Giới thiệu về cây hoa lan

gioi-thieu-ve-cay-hoa-lan.jpg

Dàn ý giới thiệu về cây hoa lan.

I. Mở bài

– Hoa lan dược tôn vinh là loài hoa quý phái, sang trọng nhất (Vương giả chi hoa).
– vẻ dẹp phong phú, đa dạng của hoa lan đã khiến cho con người ngạc nhiên, thích thú, say mê.

II. Thân bài

1 Xuất xứ.

+ Hoa lan có mặt khắp nơi trên thế giới, ở nhiều vùng khí hậu khác nhau. Lan là một loại cây hoàn toàn tự dưỡng nhờ ánh sáng, không khí và hơi nước.
+ Lan bám rễ vào các cây to gọi là phong lan; nếu bám rễ vào đất hoặc hốc dá có mùn thì gọi là dịa lan.

2 Các loại lan:

– Họ lan có tới 750 chi và khoảng 2500 loài. Các loại như bạch cập; mạc lan, tô’ tâm, hoàng diệp, ánh kim, hạc đỉnh, loan điển,… màu sác rực rỡ, hương thơm thanh thoát.

3. Đặc điểm hình thái.

– Thân lan có củ giả do các bẹ lá tạo thành (địa lan), hoặc gồm các đốt nốì nhau (phong lan). Hầu hết thân lan đều có chất diệp lục dể tự quang hợp.
– Hình dáng lá lan cũng rất đa dạng, đặc điểm chung là xanh bóng và dày, chứa nhiều nước cùng chất dinh dưỡng.
– Hoa lan hình dáng đa dạng, nhiều màu sắc rực rỡ, có mùi thơm thoang thoảng, nở rất lâu.
– Quả có rất nhiều hạt nhỏ li ti, lúc khô nhẹ nhàng bay theo gió gieo rắc khắp nơi.

4. Chăm sóc và bảo quản:

– Trồng địa lan cần đất xốp và nhiều mùn, tươi đủ ẩm và không để dưới nắng.
– Phong lan trồng trong chậu nông có lót than củi, xơ dừa cho rễ cây bám vào, treo trong giàn che. Nêu được bó vào hẳn thân cây dưới tán lá là tốt nhất,
– Có chế độ bón phân, phun thuốc đúng kĩ thuật. Không dùng nước máy để tưới cho cây lan.

III. Kết bài

Cây hoa lan là một trong bôn loài cây quý: Mai, lan, cúc, trúc tượng trưng cho phẩm chất thanh cao của người quân tử.


Bài văn tham khảo:

  • Mở bài:

Nước ta thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, quanh năm độ ẩm lớn nên có rất nhiều loại lan mọc hoang dại. Từ Bắc vào Nam, nơi đâu còn có rừng núi, cây to cũng đều thấy vô vàn đóa hoa xinh đẹp, sắc cứ thắm hồng đung đưa trước gió như một đàn bướm chập chờn trong nắng xuân. Đó là các cây lan trên vách núi nở hoa.

  • Thân bài:

Theo cuốn Phong lan Việt Nam của Trần Hợp thì Việt Nam có 137-140 chi gồm trên 800 loài lan rừng. Hiện tại ngoài hoa lan mọc hoang dã, lan còn được gây trồng đại trà tại một số nơi, nhiều nhất là ở Tây Nguyên trong đó Đà Lạt là một trong những nơi hoa lan được trồng rộng rãi nhất.

Trong các hốc núi đá vôi có nhiều lan hài vệ nữ mọc; hoa lan này có hai cánh dang rộng như cánh chim bay, sải cánh hoa dài tới 15cm, còn cánh môi thì uốn ong như mũi chiếc hài. Vì vậy, trong thơ ca gọi là “Chiếc hài của Thần Vệ nữ”. Vệ nữ là thần của sắc đẹp, mà thần thoại Hi Lạp thường nhắc tới.

Còn ở trong rừng thứ sinh, dọc dải Trường Sơn, lan phủ trên cây, lan trải trên cành ven suối. Đó là hồng gấm, một loại phong lan quý nhất. Hoa nở thành chùm, liền màu hồng đính sắc tím và trắng, tuyết hoa óng ánh như nhung tỏa hương thơm dịu mát kín đáo. Quế lan hương có hương thơm ngát và rất bền, chùm hoa màu trắng lục rủ xuống như lá liễu bên hồ. Lan vảy rắn có chùm hoa màu hoàng yến. Phi điệp có thân chia đốt và khía dọc, sắc hoa trắng hồng mọc từng đôi một, cánh môi có đốm vàng. Phi công thiên có hoa màu vàng đỏ… tất cả hòa sắc phối màu làm nên bức tranh núi rừng biến ảo theo mùa vô cùng thú vị.

Thiên nhiên nâng niu và chăm chút những chùm phong lan nở giữa rừng, làm đẹp, làm tươi vườn hoa lan đất nước mỗi độ xuân về.

Hoa lan được người tiêu dùng ưa chuộng vì vẻ đẹp đặc sắc và các hình thức đa dạng của chúng. Cũng giống như cây lan, hoa lan hầu như có tất cả các màu trong cầu vồng và những kết hợp của các màu đó. Hoa lan nhỏ nhất chỉ bằng hạt gạo trong khi hoa lan lớn nhất có đường kính khoảng một mét .

Đa số các loại hoa lan được bán rộng rãi trên thị trường thường không có hương thơm nhưng trong tự nhiên có rất nhiều loại hoa lan có mùi thơm đặc trưng. Vanilla là một loại hoa lan mà hương thơm được dùng trong các loại ẩm thực của thế giới và có nguồn gốc từ México; trong khi đó có các loại hoa lan tỏa ra mùi như thịt bị hỏng để hấp dẫn các côn trùng.

Lan không chỉ đẹp về hoa mà còn đẹp về lá. Lan cành giao có lá hình trụ giống cây cành giao. Lan chân rốt có lá ngắn, nhọn, dẹt, xếp thành hai dãy đều đặn như chân rết. Có thứ gốc lá phồng lên thành củ gọi là lan quả táo. Lan gấm thì mặt lá mượt như nhung, lại điểm thêm những vân vàng óng như kim tuyến…

Ngày xưa, ông, bà, çha, mẹ ta giàu lòng ca ngợi cái đẹp của nhiều loài lan đất. Mỗi lần tết đến, các cụ thường tô điểm trong nhà, ngoài ngõ bằng những chậu lan bạch ngọc mang hoa trắng rất đẹp và thơm, lan hạc đính hoa màu hồng hay màu đỏ, lan chu đinh có hoa màu tím,…

Ngày nay, từ những thành phố sầm uất đến các làng mạc vùng xuôi, vùng ngược, mỗi độ xuân về, nhà nhà chúng ta ưa thích tô điểm bằng phong lan mang từ những vùng núi cao về có chùm hoa rủ xuống như đuôi con cáo, mang những cánh hoa màu trắng có đốm tím ở đầu.

  • Kết bài:

Lan là loài cây khó trồng nhưng khi đã thích hợp được lại sống rất bền lâu. Màu sắc hoa lan hường rất rực rỡ, cách hoa thanh nhã lại thơm một vài loài lan có hương thơm lan tỏa ngào nhạt, vô cùng quyết rũ. Bởi thế mà, từ bao đời nay, hoa lan được tôn vình là “vương giả chi hoa” (loài hoa tôn quý).

Thuyết minh hoa Bỉ ngạn