.
| – Nêu được nội dung, ý nghĩa của bài thơ. – Vận dụng hiểu biết về nội dung bài thơ để phân tích, cảm nhận nội dung, nghệ thuật có trong bài
| – Cảm nhận hiệu quả nghệ thuật của các hình ảnh, các biện pháp tu từ….trong bài thơ – Trình bày cảm nhận của bản thân về giá trị trân quý tình cảm gia đình trìu mến, yêu thương. |
- CÁC CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ TRONG BÀI HỌC.
- Câu hỏi: Hiểu biết giá trị tình cảm qia đình: cách gieo vần, ngắt nhịp, từ ngữ, hình ảnh…
- Bài tập: – Vẽ tranh, hát
- Rubric:
Mức độ Tiêu chí | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 |
Thiết kế bài vẽ, bài hát thể hiện chủ đề văn bản vừa học
| Tranh vẽ, bài hát chưa đầy đủ nội dung
| Tranh vẽ, bài hát đủ nội dung nhưng chưa hấp dẫn.
| Tranh vẽ, bài hát đầy đủ nội dung và đẹp, khoa học, hấp dẫn.
|
- TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động học (Thời gian) | Mục tiêu
| Nội dung dạy học trọng tâm | PP/KTDH chủ đạo | Phương án đánh giá |
HĐ 1: Khởi động
| Kết nối – tạo tâm thế tích cực. | Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến thơ bốn chữ. | – Nêu và giải quyết vấn đề – Đàm thoại, gợi mở | – Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; – Do GV đánh giá. |
HĐ 2: Khám phá kiến thức | I.Tìm hiểu chung về thơ. II. Đọc hiểu văn bản. Mẹ | Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; | Đánh giá qua sản phẩm qua hỏi đáp; qua phiếu học tập, qua trình bày do GV và HS đánh giá -Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá | |
HĐ 3: Luyện tập | Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng | Vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành. Kỹ thuật: động não
| Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá -Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá | |
HĐ 4: Vận dụng |
| Liên hệ thực tế đời sống để hiểu, làm rõ thêm thông điệp của văn bản.
| Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan. | Đánh giá qua sản phẩm của HS, qua trình bày do GV và HS đánh giá. – Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá. |
HĐ Mở rộng | Mở rộng | Tìm tòi, mở rộng để có vốn hiểu biết sâu hơn. | Dạy học hợp tác, thuyết trình; | – Đánh giá qua sản phẩm theo yêu cầu đã giao. – GV và HS đánh giá |
- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
HOẠT ĐỘNG 1: Mở đầu (5 phút)
- a. Mục tiêu: Kích hoạt kiến thức nền, tạo tâm thế cho học sinh. Kết nối – tạo tình huống/vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập.
- Nội dung:
– Quan sát clip hay các bức tranh, ảnh về tình cảm gia đình và nêu cảm nhận.
- Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong bài học.
- Tổ chức thực hiện:
Cho học sinh nghe bài hát mẹ của Đỗ Trung Quân. Nêu cảm nhận của bản thân.
Đúng như lời bài hát, người con từ lúc còn trong bụng mẹ đã cảm nhận được biết bao tình cảm của người mẹ và cả sự quan tâm chăm sóc của người cha. Và rồi khi ta chào đời, ta lại được nuôi lớn bằng dòng sữa ngọt ngào của người mẹ và bao vất vả khó nhọc của người cha. Thời gian cứ thế trôi đi, đồng nghĩa với việc con ngày càng lớn khôn và cha mẹ ngày càng vất vả hơn để lo chu toàn cho ta từ miếng cơm manh áo đến học hành, dưỡng dục ta nên người. Chính vì thế đó là tình cảm vô bờ của họ mà ta cảm nhận được từ trái tim. Và có lúc ta cũng đã ẩn chứa bên trong trái tim ta mà ta đã từng thể hiện ở sự chờ đợi họ khi vào một ngày nào đó mà ta chưa nghe, chưa thấy mẹ dường như mình thiếu vắng một thứ gì khó tả đúng không các con? Và đó cũng là nội dung bài học mà cô trò mình tìm hiểu trong tiết học này, các con ạ!
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
ĐỌC
- Mục tiêu:
– HS nắm được những nét cơ bản về ngôn ngữ thơ.
– Hiểu được vẻ đẹp nội dung và hình thức bài thơ trong ngữ cảnh cụ thể.
