Hướng dẫn cách làm kiểu bài so sánh và bình luận văn học

huong-dan-cach-lam-kieu-bai-so-sanh-va-binh-luan

Hướng dẫn cách làm kiểu bài so sánh và bình luận văn học

I. Kiểu bài so sánh.

  • Mở bài:

– Giới thiệu tác giả và tác phẩm.

– Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh.

  • Thân bài:

1. Phân tích đối tượng:

– Làm rõ đối tượng so sánh thứ 1 (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)

– Làm rõ đối tượng so sánh thứ 2 (bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)

2. Trình bày nét tương đồng và khác biệt:

+ Nhận xét nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả các bình diện như chủ đề, nội dung hình thức nghệ thuật…(bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh)

3. Lý giải sự khác biệt:

– Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…(bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)

  • Kết bài:

– Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu

– Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.

II. Kiểu bài bình luận.

  • Mở bài:

– Dẫn dắt vấn đề.

– Giới thiệu vấn đề.

  • Thân bài:

1. Giải thích ý kiến.

– Cảm nhận hoặc phân tích vấn đề theo yêu cầu của đề.

2. Bình luận và khẳng định vấn đề.

– Nếu một ý kiến thì nó đúng hay sai. Có giải thích, chứng minh.

– Nếu hai ý kiến thì:

+ Hai ý kiến đúng một phần và bổ sung cho nhau.

+ Hai ý kiến có một sai một đúng, phải khẳng định mặt đúng và phủ nhận mặt sai.

  • Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề.

So sánh tâm trạng của nhân vật Chí Phèo khi nghe tiếng chim và tâm trạng của nhân vật Mị khi nghe tiếng sáo

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.