Kể về một số phận đáng thương trong cuộc sống.

ke-ve-mot-mot-so-phan-dang-thuong-trong-cuoc-song

Kể về một số phận đáng thương trong cuộc sống.

  • Mở bài:

Cơn mưa chiều bắt đầu phủ mờ phía Quận 4 rồi vệt mưa dần kéo sang Quận 10. Những giọt mưa nặng nề trút xuống mái tôn, bên cửa sổ, nước bán tung toé lên cả thềm nhà. Cơn mưa đến nhanh như thế này không biết bà Tư có dọn hàng kịp không?

  • Thân bài:

Bà Tư là một người hàng xóm gần nhà tôi. Bà tuy tuổi già sức yếu nhưng vẫn phải gánh vác gia đình của bà. Hằng ngày, bà bán trái cây ngay ngã tư đường ấy gần nhà tôi.

Công việc buôn bán hàng tươi xanh thật vất vả. Từ sáng sớm bà đã phải đi lấy trái cây ở đầu mối. Không có tiền để thuê người lái hộ, bàn phải gắng gượng tự làm tất cả. Đem về, bà cẩn thận sắp từng thứ ra sập. Hình ảnh một bà cụ lom khom ngồi lặng lẽ sắp trái cây đã không quá xa lạ với cư dân nơi đây. Tuổi già sức yếu như thế này ngày thường đã rất vất vả mà giờ trời lại mưa như thế chắc bà mệt mỏi lắm. Căn lều nhỏ hắt hiu giữ khói bụi Sài Gòn, ánh mắt đẫn đờ nhìn dòng người lại qua, chờ đón ai đó ghé lại mua dăm ba quả. Nghĩ đến hình ảnh đó, tôi tháy nao lòng.

Bữa nào mà tôi học bài xong sớm sẽ ra ngoài đó nói chuyện với bà cho bà đỡ buồn và cảm giác thoải mái hơn. Nhiều lúc bà bán xong sớm, tôi cũng giúp bà dọn hàng và cùng bà đẩy chiếc xe đẩy nhỏ về nhà. Vừa đi, bà vừa kể chuyện này nọ. Lời lãi chẳng bao nhiêu nhưng đó là kế sinh nhai duy nhất của bà và là việc bà có thể làm được. Nhiều ngày, bán ế lại phải chạy đi kiếm tiền xoay sở. Tiền ăn, tiền ở cộng với tiền thuốc cứ vây lấy thân già của bà từng ngày. Mặc dù bà cũng được chính quyền trợ giúp nhưng cũng chẳng đủ.

Hàng xóm ai cũng thương cho gia cảnh của bà. Ai có gì cho nấy. bà vui vẻ nhận lấy vì bà hiểu ai cũng thật tâm với bà, không hề toan tính gì. Những ngày trời lạnh này nhà tôi có hầm chút canh cũng sẵn múc cho bà một tô canh ấm cho bà đỡ lạnh. Cô ba bán bánh mì chiều nào làm về cũng gửi cho con gái bà ổ bánh mì kẹp thịt.

Tôi nghe ông nội tôi kể lại trước đây bà cũng đã từng có một giá đình hạnh phúc, đầy đủ vật chất, gia đình hòa thuận. Thế rồi, rủi ro ập đến với gia đình bà như một cơn bão cướp sạch đi mọi thứ. Lần đó, chồng bà đưa hai đứa con đi mua sách vở chuẩn bị cho năm học mới, một chiếc xe tải mất thắng đã đâm vào chiếc xe và cướp đi mãi mãi đứa con trai và người chồng của bà. Đứa con gái bị thương rất nặng, hai chân tê liệt.

Khi hay biết tin, bà đã ngất đi vì quá đau thương. Dành hết tâm sức và tiền bạc, bà cố gắng chạy chữa phục hồi đôi chân cho con gái nhưng không được. Mất đi trụ cột gia đình, tinh thần bà suy kiệt, kinh tế trở nên sa sút hẳn. May mắn thay có một người hàng xóm cho bà ở trong một phòng trọ nhỏ đủ cho hai mẹ con bà sinh sống qua ngày. Nhưng sau một khoảng thời gian để kiềm lại nổi mất mát tinh thần con bà đã dần hòa nhập với cuộc sống chị ấy lại những công việc tại nhà như đan rổ, đan len phụ giúp mẹ. Thương mẹ vất vả, chị ấy cũng rất cố gắng từng ngày.