- Nội dung: Vận dụng kĩ năng đọc thu thập thông tin, trình bày một phút để tìm hiểu ngôn ngữ thơ trong ngữ cảnh: vần điệu, nhịp điệu, thanh điệu…
– HS trả lời, hoạt động cá nhân.
– Thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
- Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân và phiếu học tập đã hoàn thiện của các nhóm.
- Tổ chức thực hiện:
Nội dung 1: Tìm hiểu chung về thơ, ngôn ngữ thơ
HĐ của GV và HS | Dự kiến sản phẩm |
Bước 1. GV giao nhiệm vụ: yêu cầu HS đọc phần Tri thức đọc hiểu trong SGK trang 96, 97 và tái hiện lại kiến thức. – HS đọc Tri thức đọc hiểu trong SGK và tái hiện lại kiến thức trong phần đó. Bước 2. HS trình bày cá nhân. Bước 3. Đánh giá kết quả. Bước 4. Chuẩn kiến thức. – GV lấy VD và chiếu lên cho HS dễ quan sát. | 1. Thơ: – Được sáng tác để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của nhà thơ trước khoảnh khắc của đời sống. – Đọc thơ trước hết là tìm hiểu, lắng nghe, chia sẻ những tình cảm, cảm xúc ấy qua ngôn ngữ thơ. 2. Ngôn ngữ thơ: Có khả năng truyền cảm, lan tỏa tình cảm, cảm xúc nhờ tổ chức một cảm xúc đặc biệt, độc đáo thể hiện qua cách dùng từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp các biện pháp tu từ. |
Nội dung 2: Đọc hiểu văn bản: MẸ
- Mục tiêu:
(HS hiểu được nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ.
- Nội dung: Làm việc cá nhân, thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu học tập.
- Sản phẩm: Câu trả lời cá nhân, phiếu học tập đã hoàn thiện của các nhóm.
d.Tổ chức thực hiện:
* Chuẩn bị đọc:
* Trước khi trải nghiệm cùng văn bản, GV đặt câu hỏi:
– HS trả lời theo suy nghĩ cá nhân.
- Trải nghiệm cùng văn bản + Đọc hiểu văn bản
(Sử dụng bài thơ “ Mẹ ” của Đỗ Trung Quân )
HĐ của GV và HS | Dự kiến sản phẩm |
HĐ1. Tìm hiểu tác giả (SGK/99) và đọc tác phẩm. – Bước 1.GV hướng dẫn cách đọc: Đọc rõ ràng, rành mạch, biểu cảm… – Bước 2. HS đọc. – Bước 3. Nhận xét cách đọc của HS. HĐ2. Trải nghiệm cùng văn bản. a. Hình ảnh người mẹ. * Bước 1: GV cho HS nghe lại bài hát trên (GV mở cho HS quan sát trực tiếp). Sau đó giao nhiệm vụ: Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Chỉ ra đặc điểm của thể thơ đó ở các yếu tố: Số tiếng và nhịp ở các dòng thơ; vần của bài thơ. – Bài thơ được làm theo thể thơ 4 chữ: + Số tiếng và nhịp ở các dòng thơ: Số tiếng 4, nhịp chủ yếu là 2/2, có câu ngắt nhịp 1/3. + Vần của bài thơ: Bài thơ gieo ở vần cuối câu 2 và câu 4 của mỗi khổ thơ. ? So sánh vần và nhịp trong bài Mẹ với bài Đợi mẹ và Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi. Phân tích tác dụng của những cách gieo vần và ngắt nhịp khác nhau trong ba bài thơ. * Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. * Bước 3: Báo cáo-Đánh giá sản phẩm. * Bước 4: Kết luận nhận định 2. Tình cảm của người con dành cho mẹ * Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: ? Em có nhận xét gì về cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của người con với mẹ trong bài thơ này? Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ để làm rõ ý kiến của em. ?Chủ đề bài thơ là gì? ? Theo em, nhà thơ muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ? Thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào đối với em? * Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. * Bước 3: Báo cáo-Đánh giá sản phẩm. * Bước 4: Kết luận nhận định. | 1. Tìm hiểu tác giả và đọc tác phẩm.
