Nghị luận: Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.

hay-viet-mot-bai-van-trinh-bay-suy-nghi-cua-anh-chi-ve-y-kien-duoc-neu-trong-doan-trich-o-phan-doc-hieu-dieu-gi-phai-thi-co-lam-cho-ki-duoc-du-la-mot-viec-phai-nho-dieu-gi-trai-thi-het-su

Hãy viết một bài văn trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong đoạn trích ở phần Đọc hiểu: “Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là một việc phải nhỏ. Điều gì trái, thì hết sức tránh, dù là một điều trái nhỏ.”

* Gợi ý làm bài:

1. Giải thích:

Điều phải: điều đúng, điều tốt, đúng với lẽ phải, đúng với quy luật, tốt với xã hội, với mọi người, với Tổ quốc, với dân tộc.

Điều trái: việc làm sai trái, không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội và bị đánh giá tiêu cực.
– Nhỏ: mang tầm vóc nhỏ, diễn ra hàng ngày, xung quanh, có thể ít ai để ý. Lời dạy của Bác có ý nghĩa: đối với điều phải, dù nhỏ, chúng ta phải cố hết sức làm cho kì được, tuyệt đối không được có thái độ coi thường những điều nhỏ. Bác cũng khuyên đối với điều trái nhỏ phải hết sức tránh, tuyệt đối không làm.

2. Phân tích:

– Vì sao điều phải chúng ta phải cố làm cho kì được, dù là nhỏ?

+ Vì việc làm phản ánh đạo đức của con người. Nhiều việc nhỏ hợp lại sẽ thành việc lớn.

– Vì sao việc trái lại phải tránh, dù là nhỏ?

+ Vì tất cả đều có hại cho mình và cho người khác. Làm điều trái, điều xấu sẽ trở thành thói quen.

3. Bàn luận, mở rộng:

– Tác dụng của lời dạy: nhận thức, soi đường đặc biệt cho thế hệ trẻ.
– Phê phán những việc làm vô ý thức, thiếu trách nhiệm.

4. Bài học và liên hệ bản thân:

– Lời dạy định hướng cho chúng ta thái độ đúng đắn trong hành động để làm chủ cuộc sống, để thành công và đạt ước vọng.
– Liên hệ bản thân.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Nghị luận: Ý nghĩa của những điều nhỏ bé. - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.