Hướng dẫn cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội

huong-dan-cau-truc-va-cach-lam-bai-van-nghi-luan-ve-mot-hien-tuong-trong-doi-song-xa-hoi

Cách làm bài văn nghị luận về một hiện tượng trong đời sống xã hội.

I. Khái niệm:

Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người (như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và chia sẻ…). Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê.

II. Các yêu cầu của kiểu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống.

– Bố cục: Gồm 3 phần Mở bài; Thân bài; Kết bài.
– Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài văn NLXH, kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát,…..
– Yêu cầu về nội dung: Bài nghị luận này là phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề. Phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.

III. Cách làm:

Để làm được kiểu bài này, cần phải hiểu hiện tượng đời sống được đưa ra nghị luận, có thể có ý nghĩa tích cực cũng có thể là tiêu cực, có hiện tượng vừa tích cực vừa tiêu cực… Do vậy, cần căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề để gia giảm liều lượng cho hợp lí, tránh làm bài chung chung, không phân biệt được mặt tích cực hay tiêu cực.

* Dàn bài chung:

  • Mở bài:

– Giới thiệu hiện tượng đời sống cần nghị luận.

  • Thân bài:

Luận điểm 1: Nêu rõ và giải thích sơ lược hiện tượng đời sống,làm rõ những từ ngữ, hình ảnh, khái niệm có trong đề bài (nếu có).

+ Luận điểm 2: Nêu rõ thực trạng, biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống (thực tế vấn đề đang diễn ra như thế nào? có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống? thái độ của xã hội đối với vấn đề như thế nào?). Chú ý liên hệ thực tế địa phương để đưa ra những dẫn chứng sắc bén, thuyết phục. Từ đó, làm nổi bật tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề.

+ Luận điểm 3: Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng (nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan, nguyên nhân do thiên nhiên, do con người…).

+ Luận điểm 4: Trình bày tác hại/ hậu quả do hiện tượng ấy gây ra.

+ Luận điểm 5: Đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng (chú ý, nguyên nhân nào thì giải pháp đó). Cần chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi phải phối hợp với những lực lượng nào?

+ Luận điểm 6: Phê phán những hành động tiêu cực, gây tác động xấu đến đời sóng xã hội.

+ Luận điểm 7: Rút ra bài học nhận thức và hành động (Nhận thức về vấn đề như thế nào? Đúng hay sai? Cần phải làm gì?).

  • Kết bài:

– Khái quát vấn đề đang nghị luận, bày tỏ thái độ của bản thân về hiên tượng đời sống.

III. Cấu trúc bài làm:

  • Mở bài:

– Nêu vấn đề Nêu vấn đề

  • Thân bài:

1. Giải thích hiện tượng.
2. Nêu biểu hiện, thực trạng (diễn ra như thế nào? ở đâu?)
3. Nguyên nhân (tại sao?)
4.Tác hại (tác động tiêu cực gì? Chi phối như thế nào đến con người, xã hội…)
5. Bàn luận: (nhìn nhận của xã hội về vấn đề đó như thế nào? Soi vấn đề ở nhiều góc nhìn, nhìn vấn đề ở tính biện chứng – lịch sử?…).
6. Giải pháp (cá nhân?, gia đình, nhà trường, xã hội).
7. Phê phán mặt tiêu cực. ngợi ca mặt tích cực.
8. Rút ra bài học:
– Bài học nhận thức
 – Bài học hành động

  • Kết bài:

– Đánh giá chung về hiện tượng. Khẳng định ý nghĩa và tầm quan trọng của hành động.

* Lưu ý: Có những đề nhìn bề ngoài thì là một phát biểu, một ý kiến, nhận định (có thể ở dạng danh ngôn, châm ngôn…) nhưng bản chất lại bàn về một hiện tượng đời sống (VD: “Trong thế gian này chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu mà còn là sự im lặng đáng sợ của những người tốt”). Khi đó, cần nhận diện đúng đề, sau đó đưa về cấu trúc dạng Nghị luận về một hiện tượng đời sống.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.