II. Trải nghiệm cùng văn bản. 1. Hình ảnh người mẹ. – Hình ảnh người mẹ được đối chiếu với hình ảnh cây cau. + Cây cau là hình ảnh quen thuộc xuất hiện trong nhiều câu chuyện dân gian, tượng trưng cho tình nghĩa thủy chung của con người Việt Nam. Nó còn gắn liền với làng quê, với hình ảnh với phụ nữ Việt Nam, các bà mẹ thường nhai trầu cau. Hình ảnh mẹ được đặt bên cạnh một hình ảnh quen thuộc trong văn hóa Việt Nam. – Hình dáng mẹ + Theo thời gian, cây cau ngày càng phát triển, cao lớn, xanh tốt. Nhưng thời gian cũng rất khắc nghiệt, nó làm mẹ càng ngày càng già đi. Hình ảnh mẹ và cây cau được đặt cạnh nhau cho thấy được sự đối lập tương phản và nỗi xót xa của người con khi mẹ càng ngày càng già yếu. – Hành động của mẹ + Khi con còn bé: bổ cau làm tư. + Hiện tại: cau bổ làm tám mẹ còn ngại to. + Tác giả mượn hình ảnh nhai trầu quen thuộc để khắc họa người mẹ. Miếng trầu bổ nhỏ gợi ra tuổi già móm mém của mẹ. 2.Tình ảm của người con dành cho mẹ. – Nỗi buồn, xót xa của người con trước tuổi già của mẹ. => Vào tuổi xế chiếu, bao lo toan vất vả của cuộc đời đã rút cạn sức lực của mẹ. – Tình cảm của người con: + Nâng: sự trân trọng, nâng niu miếng trầu – hình ảnh tượng trưng cho mẹ. + Cầm: tình cảm dồn nén, chứa đựng bao xót xa, tình cảm của con dành cho mẹ => Qua hình ảnh miếng cau khô, ta cảm nhận được nỗi niềm của con dành cho mẹ. Con thấu hiểu những khó nhọc, cay đắng của đời mẹ, trân trọng những hi sinh mẹ đã dành cho con nhưng không khỏi đau đớn trước những vất vả của mẹ. +Với sự xót xa, con tự vấn trời đất cũng là tự vấn bản thân mình: Sao mẹ ta già? => Câu hỏi tu từ thể hiện sự vô vọng, sự bất lực của người con không thể níu kéo thời gian chậm lại, níu kéo mẹ ở lại mãi mãi bên con. “Mây bay về xa” như mái tóc mẹ hòa vào mây trắng. Lời thơ mở ra dư âm nghẹn ngào, nỗi xúc động dưng dưng
|
- Tổng kết
HĐ của Gv và HS | Sản phẩm |
Làm việc cá nhân. * Bước 1: GV giao nhiệm vụ: Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản? * Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. * Bước 3: Báo cáo-Đánh giá sản phẩm. * Bước 4: Kết luận nhận định. | 1. Nghệ thuật.– Thể thơ bốn chữ. – Lời thơ giản dị, tự nhiên. – Hình ảnh thơ gần gũi. 2. Nội dung.– Bài thơ mượn hình ảnh cây tre quen thuộc để khắc họa mẹ. Qua đó, bài thơ thể hiện sự vất vả của cuộc đời mẹ, tình yêu thương chân thành của con dành cho mẹ và sự đau đớn, buồn tủi khi quỹ thời gian của mẹ không còn nhiều, dường như ngày con xa mẹ đang đến gần. |
LUYỆN TẬP SAU TIẾT HỌC
- Mục tiêu: (HS làm được bài tập sau khi học xong văn bản: Chỉ ra được những từ ngữ, hình ảnh độc đáo trong bài, giải thích…)
- Nội dung: HS làm việc cá nhân hoặc nhóm bàn để hoàn thành phiếu học tập.
- Sản phẩm: Phiếu HT đã hoàn thiện của HS.
- Tổ chức thực hiện hoạt động.
*Dự kiến sản phẩm
Câu hỏi 1: So sánh vần và nhịp trong bài Mẹ với bài Đợi mẹ và Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi. Phân tích tác dụng của những cách gieo vần và ngắt nhịp khác nhau trong ba bài thơ.
Câu trả lời:
Bài thơ | Gieo vần – nhịp | Tác dụng |
Mẹ | Vần cách – Nhịp 2/2 | Dễ thuộc, dễ nhớ. |
Đợi mẹ | Vần lưng – Nhịp 3/3, 2/3, 3/2 | Sử dụng nhịp điệu linh hoạt nhằm giàu sức gợi, giản dị và đầy tự nhiên. |
Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi | Vần cách – Nhịp 3/5, 4/5, 3/4 | Sử dụng nhịp điệu linh hoạt khiến bài thơ vừa thôi thúc, vừa nhẹ nhàng, tăng sức biểu đạt mạnh mẽ nhằm thể hiện tình cảm giữa nhân vật “tôi” với mèo. |
Câu hỏi 2: Em có nhận xét gì về cách thể hiện tình cảm, cảm xúc của người con với mẹ trong bài thơ này? Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ để làm rõ ý kiến của em.
