Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn O.Henri

gioi-thieu-nha-van-o-henri

Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn O.Henri

I. Những tác động của bối cảnh lịch sử tác động lên tư tưởng của O. Henri.

❖ Lịch sử xã hội:

O’Henry là tác gia sống và sáng tác vào buổi giao thời giữa hai thế kỷ XIX và XX. Sau cuộc nội chiến (1861 – 1865) và sau cuộc chiến thắng lợi trước thực dân Tây Ban Nha (1898) nước Mỹ đã trải qua một cuộc đổi thay nhanh chóng, mạnh mẽ. Sự mở rộng lãnh thổ. sự phát triển công nghệ, việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng
lồ, sự tăng nhanh dân số do dòng người nhập cư ồ ạt, sự lổn mạnh của các đô thị, sự phát triển của hệ thống giao thông, thông tin liên lạc… đã tạo nên bước phát triển vượt bậc cho nồng nghiệp, kỹ thuật và thương mại. Cho đến thế chiến thứ nhất, nước Mỹ đã trở thành một cường quốc trên thế giới.

Trên bước đường thực hiện “Giấc mơ Mỹ” tuyệt đẹp, hướng tới cuộc sống tự do, bình đẳng, tiến bộ, phồn vinh, cái giá mà chính những người Mỹ phải trả không phải là nhỏ.

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX những vấn đề xã hội của việc đô thị hóa và công nghiệp hóa đã nảy sinh. Sự phân cách giàu -nghèo trở nến trầm trọng, số lượng những triệu phú Mỹ ngày càng nhiều cùng với sự tăng nhanh tình trạng khốn khó của người lao động. Sự thành đạt giàu sang song hành với đói khổ nghèo nàn trong xã hội. Việc cá nhân tự tạo cho mình một số phận tốt đẹp, một tương lai tươi sáng bằng đầu óc thực tiễn, tháo vát, sự cần mẫn… xem ra ngày càng khó có thể thực hiên. “Không còn những khoảng trống cho những kẻ khốn khổ có thể xây dựng lại cuộc sống và vươn len trên con đường làm ăn phồn vinh. Bây giờ thì người nghèo khổ đành phải chịu đựng số phận cơ cực.”

Hoa Kỳ là một nước có độ lớn về địa lý, một “quốc gũi của dân nhập cư”, đa dạng về dân tộc và phong phú về chủng tộc. Đời sống xã hội Mỹ vì thế cực kỳ phức tạp với bao điều tương phản : phồn vinh và cùng khổ, tự do dân chủ và bất công bạo ngược. James T. Farrell thật xác đáng khi cho rằng: “Mỹ là một nước lớn đến mức hầu như những gì nói về nó đều có thể đúng, và những gì nói ngược lại có lẽ cũng đúng không kém”.

O’Henry là một trong những người lao động khốn khổ của thời đại đó. Ông đã phải kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau và bằng cách viết những trang truyện ngắn về đời sống của những người thuộc tầng lớp mình với sự am hiểu sâu sắc và bằng tấm lòng nhân ái bao la.

❖ Tư tưởng văn hóa:

Tinh hình tư tưởng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Mỹ khá phức tạp. Có những học thuyết du nhập từ Châu Âu, thích ứng với điều kiện lịch sử xã hội Mỹ, đã tồn tại và phát huy ảnh hưởng trong đời sống, chính trị, văn hóa Mỹ. O’Henry không phải là một nhà tư tưởng, cũng không chịu ảnh hưởng sâu đậm của một triết thuyết nào. Theo cách riêng của mình, ông đã bênh vực cho những người nghèo khổ, phê phán bất công xã hội, thủ đoạn bóc lột tàn bạo của tầng lớp tư sản Mỹ. Khó có thể mô tả lối sống Mỹ hay đặc tính Mỹ điển hình. Người Mỹ được người nước ngoài nhận thức qua cách cư xử ít nhiều mâu thuẫn: ít đặt nặng tầm quan trọng của danh dự và phẩm giá; tính thân mật bề ngoài; khiêm tốn trước lời khen và thích chế nhạo lỗi lầm yếu kém của mình; tự hào kín đáo về những gì mình đạt được và phê phán những sự việc chưa hoàn thiện, v.v…

Nhìn chung, đặc điểm lịch sử xã hội, truyền thống về quyền bình đẳng, tự do, ảnh hưởng của các hệ thống tư tưởng và sự phát triển nhanh và mạnh của xã hội công nghiệp – tiêu thụ cuối XIX đầu XX, đã làm nảy sinh trong tâm lý người Mỹ chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa lạc quan,…

