Giới thiệu sự nghiệp văn học của nhà văn Vũ Trọng Phụng

gioi-thieu-su-nghiep-van-hoc-cua-nha-van-vu-trong-phung

Giới thiệu sự nghiệp văn học của nhà văn Vũ Trọng Phụng

Văn tài Vũ Trọng Phụng không ai có thể phủ nhận. Người đã viết như một ám ảnh và một sứ mệnh xã hội. Những phóng sự đình đám một thời và mang giá trị của muôn đời đã đưa ông trở thành “vua phóng sự Bắc kì” với những tác phẩm kinh điển như: “Làm đĩ”, “Lục xì ”, “Cạm bẫy người”, “Kĩ nghệ lấy tây”... cùng những tiểu thuyết thể hiện đầy đủ tài năng và bút lực dồi dào của Vũ Trọng Phụng: “Số đỏ”, “Vỡ đê”, “Giông tố”, “Dứt tình”… Ông đã viết như thể bùng nổ, như thể đoán định được số mệnh ngắn ngủi của mình với cuộc đời này.

Chưa phải là một nhà cách mạng, nhưng văn Vũ Trọng Phụng đứng về đồng bào mình, đem cáị chất phê phán xã hội vào trong tác phẩm, âu cũng là một tranh đấu cho cái mới tươi vui, rạng rỡ hơn đến với nhân quần. Nhà thơ Tố Hữu năm 1949 đã từng có câu đại tự tặng nhà văn họ Vũ: “Ông không phải là nhà cách mạng, nhưng cách mạng biết ơn ông”.

Văn ông là tiếng kêu oán hận, là tiếng thét căm hờn chế độ xã hội bấy giờ. Nhà phóng sự số 1 Bắc kì đã lăn vào cuộc sống để viết như một sứ mệnh cao cả mà lịch sử ngầm trao cho ông và những người viết chân chính. Ngòi bút Vũ Trọng Phụng đứng về phía nhân dân cần lao đau khổ, lầm than. Ông đứng về nhân văn của dân tộc, thời đại để tố cáo cái xã hội đương thời thối nát và vô lương. Nếu họ Vũ, trời bỏ sót, mà cho sống tái kì Cách mạng tháng Tám nổ ra thì chắc chắn ông sẽ là một nhà văn cách mạng cũng như Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố,…

Văn Vũ Trọng Phụng là kết tinh của một lối viết vừa có giá trị phản ánh sâu sắc hiện thực xã hội, vừa thể hiện một trình độ nghệ thuật cao. Tác phẩm của ông phơi bày cuộc sống đau thương trong xã hội: số phận bi thảm của gái mại dâm và bán dâm; Cuộc sống bần cùng của những con sen thằng ở; Tệ nạn cờ bạc – căn bệnh xã hội vô phương cứu chữa.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.