Câu trả lời:
– Bài thơ bộc lộ nhiều cung bậc cảm xúc: Yêu thương, xót xa, ngậm ngùi trước tuổi già của mẹ; trách giận thời gian.
– Hình ảnh mẹ trong bài thơ được đặt trong sự đối sánh với hình ảnh cau. Đối sánh trên những phương diện: Hình dáng, màu sắc (màu lá, màu tóc); chiều cao.
Lưng còng – thẳng
Ngọn xanh rờn – đầu bạc trắng
Cao – thấp
Gần giời – gần đất
Cau khô – (mẹ) gầy
– Tác giả sử dụng những biện pháp tu từ:
Đối lập: Giữa mẹ và cau trong dáng hình, màu sắc, chiều cao..có tác dụng gợi lên một cách xót xa hình ảnh người mẹ khi già đi, biểu đạt niềm thương cảm của người con đối với mẹ.
So sánh: Một miếng cau khô – Khô gầy như mẹ có tác dụng làm cho bài thơ tăng tính gợi hình, biểu cảm.
Câu hỏi 3: Chủ đề bài thơ là gì?
Câu trả lời:
Chủ đề: mượn hình ảnh cau, qua đó bộc lộ tình cảm yêu thương, xót xa, ngậm ngùi của người con khi đối diện với tuổi già của mẹ.
Câu hỏi 4: Theo em, nhà thơ muốn gửi gắm thông điệp gì qua bài thơ? Thông điệp ấy có ý nghĩa như thế nào đối với em?
Câu trả lời:
– Thông điệp: thông qua việc thể hiện được tình cảm yêu kính đối với mẹ và tâm trạng buồn, day dứt của người con khi mẹ ngày càng già và đến gần hơn với sự chia lìa cõi sống, tác giả muốn gửi gắm thông điệp rằng mỗi chúng ta hãy trân trọng giây phút bên cạnh mẹ của mình, thể hiện tình cảm yêu thương thông qua các hành động và lời nói với mẹ mình.
– Thông điệp đó đã nhắc nhở em rằng hãy luôn biết cách thấu hiểu, quan tâm, dành nhiều thời gian cho mẹ.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG (10 phút)
- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập
- Nội dung: Viết đoạn văn
- Sản phầm: Đoạn văn của học sinh
- Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ học tập | Thực hiện NV học tập Báo cáo, thảo luận | Kết luận, nhận định |
– Yêu cầu HS Quan sát người thân trong gia đình của mình qua năm tháng, em thấy họ có những thay đổi như thế nào? Em có cảm xúc gì khi nhận ra những thay đổi ấy? – HS tiếp nhận nhiệm vụ.
| – Thực hiện NV học tập: + HS suy nghĩ, trả lời + Gv quan sát, hỗ trợ
– Báo cáo, thảo luận: + Hs trả lời + Hs khác lắng nghe, bổ sung. | GV nhận xét, bổ sung, chốt ý – Hs vẽ, viết đoạn văn đúng hình thức, dung lượng – Nêu được cảm xúc thật của bản thân đối với người thân. |
VIẾT
VĂN BIỂU CẢM VỀ CON NGƯỜI
( 2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Năng lực
- Năng lực chung
– Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác…
- Năng lực chuyên biệt:
– Biết viết VB đảm bảo các bước: chuẩn bị trước khi viết (xác định đề tài, mục đích, thu thập tư liệu); tìm ý và lập dàn ý; viết bài; xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
– Bước đầu biết viết VB biểu cảm về con người
– Diễn đạt đoạn văn, bài văn mạch lạc, cấu trúc chặt chẽ.
