Nghị luận: Khi con người ta chỉ sống vì mình thì trở thành người thừa đối với những người còn lại (I.Ra -đép)

khi-con-nguoi-ta-chi-song-vi-minh-thi-tro-thanh-nguoi-thua-doi-voi-nguoi-con-lai-12404-2

Nghị luận: “Khi con người ta chỉ sống vì mình thì trở thành người thừa đối với những người còn lại” (I.Ra -đép)

  • Mở bài:

Không ai có thể một mình mà tạo ra thế giới. Đời sống của con người trở nên có ý nghĩa là bởi được sống giữa mọi người. Bởi thế, I.Ra -đép đã từng  nói: “Khi con người ta chỉ sống vì mình thì trở thành người thừa đối với những người còn lại”.

  • Thân bài:

Kẻ chỉ biết “sống vì mình” nghĩa là gì?

Sống vì mình nghĩa là chỉ biết lợi ích của bản thân, quan tâm đến bản thân quá múc mà không hề quan tâm đến cảm nhận và lợi ích của người khác. Chúng ta đều biết “chỉ sống vì mình” chính là biểu hiện rõ nhất của ích kỉ.

“Người thừa” là gì?

“Người thừa” là người không có mối liên hệ nào đối với mọi người ở xung quanh. “Thừa đối với những người còn lại”  tức là xã hội không quan tâm đến kẻ ích kỉ, đồng thời cũng có ý nghĩa là kẻ ích kỉ vô ích đối với xã hội.

Nguyên nhân làm nảy sinh căn bệnh ích kỉ:

Ích kỉ là căn bệnh của mọi thời đại. Căn bệnh ấy xuất phát từ nhiều lí do. Trước hết giáo dục là mặt chúng ta phải nhắc đến đầu tiên. Hãy xem điều gì xảy ra với những đứa trẻ may mắn có gia đình! Có thể là do hoán cảnh gia đình một con hay gia đình có nhiều con gái và chỉ độc một người con trai. Cách giáo dục, chăm sóc của cha mẹ, người thân đã vô tình cũng có khi cố ý làm những “quý tử” này hình thành tâm lý “mình là nhất” và dần dần chúng trở nên ích kỉ.

Còn đối với những đứa trẻ không gia đình thì sao? Hoàn cảnh thiếu thốn, xã hội đưa đẩy, giáo dục không đến nơi đến chốn đã tạo nên suy nghĩ lệch lạc: phải làm thật nhiều cho mình rồi cố tình quên đi trách nhiệm của một con người với xã hội. “Hỏng từ bé” chính là căn nguyên của bệnh ích kỉ.

Bên cạnh đó, một nguyên nhân không thể không nhắc đến – đó chính là bản chất của con người. Một cá nhân, theo tự nhiên, nghĩ đến mình không phải là ích kỉ, nhưng khi họ không quan tâm đến người xung quanh, không muốn cống hiện cho xã hội thì lập tức học trở thành hiện diện của lòng ích kỉ. Bản chất của con người, suy cho cùng, không phải là căn nguyên bởi giáo dục có thể lấn át bản chất nhưng nó vẫn là thứ khó chữa nhất.

Tác hại của thói ích kỉ đối với con người:

Con người sinh ra luôn có một vai trò nhất định đối với xã hội, nhưng khi đã trở thành ích kỉ thì người đó lại là vô ích, thừa thãi. Khi ấy, con người không được gọi là “sống” mà chỉ đơn thuần là “tồn tại”. Không chỉ thế, mọi người sẽ xa lánh, khinh miệt rồi dần dần bài trừ, không quan tâm đến ngay cả sự tồn tại của kẻ ích kỉ. Những việc này tất nhiên sẽ ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến tinh thần và cuộc sống của họ

Tính ích kỉ mang lại đủ mọi tác hại: ít bạn bè, bị đối xử không công bằng… Đây không chỉ là những thiệt thòi mà còn là cái giá phải trả. Nhưng cũng nhờ vậy mà tôi đã có được những bài học kinh nghiệm: bệnh ích kỉ luôn có thể trị được bằng cách tự sửa chữa, hoàn thiện bản thân. Khi làm bất cứ việc gì, hãy luôn nghĩ đến ảnh hưởng của nó với những người xung quanh, hãy để ý đến cách cư xử của người khác đối với mình để kịp thời sửa chữa, hãy thay thế sự thù ghét bằng lòng vị tha và hãy luôn sống vì cộng đồng bởi chúng ta là một phần của nhân loại.

  • Kết bài:

Những thành tựu lớn lao được sinh ra từ sự hi sinh và chẳng bao giờ là kết quả của sự ích kỉ. Không ai bắt buộc chúng ta phải biết hi sinh nhưng không ai mong muốn chúng ta sống ích kỉ. Hãy biết sống vì người khác để nhận được về mình tình thương yêu và hạnh phúc đích thực.

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Suy nghĩ về lý tưởng sống qua bài thơ Lá Xanh: "Người vá trời lấp bể; Kẻ đắp luỹ xây thành..." (Nguyễn Sĩ Đại) - Thế Kỉ
  2. Từ truyện ngắn "Đời thừa" của Nam Cao, anh (chị) hãy trình bày quan điểm của mình về tình trạng sống thừa của con người trong xã hội. - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.