
Giáo án Bài 6, Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo:
TÌNH YÊU TỔ QUỐC (Thơ Thất ngôn bát cú và tứ tuyệt Đường luật)
* MỤC TIÊU CHUNG.
- Nhận biết được một số yếu tố thi luật của thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường như: bố cục, niêm, luật, vần, nhịp, đối.
- Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc, nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.
- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học.
- Nhận biết được đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ và câu hỏi tu từ.
- Viết được bài văn kể lại một hoạt động xã hội có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố ấy trong văn bản.
- Nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác.
- Yêu quê hương đất nước, tự hào với truyền thống đấu tranh giữ nước của dân tộc
TUẦN: ……
Tiết:……
Ngày soạn: …..………….
Ngày dạy: ……..….……..
ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
VĂN BẢN:
NAM QUỐC SƠN HÀ
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY.
1. Kiến hức:
– Khái niệm thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường.
– Khái niệm phép tu từ đảo ngữ, tác dụng của câu hỏi tu từ.
2. Năng lực
1.1. Năng lực chung:
– Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới đối với bản thân từ các nguồn tài liệu cho sẵn theo hướng dẫn.
1.2. Năng lực đặc thù:
– Nhận biết và phân tích được yếu tố thi luật của bài thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt luật Đường như: bố cục, niêm luật,vần, nhịp, đối.
– Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc; nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.
– Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc tác phẩm văn học.
– Viết được bài văn kể lại một hoạt động xã hội có dùng yếu tố miêu tả hay biểu cảm hoặc cả hai yếu tố ấy trong văn bản.
– Nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình của người khác.
3. Phẩm chất
– Yêu thương những người thân trong gia đình, yêu quê hương.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.
1. Chuẩn bị của giáo viên:
– Giáo án;
– Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
– Tranh ảnh về nhà thơ, hình ảnh;
– Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
– Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
- HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU.
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
- Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV.
- Sản phẩm: Suy nghĩ của HS.
- Tổ chức thực hiện:
(Còn nữa…………….)
Tải bản word đầy đủ:
Để lại một phản hồi