- Phẩm chất:
– Nhân ái, thể hiện tình cảm, cảm xúc của bản thân đối với một người cụ thể.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– KHBD, SGK, SGV, SBT,
-Video bài hát: https://www.youtube.com/watch?v=S0C1LddbFFk
– Phiếu học tập
– Tranh ảnh
– Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, Bút dạ, Giấy A0,
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
*Hoạt động 1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
- Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
- Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ: Chiếu đoạn video: “Mẹ ơi, con yêu mẹ” https://www.youtube.com/watch?v=S0C1LddbFFk -GV đặt câu hỏi liên quan kiểu bài từ video: ? Trong video, em bé đã thể hiện tình cảm cảm xúc gì? Với đối tượng nào? Khi thể hiện cảm xúc, em bé có kể hay tả lại điều gì không? – HS tiếp nhận nhiệm vụ, Quan sát, lắng nghe đoạn nhạc, trả lời -GV đánh giá, chốt và dẫn vào bài mới Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – Gv quan sát, hỗ trợ – HS suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – HS đọc, trình bày câu trả lời – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, dẫn dắt vô bài mới | – Học sinh quan sát, lắng nghe và trả lời, tùy vào câu trả lời của học sinh mà GV định hướng, có cách dẫn dắt vào bài cho phù hợp
|
Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1.Ôn tập kiến thức : khái niệm và các yêu cầu đối với bài văn biểu cảm về con người a. Mục tiêu: Nhận biết được các yêu cầu đối với kiểu bài thuyết minh thuật lại một sự kiện. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện:
| |||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ: phát phiếu học tập, nêu câu hỏi ôn tập. ? Kiểu bài biểu cảm về con người là dạng bài như thế nào? ? Với kiểu bài này, cần đảm bảo những yêu cầu nào? – HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ – HS suy nghĩ – Gv quan sát, hỗ trợ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận – GV tổ chức hoạt động Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ – Gv nhận xét, bổ sung những điều học sinh chưa chắn chắn | I. Ôn tập khái niệm và các yêu cầu đối với bài văn văn biểu cảm 1. Khái niệm Kiểu văn bản trình bày cảm xúc của người viết về đối tượng
2. Yêu cầu: – Tình cảm trong sáng, chân thật -Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc -Phương thức kết hợp: miêu tả và tự sự -Bố cục: 3 phần MB:Giới thiệu đối tượng biểu cảm, biểu đạt cảm xúc chung về đối tượng. TB:Biểu lộ cảm xúc, suy nghĩ cụ thể một cách sâu sắc về đối tượng.( Cảm xúc , suy nghĩ về đặc điểm, tính cách, kỉ niệm đối với người đó KB:Khẳng định lại tình cảm, cảm xúc về đối tượng, rút ra điều đáng nhớ với bản thân. | ||||||||||||||||
2. Phân tích ví dụ tham khảo a. Mục tiêu: Nhận biết được các đặc điểm của kiểu bài b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: | |||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc bài mẫu (SGK /107 ) và trả lời vào phiếu học tập, hoạt động theo nhóm:
– HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – Gv quan sát, hỗ trợ – HS suy nghĩ, trả lời Bước 3: Báo cáo , thảo luận – HS đọc, trình bày câu trả lời – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | II. Phân tích ví dụ 1.Bài văn được viết để biểu lộ tình cảm : quý mến một người bạn 2. – Câu văn giới thiệu về nhân vật: Mãi đến gần cuối năm , tôi mới thân với Lan, người bạn cùng bàn. -Câu văn thể hiện cảm xúc của người viết: + Tôi yêu quý Lan bởi tính…. + Có bạn thân …. Thật là tuyệt. 3. a.Những cảm xúc : -Ban đầu không thích bạn -Sau đó: quý mến bạn b.Sử dụng 2 phương thức kết hợp: Tự sự, miêu tả 4. Dựa vào tình cảm, suy nghĩ được bộc lộ trong bài viết, người đọc có thể cảm nhận được tình cảm cảm xúc chân thành của người viết dành cho nhân vật. 5. Ở KB, người viết đã trình bày những nội dung sau: – Từ đối tượng, Khẳng định, hiểu ra ý nghĩa của tình bạn. – Bài học từ người bạn, từ tình bạn: bản thân học được điều tốt: biết quan tâm, chia sẻ,… 6. Kinh nghiệm viết bài văn biểu cảm về con người: |
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP (Thực hành viết theo các bước)
a. Mục tiêu: Nắm được cách viết bài văn b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: | |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
NV1: Chuẩn bị trước khi viết. Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ + Tôi nên chọn người trong gia đình hay những người khác nào? Tôi có cảm xúc gì đối với người đó? Những hình ảnh nào, kỉ niệm nào gây cho tôi cảm xúc? + Tôi viết nhằm mục đích gì? + Người đọc của tôi có thể là ai?
– HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS quan sát, trao đổi với bạn cùng bàn – GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo , thảo luận – Gv tổ chức hoạt động – HS trình bày câu trả lời, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức NV2: Tìm ý, lập dàn ý Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ HS tìm ý theo PHT số 2
– HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS quan sát, trao đổi với bạn cùng bàn – GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo , thảo luận – Gv tổ chức hoạt động – HS trình bày câu trả lời, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Kết luân, nhận định – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức NV3: Viết bài Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ + Hs viết bài – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS quan sát, trao đổi với bạn cùng bàn – GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo , thảo luận – Gv tổ chức hoạt động – HS trình bày câu trả lời, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức NV4: Chỉnh sửa và đọc lại bài viết Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ + Phát bảng kiểm cho HS + Sau khi viết xong, hai HS là 1 cặp sẽ dùng bảng kiểm để tự kiểm tra lẫn nhau. +GV Hướng dẫn HS dùng Bảng kiểm để kiểm tra và điều chỉnh bài viết để tự kiểm tra, điều chỉnh bài viết củaa bản thân (thực hiện ở nhà hoặc trên lớp), nên dùng bút khác màu để tự điều chỉnh. + Cuối cùng, cho HS thảo luận, trình bày những gì đã học được từ quá trình viết của bản thân và từ những gì học hỏi được từ bạn về cách kể lại trải nghiệm của bản thân. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS quan sát, trao đổi với bạn cùng bàn – GV quan sát, gợi mở Bước 3: Báo cáo , thảo luận – Gv tổ chức hoạt động – HS trình bày câu trả lời, nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định – GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức | III. Thực hành Đề bài: Viết bài văn bày tỏ cảm xúc về một người mà em yêu quý . 1. Chuẩn bị trước khi viết – Xác định thời gian, địa điểm, xác định đề tài, mục đích – Thu thập tư liệu.
2. Tìm ý, lập dàn ý theo phiếu học tập a. Tìm ý –Từ ngữ biểu cảm: yêu mến, kính trọng,… -Hình dung về người đó: việc là, kỉ niệm, hình ảnh…. – Lí giải nguyên nhân cảm xúc: chăm sóc, quan tâm, … em -Yết tố tả, kể: đặc điểm nổi bật, kỉ niệm sâu sắc,… b. Lập dàn ý – Mở bài: giới thiệu người mà em yêu quý, cảm xúc chung. – Thân bài: + Cảm xúc thứ 1, nguyên nhân cảm xúc…. + Cảm xúc thứ 2, nguyên nhân cảm xúc – Kết bài: Khẳng định tình cảm với người đó, bài học bản thân…
3. Viết bài
4. Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.
|
NÓI VÀ NGHE
TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG
- MỤC TIÊU
- Về kiến thức:
– Ý kiến, lí lẽ, bằng chứng, mối liên hệ giữa chúng.
– Vấn đề trong đời sống
- Về năng lực:
– Biết trình bày ý kiến của bản thân.
– Xác định được vấn đề trong đời sống.
– Biết cách nói và nghe phù hợp với đặc trưng của kiểu bài văn nghị luận về một vấn đề, hiện tượng đời sống.
- Về phẩm chất:
– Nhân ái thấu hiểu, tôn trọng góc nhìn, ý kiến của người khác.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
– SGK, SGV.
– Máy chiếu, máy tính.
– Phiếu đánh giá theo tiêu chí HĐ nói hoặc bảng kiểm
-Video: ma túy: https://www.youtube.com/watch?v=lCCc0vcG2ww
-Video câu chuyện về tình bạn:
https://www.youtube.com/watch?v=MxjIKZjg3Ws
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS d. Tổ chức thực hiện: | |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV chuyển giao nhiệm vụ Gv chiếu video câu chuyện về tình bạn: https://www.youtube.com/watch?v=MxjIKZjg3Ws và yêu cầu học sinh vừa xem và nói được vấn đề đặt ra trong video – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ – HS suy nghĩ, trả lời – GV quan sát, lắng nghe Bước 3: Báo cáo , thảo luận – HS trình bày – GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định – GV nhận xét và kết nối vào bài | – Hs quan sát, lắng nghe và trả lời câu hỏi -Có thể HS trả lời nhiều : vấn đề “tình bạn”, “ý nghĩa của tình bạn”….