Dầm mưa dãi nắng bao năm lại gánh chịu đau thương quá lớn, bà Tư trở nên trầm lặng chứ không còn vui vẻ như trước nữa. Mỗi ngày chỉ mong kiếm đủ tiền để sống. Con gái bà vì cảm thấy mình vô dụng, không thể giúp mẹ nhiều hơn, bế tắc mà tự tử. Chẳng bao lâu sau bà bắt đầu đau bệnh và mất vào buổi tối vắng vẻ. Sau khi bà mất ai cũng thương xót cho bà.

  • Kết bài:

Bà Tư đã sống một cuộc đời đầy đau thương và bất hạnh. Thế nhưng, dẫu khó khăn bao nhiêu, bà lão vẫn không chùng bước. Đến khi gần qua đời bà vẫn cố gắng vượt qua số phận đi làm lụng mỗi ngày. Nghị lực sống mạnh mẽ, ý chí vươn lên không ngừng, tình yêu cuộc sống và niềm lạc quan tin tưởng của bà đã thắp sáng cho tuổi trẻ chúng ta những ước mơ cao đẹp về sự chiến thắng số phận.


Tham khảo:

  • Mở bài:

Phía sau ánh đèn rực rỡ của phố thị, khuất sau cuộc sống xa hoa lộng lẫy, vẫn còn đâu đó những mảnh đời bất hạnh. Ở nơi đó còn có những người nghèo khổ, già cả, tàn tật và vô gia cư. Nằm trong một con hẻm nhỏ, trong lòng thành phố xa hoa, em được biết đến gia đình ông hàng xóm.

  • Thân bài:

Nghe ba kể rằng, ngày xưa ông là một cụ chiến binh, khi trở về nhà với một chân bị thương nặng. Khi trở lại cuộc sống đời thường, ông bị khó khăn bươn trải cuộc sống nuôi ba người con ăn học, gia đình khó khăn các con ông phải di cư làm ăn xa nên chỉ còn ông ở lại trong ngôi nhà nhỏ ẩm thấp. Tuy ngoài tám mươi nhưng ông vẫn phải bán từng gói thuốc để sinh sống bản thân. Ông sống thật chừng mực và tiết kiệm. Vào những ngày trở gió, vết thương cũ đau buốt khiến ông vô cùng khổ sở.

Hằng ngày, sau mỗi lần đi học về em thường hay ngồi nghe ông kể chuyện về ngày xưa khi ông còn trẻ. Đôi mắt ông lúc đó ánh lên vẻ oai hùng ngang dọc, khoảng một chút nuối tiếc về những ngày xa xăm. Ông thường cho em xem về những tấm hình cũ, những chiếc huy hiệu và những kỷ vật ngày xưa. Ông trân trọng vuốt ve xem như là báu vật rồi ông nhẹ nhàng lau những tấm hình ngày xưa.

Cuộc sống tuy vất vả, với những bon chen đời thường nhưng ông lúc nào cũng vui vẻ và mỉm cười. Những khi con cháu về thăm, tuy cái chân bị thương nhưng ông vẫn nhanh nhẹn và chăm lo cho từng đứa cháu. Em thấy ông ánh mắt tràn đầy hạnh phúc như xua tan bao mệt mỏi đời thường, ông âu yếm từng đứa cháu xoa đầu và dỗ dành cho cháu ăn. Khi chúng về ông nhìn buồn bã và lắc đầu quay đi.

Tuy hằng ngày kiếm từng đồng bạc nhỏ nhưng ông vẫn cho các cháu ít đồng để mua bánh kẹo mà ăn. Với cái tuổi gần đất xa trời nhưng ông vẫn mưu sinh hằng ngày với đôi chân bị thương tật. Ông không ngồi đó oán trách đời mà luôn mỉm cười chấp nhận cuộc sống.

  • Kết bài:

Con người sẽ cảm thấy gần gũi hơn, yêu nhau hơn khi biết cùng nhau chia sẻ những niềm vui và hạnh phúc. Với hình ảnh ông hàng xóm đáng thương ấy, en cảm thấy trân trọng những gì mình đã có và luôn cố gắng trong mọi hoàn cảnh dù cuộc sống có như thế nào. Ông như là tấm gương sáng về niềm tin và hi vọng trong cuộc sống đời thường.

Cảm nghĩ về hình ảnh đáng thương của những em bé mồ côi không nơi nương tựa

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Kể về cuộc đời đáng thương của ông lão bơm vá xe vỉa hè ở Sài Gòn - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.