Học sinh cần rèn luyện những kỹ năng nào trong những kỹ năng của thế kỷ 21

hoc-sinh-can-ren-luyen-nhung-ky-nang-nao-trong-nhung-ki-nang-cua-the-ky-21

Học sinh cần rèn luyện những kỹ năng nào trong những kỹ năng của thế kỷ 21

Thế giới đang chuyển dịch từ đã phương thức đến hợp nhất phương thức sản xuất, liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia. Để có thể trở thành một công dân quốc tế, có thể làm việc ở mọi quốc gia mà không vấp phải nhiều trở ngại, đòi hỏi, mỗi học sinh ngày nay cần rèn luyện cho mình những kỹ năng thế kỷ 21.

I. Những kỹ năng của thế kỷ 21 là gì?

Theo như định nghĩa của Tổ chức Đánh giá và Giảng dạy Các Kỹ năng của Thế kỷ 21, gọi tắt là AT21CS (Assessment and Teaching of 21 Century Skills) tại Đại học Melbourne (Úc), kỹ năng của thế kỷ 21 bao gồm 4 nhóm kỹ năng chính.

  1. Thứ nhất là nhóm kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT)như năng lực giải quyết vấn đề dựa trên máy tính và các công cụ công nghệ.
  2. Thứ hai là nhóm các kỹ năng tư duy như sức sáng tạo, tư duy phản biện, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định, và khả năng tự học suốt đời.
  3. Thứ ba là nhóm kỹ năng làm việc như khả năng giao tiếp và hợp tác làm việc theo nhóm.
  4. Cuối cùng là kỹ năng sống (thích nghi) trong xã hội toàn cầu, bao gồm vấn đề ý thức công dân, cuộc sống và sự nghiệp, trách nhiệm cá nhân và xã hội, bao gồm cả vấn đề hiểu biết tính đa dạng văn hóa.

II. Những kỹ năng học tập và sáng tạo.

1. Sự sáng tạo và cải tiến.

– Thể hiện tính độc đáo và sáng tạo trong công việc

– Phát triển, thực thi và truyền tải những ý tưởng mới đến người khác

– Cởi mở và hăng hái với những quan điểm mới mẻ và phong phú

– Thực hiện những ý tưởng sáng tạo để tạo nên đóng góp đáng kể và có ích cho lĩnh vực có sự cải tiến

2. Kỹ năng tư duy độc lập và giải quyết vấn đề.

– Đưa ra những lý lẽ vững chắc cho những gì mình hiểu

– Đưa ra những lựa chọn và những quyết định phức tạp

– Hiểu sự tương quan giữa các hệ thống

– Xác định và đưa ra những câu hỏi quan trọng mà làm rõ những quan điểm khác nhau và hướng đến những giải pháp tốt hơn

– Khoanh vùng, phân tích và tổng hợp thông tin để giải quyết vấn đề và trả lời câu hỏi

3. Kỹ năng giao tiếp và hợp tác.

– Diễn đạt suy nghĩ và ý tưởng một cách rõ ràng và hiệu quả qua hình thức nói và viết

– Thể hiện khả năng làm việc hiệu quả với những đội nhóm khác nhau

– Thể hiện sự linh hoạt và sự sẵn lòng hợp tác trong việc đưa ra những thỏa thuận cần thiết để hoàn thành một mục đích chung

– Thể hiện tinh thần trách nhiệm với những công việc cần sự hợp tác.

III. Những kỹ năng sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, và công nghệ

1. Hiểu biết về thông tin

– Tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả, đánh giá thông tin một cách có phê phán và xác đáng và sử dụng thông tin một cách chính xác và sáng tạo cho vấn đề đang có

– Có kiến thức căn bản về những vấn đề đạo đức/ luật pháp liên quan đến việc truy cập và sử dụng thông tin

2. Hiểu biết về truyền thông

– Có kiến thức về việc các thông điệp truyền thông được hình thành như thế nào, vì mục đích gì và sử dụng những công cụ, đặc điểm và phương pháp nào

– Kiểm tra xem từng cá nhân phiên dịch các thông điệp khác nhau như thế nào, những giá trị và quan điểm được bao gồm hoặc loại trừ như thế nào và truyền thông có thể ảnh hưởng tới niềm tin và hành vi như thế nào

– Có kiến thức căn bản về các vấn đề đạo đức/ pháp luật liên quan đến việc truy cập và sử dụng thông tin

3. Hiểu biết về ICT (Thông tin, truyền thông, và công nghệ) nói chung

– Sử dụng những công nghệ kỹ thuật số, những công cụ giao tiếp và/ hoặc mạng lưới thông tin một cách phù hợp để tìm kiếm, quản lý, kết hợp, đánh giá, và sáng tạo thông tin để phát triển trong một nền kinh tế trí thức

– Sử dụng công nghiệp như một công cụ để tìm kiếm, sắp xếp, đánh giá và truyền thông tin, và có kiền thức căn bản về những vấn đề đạo đức/ luật pháp liên quan đến việc truy cập và sử dụng thông tin

IV. Những kỹ năng sống và kỹ năng nghề nghiệp.

1. Sự linh hoạt và thích nghi

– Thích nghi với các vai trò và trách nhiệm khác nhau

– Làm việc hiệu quả trong một môi trường không rõ ràng và sự ưu tiên hay thay đổi

2. Chủ động và tự chủ

– Kiểm soát nhu cầu hiểu biết và học tập của bản thân

– Rèn luyện thêm các kỹ năng và tìm hiểu thêm những kiến thức ngoài những điều căn bản cần thiết để khám phá và mở rộng sự hiểu biết và cơ hội đạt tới mức chuyên gia

– Thể hiện sự chủ động để phát triển kỹ năng tới mức chuyên nghiệp

– Xác định, lập thứ tự ưu tiên và hoàn thành công việc mà không có một sơ xuất trực tiếp nào

– Sử dụng thời gian hiệu quả và quản lý khối lượng công việc

– Thể hiện sự quyết tâm học tập không ngừng

3. Những kỹ năng xã hội và xuyên văn hóa

– Làm việc phù hợp và hiệu quả với những người khác

– Tập hợp trí tuệ của các nhóm khi thích hợp

– Làm cầu nối giữa các khác biệt về văn hóa và sử dụng những góc nhìn khác nhau để làm tăng tính sáng tạo và chất lượng công việc

4. Làm việc năng suất và có trách nhiệm

– Đặt ra và đáp ứng các tiêu chuẩn và các mục tiêu cao nhằm cho ra sản phẩm chất lượng đúng hạn

– Thể hiện sự cần cù và một thái độ làm việc tích cực (ví dụ: đúng giờ, và đáng tin cậy)

5. Khả năng lãnh đạo và tinh thần trách nhiệm

– Sử dụng những kỹ năng giao tiếp và giải quyết vấn đề để ảnh hưởng và hướng dẫn những người khác hướng tới đạt được mục đích đề ra

– Tập hợp sức mạnh của những người khác để hoàn thành một mục đích chung

– Thể hiện sự hòa đồng và hành vi đạo đức

– Hành động một cách có trách nhiệm vì những lợi ích của tập thể.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.