Soạn bài: “Nhớ rừng” của Thế Lữ

huong-dan-nho-rung-the-lu

Soạn bài: “Nhớ rừng” của Thế Lữ.

I. Tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả: Thế Lữ

Thế Lữ là một trong những nhà thơ tiên phong và tiểu biểu nhất của phong trào Thơ mới (1930 – 1945). Ông dã đặt những viên gạch đầu tiên góp phần xây nên tòa thành Thơ mới và cũng là người tích cực cổ động cho phong trào đổi mới thi ca đầu thế kỉ 20.

Thế Lữ tự cho mình là người lữ khách của thế gian (bút danh Thế Lữ có ý nghĩa là lữ khách trên trần thế). Ông đi tìm cái đẹp ở mọi nơi: thiên nhiên, âm nhạc, mĩ thuật, nhan sắc thiếu nữ và tình yêu. Thế Lữ cũng chính là một biểu hiện của nỗi bất hoà sâu sắc, sự phủ nhận mạnh mẽ với xã hội đương thời .

2. Tác phẩm:

– Xuất xứ: trích trong tập Mấy vần thơ (1935)

– Thể loại: thơ tự do 8 chữ.

– Nội dung: Bài thơ là lời tâm sự của con hổ bị giam cầm trong vườn bách. Qua đó thể hiện niềm khát khao tự do mãnh liệt, nỗi chán ghét cảnh sống tù túng, tầm thường, giả dối. Bài thơ cũng âm thầm khơi gợi lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy.

– Bố cục: 4 phần

+ Phần 1: Cảnh con hổ ở vườn bách thú (đọan thơ 1)

+ Phần 2: Cảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ (đoạn thơ 2,3)

+ Phần 3: Cảnh vườn bách thú dưới cái nhìn của con hổ (đoạn 4)

+ Phần 3: Nỗi khát khao và nuối tiết những năm tháng hào hùng của một thời tung hành ngang dọc (đoạn thơ 5)

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Hình tượng con hổ:

a. Tâm trạng của con hổ ở vườn bách thú (đoạn 1)

Con hổ đang sống trong hoàn cảnh như thế nào ?

+ Nó sống trong cũi sắt cô đơn và thầm lặng, chỉ như làm một thứ đồ chơi lạ mắt cho mọi người .

Lúc này con hổ có tâm trạng như thế nào ?

+ Tâm trạng của nó là căm hờn, uất hận, đọng lại thành khối và từng ngày nó “gậm” nhấm mãi nỗi căm hờn ấy. Tư thế nằm dài thể hiện nỗi chán ngán và hoàn toàn bất lực,…..

Trong tâm trạng đó, hổ tỏ thái độ như thế nào với những con người và với những con vật khác ?

+ Với con người, nó tỏ ra khinh thường. Con người nhỏ bé, yếu đuối mà còn ngạo mạn, không biết gì về sức mạnh và sự oai hùng của nó.

+ Đối với các loài khác nó dè chừng và cảnh báo về thái độ thiếu tôn kính của chúng.

Vì sao hổ đau xót khi phải chịu nhốt cùng bầy lũ gấu dở hơi và cặp báo vô tư lự ?

+ Vì hổ vốn là chúa sơn lâm, là chúa tể của muôn loài. Uy danh của nó khiến muôn loài phải khiếp sợ và phục tùng. Thế mà giờ đây nó bị xem thường như những kẻ thấp hèn, yếu đuối.

Cảnh vườn bách thú dưới cái nhìn của hổ được miêu tả như thế nào ?

+ Cảnh vườn bách thú dưới cái nhìn của hổ là một cảnh vật, giả tạo, tầm thường và hết sức dối trá. Đó là một cảnh vật đơn điệu, nhàm chán, đáng ghét, đáng khinh được tạo ra dưới bàn tay và sự giả dối của loài người. Cảnh vật ấy không bao giờ thay đổi. Mọi vật đều đã được an định, sẵn bày: hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng,… dải nước đen giả làm suối len dưới những khu gò thấp kém, cây lá quen thuộc, bình thường không có chi là bí hiểm.