O’Henry cũng như nhiều tác gia Mỹ khác đã thể hiện tâm thức này của người Mỹ trong tác phẩm, đặc biệt là sự khôi hài với những biến tấu đa dạng : những trêu đùa vui nhộn, giễu cợt sâu cay, những trò lừa tinh tế, nghiêm trang…

❖ Văn học nghệ thuật:

Trước thời Nội chiến (1861 -1865) văn học nghệ thuật Hoa kỳ chịu ảnh hưởng rõ rệt của Châu Âu đặc biệt là của văn học Anh. Từ sau Nội chiến đến Thế chiến thứ nhất, ảnh hưởng của Châu Âu vẫn còn đậm nét, nhưng một nền nghệ thuật mang bản sắc dân tộc Mỹ đã hình thành. Chất “Mỹ” thể hiện rõ ở nhiều lĩnh vực hội họa, kiến trúc, âm nhạc, sân khấu,… ; nhưng sức sống, sức sáng tạo của văn hóa nghệ thuật Mỹ thể hiện rõ nhất
trong văn học.

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có khá nhiều trào lưu khuynh hướng văn chương cùng tồn tại ở Mỹ. Chủ nghĩa lãng mạn (Romanticism) vẫn tồn tại bên cạnh chủ nghĩa hiện thực (Réalism) và mang những sắc thái đặc biệt đa dạng. Ban đầu là những truyện vừa, tiểu thuyết mang màu sắc địa phương và tính chất trào phúng (Mark Twain 1835 —
1910) báo hiệu sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực. Sau đó chủ nghĩa hiện thực được khẳng định với các tên tuổi: William Dean Howells (1837 -1920), Henry James (1843 – 1816).

Khi chủ nghĩa hiện thực phát triển, chủ nghĩa tự nhiên (Naturalism) ra đời – thì sự thật của đời sống Mỹ được miêu tả một cách chân thực đến ưần trụi, một cách khách quan đến lạnh lùng với một cảm hứng phê phán mạnh mẽ. Những bi kịch xã hội và gia đình của thời đại đã được phơi bày trong sáng tác của Stephan Crane (1817 – 1900),
FrankNorris(1870- 1902)….

Bên cạnh chủ nghĩa hiện thực triệt để, có một số tác gia vẫn phản ánh chân thật cuộc sống với sự phê phán khá gay gắt; nhưng trong tác phẩm của học ngoài dấu ấn hiện thực vẫn tồn tại những yếu tố lãng mạn. Được xem là tác gia “bên cạnh chủ nghĩa hiện thực” , chất hiện thực trong sáng tác O’Henry dù không thuần nhất nhưng cũng rất
đậm đà. Chất hiện thực ấy bao trùm và biến hóa đa dạng trong những tác phẩm mang màu sắc lãng mạn, hài hước phiêu lưu.

II. Cuộc đời, sáng tác, quan điểm nghệ thuật O’Henry:

❖ Cuộc đời:

William Sidney Porter(11-9-1962->5-6-1910) bút hiệu O’Henry (1899). Sinh tại Greensboro, tiểu bang North Carolina. Năm 1865, mẹ mất vì bệnh lao. Cha là một bác sĩ tài năng nhưng nghiện rượu, không lo xa, sống hoang phí. O’Henry được gửi đến học tại một trường tư của người cô đến năm 15 tuổi. Vào năm 1877, O’Henry rời trường đến làm việc tại dược phẩm của chú. Trong năm năm liền làm công việc tẻ nhạt và đơn điệu này, O’Henry đã đọc được rất nhiều sách.

Đến năm 1882, phát hiện triệu chứng bệnh lao, O’Henry đến sống tại một trại nuôi cừu ở bang Texas trong hai năm hy vọng khí hậu đồng nội giúp phục hồi sức khỏe.

Năm 1884, O’Henry đến Austin thuộc bang Texas, nhà văn viết những truyện ngắn đầu tay, các mậu truyện cười đăng trên các nhật báo và tuần báo miền Tây Nam. Thời gian này ông làm nhiều nghề khác nhau: nhân viên địa chính, vẽ kỹ thuật và kiến trúc, đầu bếp nhà hàng, nhân viên công ty địa ốc, nhân viên xưởng in…

Năm 1894, O’Henry lập tờ tuần san hài hước “The Rolling Stone” và làm chủ bút. Tờ báo chỉ hoạt động một năm thì thua lỗ. O’Henry đến Houston (Texas) làm phóng viên và vẽ hí họa rồi lại về Austin làm nhân viên ngân hàng của “First National Banh”.

