Suy nghĩ về lời kết thúc tác phẩm Truyện Kiều: Lời quê góp nhặt dông dài. Mua vui cũng được một trống canh

ket-thuc-tac-pham-truyen-kieu-nguyen-du-viet-loi-que-gop-nhat-dong-dai-mua-vui-cung-duoc-mot-trong-canh-voi-nhung-trai-nghiem-trong-qua-trinh-doc-van-va-hoc-van-anh-chi-suy-nghi-nhu-the-nao

Kết thúc tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du viết: “Lời quê góp nhặt dông dài. Mua vui cũng được một trống canh. Với những trải nghiệm trong quá trình đọc văn và học văn, anh (chị) suy nghĩ như thế nào về những ý kiến trên?

1. Giải thích:

Lời quê: lời nói bình dân, quê mùa, ý nói tầm thương. Mua vui: chỉ có ý nghĩa góp vui, không có ý nghĩa giáo hóa, răn dạy hay thấu cảm. Đây là một cách nói khiêm nhường của địa thi hào, xem kiệt tác truyện kiều chỉ là tỏ bày nỗi lòng chứ không có mục đích nào khác.

2. Bàn luận – Chứng minh:

Thực ra nhận định của Nguyễn Du không vô lí. Đôi khi, chúng ta đã đặt ra cho văn chương quá nhiều yêu cầu mà quên mất nó cũng là một loại hình nghệ thuật giúp cho đời sống nhẹ nhàng hơn, là món ăn tinh thần quen thuộc nhưng vẫn đầy thu hút với độc giả.

Đặc biệt là thời hiện đại và đương đại, chức năng giải trí của văn chướng đã, phát huy tối đa giá trị trong việc tạo cảm giác mạnh, đánh vào tính tò mò, thích phiêu lưu tưởng tượng, thích đắm mình vào những tình huống li ki, rùng rợn, thích trải nghiệm những cảm giác hồi hộp, sợ hãi của đám đông công chúng. Đó chính là mảnh đất màu mỡ cho các dạng truyện trinh thám, hình sự, truyện viễn tưởng.

Từ góc độ tiếp nhận, mỗi dân tộc, mỗi nền văn hóa, mỗi thời đại đều mang theo “gu” thưởng thức và đặc điểm thị hiếu nghệ thuật riêng. Là một góc nhỏ tròng sân chơi văn hóa, khi con người được trả lại đời thường muôn mặt với những nhu cầu chính đáng về vật chất và tinh thần, văn học tất yếu phải mở thêm nhiều góc tiếp cận đời sống để thực sự là món ẩn tinh thần đa dạng, phong phú.

Chứng minh bằng những trải nghiệm khi đọc tác phẩm: Từ việc cảm nhận các tác phẩm đã đọc, học sinh chỉ ra tính đúng đắn của vấn đề đang giải quyết. Cảm nhận của học sinh cần chân thành, tinh tế, sâu sắc. Khuyến khích những bài viết cho thấy những tác phẩm hay đã thực sự «trở thành món ăn tinh thần giá trị với người làm bài.

3. Đánh giá, mở rộng vấn đề bàn luận:

Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học. Các chức năng của tác phẩm văn học có mối quan hệ mật thiết, không tách rời, cùng tác động đến người đọc. Chức năng nhận thức luôn là tiền đề của chức năng giáo dục. Chức năng giáo dục làm sâu sắc thêm-chức năng nhận thức. Chức năng thẩm mĩ khiến cho chức năng nhận thức và chức năng giáo dục được phát huy. Các chức năng trên khiến tác động giải trí mà văn học mang lại càng thêm sâu sắc, ý nghĩa.

Văn học giáo dục bằng hình thức hấp’dẫn vui tươi, cuốn hút. Tác dụng giáo dục của văn học rất chậm rãi nhưng lâu bền, tinh tế, vô cùng sâu sắc, rất thấm thìa. Muốn vậy, tác phẩm phải được tạo tác với tính chất đa nhiệm: vừa là món ngon tinh thần, vừa để “truyền lửa” đến muôn thế hệ mai sau.

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Đọc - hiểu Truyện Kiều từ góc độ thi pháp - Thế Kỉ
  2. Suy nghĩ: Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà văn nhân đạo từ trong cốt tủy (Sê khốp) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.