+ Cảnh vườn bách thú “tầm thường, giả dối” và tù túng dưới con mắt hổ đó chính là cái thực tại xã hội đương thời. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ của con hổ cúng chính là thái độ của họ đối với xã hội.

b. Sức mạnh của chúa sơn lâm và hình ảnh thiên nhiên hùng vĩ, bí hiểm qua nỗi nhớ của con hổ (khổ 2,3)

Cảnh núi rừng mà con hổ nhớ lại được miêu tả như thế nào ?

Cảnh sơn lâm hiện lên như một bức tranh hoành tráng đầy vẻ hoang sơ, kì vĩ và thơ mộng: bóng cả, cây già, tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi, mưa rừng quầng vũ, lá gai cỏ sắc,…

Hình ảnh con hổ trong cuộc sống tự do được miêu tả qua những hình ảnh, chi tiết nào ?

+ Tiếng thét hoà với gió, bước chân dõng dạc đường hoàng, tấm thân như sáng cuộn và ánh mắt thần…..

Tác giả tiếp tục diễn tả tâm trạng gì của con hổ ?

+ Nỗi nhớ da diết về thời oanh liệt của con hổ.

Theo dòng hồi tưởng, con hổ nhớ lại những cảnh gì trong giang sơn ngày xưa ?

+ Cảnh đêm vàng, ngày xưa, sáng xanh, chiều đỏ….

Chỉ ra và phân tích vẻ đẹp của những cảnh đó ?

+ Cảnh đêm vàng bên bờ suối, hổ sau cuộc say mồi đứng uống ánh trăng tan.

+ Cảng những ngày mưa thật dữ dội ,mịt mù, rung chuyển đất trời.

+ Cảnh buổi bình minh tươi sáng, cây xanh nắng gội, tiếng chim ca hát tưng bừng.

+ Cảnh buổi chiều săn mồi lênh láng máu, dữ dội, ghê gớm và bi tráng.

⇒ Cách tả cảnh ,diễn đạt tâm trạng ở đoạn thơ này đặc sắc: Dùng lối điệp cấu trúc câu dồn dập “Đâu …. những”  diễn tả niềm nhớ tiếc khôn nguôi.

Nhận xét gì về tâm trạng của con hổ ở câu thơ cuối đoạn 3: “Than ôi! thời oanh liệt nay còn đau?” 

+ Đó là tiếng than đầy ai oán, đầy chua xót ,đắng cay, tuyệt vọng. Qua đó, tác giả đã thể hiện nỗi bất hoà sâu sắc với thực tại và niềm khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ, của người dân mất nước.

c. Nỗi khát khao và nuối tiết những năm tháng hào hùng của một thời tung hành ngang dọc (khổ thơ cuối)

Nỗi nhớ rừng được phát triển cao độ thành tâm trạng gì ?

Đau đớn ,tuyệt vọng, cảm thấy mình hoàn toàn bất lực.

2. Lời tâm sự của thế hệ trí thức những năm 1930.

– Khao khát tự do, chán ghét thực tại tầm thường, tù túng.

– Biểu lộ lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước.

3. Đặc sắc nghệ thuật :

+ Bài thơ sử dụng bút pháp lãng mạn kết hợp với nghệ thuật nhân hóa, đối lập, cường điệu tạo nên chất giọng hùng tráng.

+ Từ ngữ phong phú, giàu sức biểu cảm. Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, đầy ấn tượng

+ Xây dựng hình tượng nghệ thuật đa tầng, phức điệu, khơi gợi liên tưởng.

+ Âm điệu biến hóa. Kết hợp giọng điệu hào hùng, bi tráng trong lời tâm sự não nề. Giọng thơ lúc cuồn cuộn sôi nổi, lúc trầm lắng bi thương.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Thuyết minh về nhà thơ Thế Lữ và bài thơ Nhớ rừng - Thế Kỉ

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.