Đến năm 1896, bị kết tội biển thủ tiền của ngân hàng. mất việc ở nhà băng và bị truy tố tội hình sự. Mặc dù vô tội (do quản lý ngân hàng lỏng lẻo và do lỗi lầm kế toán. O’Henry hoảng sợ và bỏ trốn đến Honduras (Trung Mỹ). Sau sáu tháng sống trốn tránh. O’Henry trở về Austin vì vợ ốm nặng. Vợ mất, ông bị bắt, bị kết án 5 năm tù ở Columbus
bang Ohio.

Thời gian sống trong tù, (1998 – 1901) O’Henry làm dược tá cho bệnh viện nhà tù, sáng tác truyện ngắn lấy bút hiệu O’Henry. Nhờ tư cách tốt, ông chỉ phải ỏ trong tù hơn ba năm. Khi được trả tự do, O’Henry đến cư ngụ tại thành phố Pittsburgh bang Pennsylvania.

Năm 1902 O’Henry đến NewYork. Nhà văn định cư hẳn ở NewYork, kiếm sống bằng sáng tác, viết truyện ngắn đăng trên các nhật báo, tạp chí. Ông nổi tiếng nhanh và được tiền nhuận bút khá (10 tập truyện đã ra đời trong khoảng thời gian 1904 – 1910). Ba năm trước khi mất, ông kết hôn lần hai với một cô bạn thời trẻ nhưng không hạnh phúc. Bệnh lao phổi tái phát, bệnh xơ gan do nghiện rượu cùng với những khó khăn về tài chính
làm cho cuộc sống thêm cùng quẫn.

O’Henry đã qua đời trong bệnh tật, nghèo túng và cô đơn vào ngày 5 tháng 6 năm 1910 tại NewYork. Nhà văn đã sống một cuộc đời rất phong phú và đa dạng nhưng phải nếm trải không ít những mất mát, đắng cay, tủi nhục: Tuổi thơ không được yêu thương, chăm sóc; thời thanh niên lang bạt, kiếm sống vất vả bằng nhiều nghề khác nhau; khi trưởng thành phải chịu nỗi đau mất mát người thân và từng bị tù tội. Đến lúc nổi danh, tương đối khá giả, hạnh phúc vẫn không mĩm cười với ông. O’Henry đã phải từ giã cuộc đời vì những căn bệnh hiểm nghèo, trong túng thiếu khi tài năng và sức sáng tạo đang độ phát triển.

❖ Sáng tác:

Sáng tác của O’Henry chủ yếu tập trung trong hơn mười năm cuối của cuộc đời. Vốn sống cực kỳ phong phú, nhạy bén trong quan sát, tinh tế trong cảm nhận và khả năng hư cấu tuyệt vời đã giúp O’Henry sáng tạo thành công trên 300 truyện ngắn (tập hợp trong 10 tập truyện xuất bản từ 1904 đến 1910 và những tập xuất bản sau khi nhà văn
mất).

* Các tập truyện xuất bản từ năm 1904 đến 1910:

1. Lũ cắp vặt và những ông Hoàng (Cabbages and Kings – 1904).
2. Bốn triệu (The Four Million – 1906).
3. Hàng đen (The Trimmed Lamp – 1907).
4. Trái tim miền Tây (Heart of the West – 1907).
5. Tiếng nói thị thành (The Voice of the City – 1908).
6. Kẻ hối lộ dễ thương (The Gentle Grafter – 1908).
7. Những con đường định mệnh (Roads of Destiny – 1909).
8. Quyền lựa chọn (Options – 1909).
9. Công việc nghiêm khắc (Strictly Business – 1910).
10.Những vòng quay (Whirligigs – 1910).

* Tác phẩm xuất bản sau khi O’Henry mất:

1. Những con số 6 và 7 (Sixes and Sevens -1911).
2. Quà tặng của cấc thầy pháp (The Giữ of the Wise Men – 1911).
3. Đá lấn (Rolling Stones – 1912).
4. Trẻ bơvơỌMũưs and Strays – 1917).
5. Thơ và truyện ngắn (O’Henry – Poetry and Short Stories – 1920).
6. Thư nhắn Lithophis của O’Henry gởi Mabel Wagnalls (Letters to Lithophis
from O’Henry to Mabel Wagnalls – 1922).
7. Tái bút (Posts criptc – 1923).
8. Thêm vài nét về O’Henry (O’Henry Encore – 1939)
9. Tổng tập O’Henry (The Complete Works of O’Henry – 1953).
10. Buồng tầng thượng và những truyện ngắn khác (The Skylight Room anđ
Other Stories – 1972).
11. Những truyện kể của O’Henry – 62 truyện ngắn (Tales of O’Henry – Sixtytwo Stories – 1993)

