Khiêm tốn là gì? Tại sao cần phải rèn luyện tính khiêm tốn

khiem-ton-la-gi-tai-sao-can-phai-ren-luyen-tinh-khiem-ton

Khiêm tốn là gì? Tại sao cần phải rèn luyện tính khiêm tốn?

  • Mở bài:

Nếu trí tuệ là bông hoa khoe sắc trong khu vườn thì Khiêm tốn là hương thơm của bông hoa ấy. Khiêm tốn không đơn thuần là một phẩm đức mà nó còn là thái độ sống, một nghệ thuật về cách đối nhân xử thế trên đường đời.

  • Thân đoạn:

Khiêm tốn là thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác, không ganh ghét, đố kị, hơn thua. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể hiện thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử; luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác.

Tại sao sống cần phải có lòng khiêm tốn?

Sống mà biết khiêm tốn, con người ta mới có tinh thần cầu tiến, mới không ngừng học hỏi và tiến bộ. Khiêm tốn trong công việc giúp chúng ta có cơ hội được chỉ bảo, học được nhiều điều mới mẻ. Khiêm tốn trong giao tiếp giúp cúng ta được mọi người yêu quý và bớt người ganh ghét đi.

Khiêm tốn giúp con người ta không kiêu ngạo khi đứng trên đỉnh cao vinh quang. Chính lòng khiêm tốn tạo cho ta nguồn sức mạnh vượt qua trở ngại để thành công. Người thành công thường rất khiêm tốn vì họ thấu rõ giá trị của nó. Bởi thế, muốn thành công trong cuộc sống, nhất định phải có lòng khiêm tốn. Nếu tự mãn, đắm chìm trong thành công của mình mà quên mất rằng cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để tạo lập nên những thành quả mới thì sớm muộn gì ta cũng sẽ chuốc lấy thất bại.

Sống không nên kiêu căng, tự mãn bởi chính nó có thể làm hỏng cả những thiên tài đẹp nhất. Những người đó sẽ dễ gặp thất bại và bị người đời xa lánh. Chính lòng khiêm tốn là thước đo trí tuệ, nhân cách và bản lĩnh con người. Có thể nói, sự quyến rũ lớn nhất đối với con người chính là lòng khiêm tốn.

Thấu hiểu được điều đó, ta cầm  phê phán lối sống kiêu căng, tự mãn. Mỗi chúng ta hãy tự ý thức và nuôi dưỡng cho mình một thái độ khiêm tốn, để có thể đạt được những thành công trong cuộc sống.

Rèn luyện tính khiêm tốn đôi khi bắt nguồn từ những hành động nhỏ nhặt trong đời thường. Trước hết, cần phải biết tôn trọng người khác, không đố lị, ganh đua lẫn nhau. Sống đoàn kết, chia sẻ, giúp đỡ nhau tiến bộ. Không nên khoe mẽ bản thân quá mức. Không phê phán, chỉ trích người khác quá lời. Thực hành lối sống khiêm tốn, kính nhường. Biết khen ngợi đúng lúc, đúng lời.

  • Kết bài:

Khiêm tốn là nhân tố thiết yếu tạo nên sự thành công và góp phần xây dựng những mối quan hệ bền vững trong xã hội. Không có lòng khiêm tốn sẽ không thể thành công trong cuộc sống này.

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Suy nghĩ về đức tính khiêm tốn qua câu chuyện Giếng nước tĩnh lặng - Theki.vn
  2. Nghị luận về tính giản dị: Giản dị là gì? Biểu hiện và ý nghĩa của lối sống giản dị - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.