Hãy phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân để làm rõ quan niệm của tác giả về sức mạnh của cái đẹp

hay-phan-tich-canh-cho-chu-trong-tac-pham-chu-nguoi-tu-tu-cua-nguyen-tuan-de-lam-ro-quan-niem-cua-tac-gia-ve-suc-manh-cua-cai-dep

Hãy phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân để làm rõ quan niệm của tác giả về sức mạnh của cái đẹp

* Hướng dẫn làm bài:

I. Giới thiệu chung.

– Giới thiệu chung về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Chữ người tử tù và nêu vấn đề nghị luận

– Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Từ đó, bình luận quan niệm của tác giả về sức mạnh của cái đẹp.

II. Phân tích cảnh cho chữ:

* Cảnh cho chữ – một cảnh tượng xưa nay chưa từng có:

– Hoàn cảnh, địa điểm cho chữ: giữa nhà tù – nơi ngự trị của bóng tối, cái ác, những thứ thù địch với cái đẹp.

– Tư thế của những người cho chữ, nhận chữ: kẻ có quyền hành thì không có quyền uy (khúm núm, run run). Uy quyền thuộc về Huấn Cao – kẻ tử tù (ung dung).

* Nghệ thuật tả cảnh, tả người:

– Thủ pháp tương phản:

+ Sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối

+ Cái hỗn độn, xô bồ, nhơ bẩn của cảnh nhà giam và cái thanh khiết, cao cả của nền lụa trắng, nét chữ đẹp đẽ

+ Giữa kẻ tử tù đang ban phát cái đẹp và cái thiện với viên quan coi ngục đang khúm núm, lĩnh hội, vái lạy.

– Nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh

⇒ khẳng định của nhà văn vẽ sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, của cái thiện đối với cái ác.

* Lời khuyên của Huấn Cao dành cho viên quản ngục: hãy từ bỏ chốn ngục tù nhơ bẩn, tìm về chốn thanh tao để có thể tiếp tục sở nguyện cao quý và giữ thiên lương cho lành vững. Di huấn của người tử tù và cũng chính là lời người nghệ sĩ Nguyễn Tuân muốn nhân tới người đọc: Muốn chơi chữ phải giữ lấy thiên lương. Trong môi trường của cái ác, cái đẹp khó có thể tồn tại vững bền.

* Hành động bái lĩnh của ngục quan: Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh. Qua chi tiết này, Nguyễn Tuân thể hiện niềm tin vững chắc vào con người. Nhà văn khẳng định: Thiên lương là bản tính tự nhiên của con ngưòi. Dù trong hoàn cảnh nào, con người vẫn luôn khát khao hướng tới chân, thiện, mĩ. Đây chính là chiều sâu giá trị nhân văn của tác phẩm.

Quan niệm của tác giả về sức mạnh của cái đẹp.

Cái đẹp và cái thiện vươn tới, hướng về, níu giữ bản tính tốt đẹp cho con người

– Cái đẹp và cái thiện có giá trị thức tỉnh

– Cái đẹp và cái thiện níu giữ hồn văn hóa ông cha

III. Đánh giá chung.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Bài 1. Văn bản: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) (Ngữ văn 10, Kết Nối Tri Thức) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.