❖ Quan điểm nghệ thuật:

O’Henry trước hết là một nhà hiện thực. Tác phẩm của ông lấy chất liệu từ cuộc sống, phản ánh cuộc sống, thể hiện cảm thức trước cuộc sống. Trò chuyện với bạn bè trong một hiệu ăn, trả lời câu hỏi làm thế nào tìm được tình tiết, cốt truyện cho nhiều truyện ngắn, O’Henry nói: “Từ mọi nơi. Mọi thứ đều cố sẵn câu chuyện'”, “có một câu chuyện trong bản thực đơn này”. Sau đó, truyện ngắn “Xuân về trên thực đơn” đã ra đời.

Trong một số sáng tác, O’Henry đã thể hiện quan điểm nghệ thuật của mình khi thì qua hình tượng, khi thì bằng lời người trần thuật nói với độc giả. Truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” là quan niệm của O’Henry về thiên chức và sức mạnh của nghệ thuật. Chiếc lá sống động như thật được họa sĩ Behrman vẽ lên tường để cứu sống Johnsy là lời ngợi ca sự bất tử của nghệ thuật, khẳng định vai trò vinh quang của nghệ thuật: nghệ thuật phục vụ cho cuộc sống, con người.

Trong “Đêm Ả Rập tại quảng trường Madison” O’Henry đã dựng nên một nhân vật đặc biệt, một họa sĩ tài ba rơi vào hoàn cảnh khốn cùng vì bút vẽ của anh có khả năng khám phá được bản chất của từng nguyên mẫu. Hình tượng là quan niệm của nhà văn về khả năng tuyệt vời của nghệ thuật: am hiểu sâu sắc bản chất của con người, khám phá bản chất hiện thực. Tác phẩm còn là nỗi chua xót, ngậm ngùi của tác giả trước số phận của
nghệ thuật, số phận của những nghệ sĩ tài hoa.

Nghệ thuật có thể khơi gợi những tình cảm tốt đẹp, nâng cao tâm hồn con người… là quan niệm mà O’Henry bộc lộ trong truyện ngắn “Tên cơm và bản thánh ca”. Anh chàng lang thang Soapy đã phó mặc cuộc đời mình cho số phận, phạm pháp để vào tù trốn lạnh, nghỉ đông; nhưng khúc thánh ca với âm điệu du dương vọng từ nhà thờ góc phố đã đánh thức ý muốn làm lại cuộc đời, sống đàng hoàng, lương thiện trong Soapy.

O’Henry đảm nhận được thiên chức đáng quí, tác động kỳ diệu của nghệ thuật nhưng không hề tuyệt đối hóa vai trò của nghệ thuật. Theo nhà văn, còn có một điều cao quí vĩ đại hơn cả nghệ thuật đó là tình người, là lòng thương yêu. Trong truyện ngắn “Một sự giúp đỡ của tình yêu”, điệp khúc “khi người ta yêu nghệ thuật thì không có việc gì khó” được lặp lại trong tác phẩm như một lời khẳng định. Nhưng trong cuộc sống nghèo khổ của đôi vợ chồng trẻ, tình yêu nghệ thuật của họ đã nhường chỗ cho lòng yêu thương và sự hy sinh cho nhau: họa sĩ tương lai Joe đi làm thợ đốt lò, nhạc sĩ tương lai Delia trở thành thợ là quần áo. Đến cuối tác phẩm, người kể chuyện thú nhận với độc giả: “khi người ta yêu nghệ thuật (…) đấy là tiền đề của chúng tôi. Câu chuyện này sẽ rút từ đó ra một kết luận và đồng thời sẽ chứng minh rằng tiền đề ây không đúng”, ở truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”, với hình tượng người họa sĩ già Behrman vẽ nên kiệt tác mơ ước của đời mình bằng tình thương. O’Henry muốn thể hiện quan niệm: tình
người, lòng yêu thương còn là động lực của sự sáng tạo nghệ thuật, là cội nguồn của cái Đẹp.

Qua những tuyên ngôn nghệ thuật được phát biểu trực tiếp hoặc bằng lời người trần thuật hay bằng hình tượng nghệ thuật trong truyện ngắn, O’Henry đã thể hiện quan niệm sáng tác của một nghệ sĩ hiện thực, một nghệ sĩ của tình thương yêu, lòng nhân ái.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.