|
Hoạt động 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1.Chuẩn bị bài nói | ||
a. Mục tiêu: – HS xác định được mục đích nói và người nghe; – Xác định không gian và thời gian nói; – Chuẩn bị nội dung nói và luyện nói. b. Nội dung: – GV hỏi và nhận xét câu trả lời của HS – HS trả lời câu hỏi của GV c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS d.Tổ chức thực hiện | ||
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
NV1: Chuẩn bị bài nói Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – Gv chuyển giao nhiệm vụ B2: Thực hiện nhiệm vụ – HS suy nghĩ câu hỏi của GV. – Dự kiến KK: HS không trả lời được câu hỏi. – Tháo gỡ KK: GV đặt câu hỏi phụ. ? Em sẽ nói về vấn đề đó ntn? ? Em có video, sơ đồ để bài nói ấn tượng, sinh động, hấp dẫn không? B3: Thảo luận, báo cáo – HS trả lời câu hỏi của GV. B4: Kết luận, nhận định (GV) GV: Nhận xét câu trả lời của HS và chốt mục đích nói, chuyển dẫn sang mục b. | *Chủ đề: Ý nghĩa của tình bạn 1. Chuẩn bị bài nói – Xác định mục đích nói và người nghe (SGK). – Khi nói phải bám sát mục đích (nội dung) nói và đối tượng nghe để bài nói không đi chệch hướng. – Khi nói cần lựa chọn không gian và xác định thời gian nói. – Dự kiến: Tìm hình ảnh, video, sơ đồ cho bài nói thuyết phục
| |
2. Lập dàn ý | ||
a. Mục tiêu: Biết được các kĩ năng khi trình bày bài nói. b. Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện | ||
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) –Gv tổ chức buổi tọa đàm: HS đóng vai người trình bày và đóng vai người tham dự. B2: Thực hiện nhiệm vụ – HS lập dàn ý theo sơ đồ. -GV hướng dẫn B3. Báo cáo, thảo luận -HS trình bày dàn ý trong nhóm, tổ
-GV quát sát, hướng dẫn các em thực hiện trao đổi B3. Kết luận, nhận định GV nhận xét, hướng dẫn vào phần tiếp theo
| 2. Lập dàn ý -Tìm hình ảnh, video liên quan vấn đề -Xác định các ý sẽ nói ( lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, xác thực). -Liệt kê các ý sẽ trình bày bằng cách gạch đầu dòng, diễn đạt bằng những từ/ cụm từ ngắn gọn trên những mảnh giấy ghi chép nhỏ (dạng giấy ghi chú). -Trao đổi dàn ý với bạn cùng nhóm để hoàn thiện hơn.
| |
3. Trình bày bày bài nói | ||
a. Mục tiêu: – Luyện kĩ năng nói cho HS – Giúp HS nói có đúng vấn đề và biết một số kĩ năng nói trước đám đông. b. Nội dung: GV yêu cầu : – HS nói theo dàn ý (chọn 1 trong 3 vấn đề đã nêu ở trên) & nhận xét HĐ nói của bạn. c. Sản phẩm: Bài nói của HS d. Tổ chức thực hiện | ||
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) – Yêu cầu HS nói theo dàn ý – Trình chiếu phiếu đánh giá nói theo các tiêu chí và yêu cầu HS đọc. B2: Thực hiện nhiệm vụ – HS lập dàn ý theo sơ đồ. – GV hướng dẫn HS nói theo phiếu tiêu chí B3: Thảo luận, báo cáo – HS nói (4 – 5 phút). – GV hướng dẫn HS nói – GV hướng dẫn HS nói theo phiếu tiêu chí B3: Thảo luận, báo cáo – HS nói (4 – 5 phút). – GV hướng dẫn HS nói B4: Kết luận, nhận định (GV) – Nhận xét HĐ của HS và chuyển dẫn sang mục sau. | – HS nói trước lớp
– Yêu cầu nói: + Nói đúng mục đích (trình bày ý kiến về đời sống). + Nội dung nói có mở đầu, có kết thúc hợp lí. + Nói to, rõ ràng, truyền cảm. + Điệu bộ, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt… tự tin. | |
4. Trao đổi và đánh giá | ||
a.Mục tiêu: Giúp HS – Biết nhận xét, đánh giá về HĐ nói của nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí. b. Nội dung: – GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá HĐ nói dựa trên các tiêu chí. – HS làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả. c. Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện | ||
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |
B1: Chuyển giao nhiệm vụ (GV) – Trình chiếu (phát) bảng kiểm trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống
– Yêu cầu HS đánh giá theo bảng kiểm Hướng dẫn HS đóng vai trò người nghe, ghi lại + 3 ưu điểm về phần tóm tắt của bạn + 2 hạn chế + 1 đề xuất thay đổi, điều chỉnh bài nói B2: Thực hiện nhiệm vụ GV: Hướng dẫn HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo bảng kiểm HS ghi nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn ra giấy. B3: Thảo luận, báo cáo – GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá. – HS nhận xét, đánh giá HĐ nói của bạn theo phiếu đánh giá các tiêu chí nói. B4: Kết luận, nhận định – GV nhận xét HĐ nói của HS, nhận xét nhận xét của HS và kết nối sang hoạt động sau. | – Nhận xét chéo của HS với nhau dựa trên phiếu đánh giá tiêu chí (bảng kiểm). – Nhận xét của HS | |
Hoạt động 3. LUYỆN TẬP/ VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học, vận dụng để nói và nghe. b. Nội dung: – GV yêu cầu HS ghi lại những điều em đã học được qua tiết học. -GV cho HS nghe video “Ma túy học đường https://www.youtube.com/watch?v=lCCc0vcG2ww – GV thuyết trình – HS tiếp nhận nhiệm vụ. c. Sản phẩm học tập: Video bài nói của HS d. Tổ chức thực hiện:
| |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ – GV cho HS làm việc cá nhân, quay video bài nói gửi qua mail giáo viên. – HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ -HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo, thảo luận – HS trả lời Bước 4: Kết luận, nhận định – GV nhắc nhở HS thực hiện quay video và nói đúng thời hạn -Chốt lại kiến thức | Video bài nói của HS
|
- Mục tiêu:
- Năng lực
HS biết cách hệ thống lại các đơn vị kiến thức đã học ở bài học 10 bao gồm 4 kĩ năng: đọc – viết- nói và nghe.
- Phẩm chất
– Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
– Nhân ái, biết yêu thương, quan tâm mọi người; yêu cái đẹp.
- Chuẩn bị của GV và HS
– Giáo viên: SGK, kế hoạch bài dạy, sách tham khảo, Phiếu học tập.
– Học sinh: Đọc lại các VB và tự làm các bài tập mục Ôn tập trước ở nhà. HS có thể ghi lại những khó khăn, thắc mắc để trao đổi tại lớp trong tiết Ôn tập.
III.Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
- a. Mục tiêu: Kết nối – tạo hứng thú cho học sinh, chuẩn bị tâm thế tiếp cận kiến thức về kiểu bài, kết nối kiến thức trong cuộc sống vào nội dung của bài học
- Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
- Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS, cảm nhận ban đầu về vấn đề đặt ra trong tiết học
- Tổ chức thực hiện hoạt động:
Hoạt động 2: Tiến hành ôn tập
- Mục tiêu: HS hiểu được kiến thức trong bài học 9 để hoàn thành các bài tập trong mục Ôn tập.
- Nội dung: Trả lời câu hỏi, hoàn thành các bài tập SGK.
- Sản phẩm: Câu trả lời đúng của HS.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu hỏi 1: Em đã học ba bài thơ Đợi mẹ, Một con mèo nằm ngủ trên ngực tôi, Mẹ. Hãy so sánh các văn bản và rút ra nhận xét chung bằng cách điền vào Phiếu học tập sau (kẻ vào vở):
Câu hỏi 2: Qua việc học các bài thơ trên, em rút ra kinh nghiệm gì khi đọc thể loại này?
Câu hỏi 3: Đọc đoạn thơ sau:
Đâu chỉ lên trăng, thơ ta còn bay khắp
Theo những con tàu cập bến các vì sao
Như lòng ta chẳng bao giờ nguôi khát vọng
Biết bay rồi, ta lại muốn bay cao.
(Xuân Quỳnh, Khát vọng)
- Dựa vào ngữ cảnh, em hãy giải thích nghĩa của các từ “bay” trong đoạn văn trên.
- Nghĩa của các từ “bay” có liên quan với nhau không?
Câu hỏi 4: Hoàn chỉnh sơ đồ sau về đặc điểm của bài văn biểu cảm (về con người).
Câu hỏi 5: Qua bài học này, em rút kinh nghiệm gì khi trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
Bước 3: Báo cáo sản phẩm học tập
Bước 4: Đánh giá, nhận xét
– GV nhận xét, khen và biểu dương các HS trả lời nhanh và đúng nhất.
– GV tái hiện và dẫn dắt vào tiết Ôn tập để giúp HS củng cố kiến thức.
- Tìm hiểu thông tin về tác giả của các văn bản đã học: thu thập các nguồn tư liệu khác nhau như bài viết, ảnh, video,… Đọc thêm các tác phẩm của cùng tác giả.
- Hệ thống hoá kiến thức bài học 10 bằng sơ đồ tư duy.