Nghị luận: Khi ta gọi là một bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng, một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều như có đóng một dấu triện riêng

khi-ta-goi-la-mot-bac-thay-cua-nghe-thuat-ngon-tu

Nhận xét về tài năng nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân, nhà văn Anh Đức từng viết : “khi ta gọi là một bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng, một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều như có đóng một dấu triện riêng”.

Anh ( chị ) hãy làm sáng tỏ nhận xét trên qua tác phẩm của Nguyễn Tuân trong chương trình Ngữ văn 11- ban cơ bản.

Hướng dẫn làm bài:

  • Mở bài:

Giới thiệu và dẫn dắt vấn đề:  Qua các tác phẩm “Chữ người tử tù”, “Tùy bút sông Đà” của Nguyễn Tuân, làm rõ: “khi ta gọi là một bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ ta không hề thấy ngại miệng, một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều như có đóng một dấu triện riêng”

1. Giải thích nhận xét:

Bậc thầy nghệ thuật ngôn từ: khả năng sử dụng ngôn từ lão luyện khiến người khác phải học hỏi.

“một nhà văn độc đáo vô song mà mỗi dòng, mỗi chữ tuôn ra đầu ngọn bút đều như có đóng một dấu triện riêng”: cách sử dụng ngôn từ của Nguyễn Tuân độc đáo chỉ thấy trong văn và mang phong cách của Nguyễn Tuân

2. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân:

– Tiếp cận thế giới ở phương diện tài hoa thẩm mí, con người ở phương diện tài hoa thẩm mĩ.

– Nguyễn Tuân ưa thích những tính cách phi thường, những cảm giác mãnh liệt.

– Nguyễn Tuân là người tài hoa, uyên bác và lịch lãm. Ông thường vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hóa khác nhau để tăng khả năng quan sát, diễn tả của nghệ thuật văn chương.

– Nguyễn Tuân là bậc thầy nghê thuật ngôn từ, ông có một kho từ vựng phong phú và có khả năng tổ chức câu văn xuôi đầy giá trị tạo hình, có nhạc điệu trầm bổng và co duỗi một cách nhịp nhàng nên văn của Nguyễn Tuân đĩnh đạc, cổ kính và cũng rất trẻ trung hiện đại.

3. Phân tích, chứng minh tác phẩm: “Chữ người tử tù”

– Nguyễn Tuân xây dựng lên hình tượng nhân vật Huấn Cao chính là cách tiếp cận nhân vật ở phương diện tài hoa nghệ sĩ, ở phẩm chất phi thường.

+ Là người có tài năng viết chữ đẹp. Chi tiết thể hiện sự trân trọng với nghệ thuật thư pháp của dân tộc

+ Là người có tài võ. Chi tiết ca ngợi con người anh hùng trong lịch sử.

– Tác gải tạo tình huống đặc sắc: một cai ngục và một tử tù, hai người hai chiến tuyến gặp nhau nơi ngục tù tăm tối và mau chóng trở thành tri âm tri kỉ.

– Khắc họa tính cách các nhân vật, khẳng định tầm vóc các nhân vật Huấn Cao và quản ngục (dẫn chứng).

– Ngôn ngữ giàu hình ảnh; vừa cổ kính vừa hiện đại. Có nhịp điệu riêng, truyền cảm (miêu tả cảnh nhận tù, ngôn ngữ xưng hô giữa các nhân vật (dẫn chứng).

– Bút pháp tương phản, đối lập (Cảnh cho chữ: đây là cảnh tượng xưa nay chưa từng có (dẫn chứng).

+ Nhiều câu văn có nhiều dư ba: “Trong hoàn cảnh đề lao người ta sống bằng…..hỗn loạn xô bồ”

+ Trong văn Nguyễn Tuân luôn có sự kết hợp cả bút pháp của hội họa, điêu khắc (cảnh quản ngục ngồi trầm ngâm suy nghĩ trước đêm nhận tù; Cảnh  6 người tử tù mang chung một chiếc gông nặng; cảnh cho chữ)

  • Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề, đánh giá nâng cao: Nguyễn tuân xứng đáng là “một bậc thầy của nghệ thuật ngôn từ”, là “một nhà văn độc đáo vô song”. 

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.