Nghị luận: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn (Trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt – Lưu Quang Vũ

khong-the-ben-trong-mot-dang-ben-ngoai-mot-neo-duoc-toi-muon-duoc-la-toi-toan-ven-trich-hon-truong-ba-da-hang-thit-luu-quang-vu

“Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn”, (Trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” – Lưu Quang Vũ)

  • Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
– Giới thiệu vấn đề nghị luận.

  • Thân bài:

1. Giải thích tư tưởng nêu trong nhận định:

– Giới thiệu ngắn gọn xuất xứ câu văn được trích từ vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ và là lời đối thoại của nhân vật Trương Ba với tiên cờ Đế Thích. Câu nói trên là lời giải thích của hồn Trương Ba khi từ chối cuộc sống vay mượn trong thân xác người khác. Nó thể hiện khát vọng sống chính đáng của một con người có nhân cách.

– Giải thích nội dung cần bàn luận: Bên trong, bên ngoài là những phương diện nào của con người? Thế nào là cuộc sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo? Mong muốn được là tôi toàn vẹn thể hiện khát vọng nào của nhân vật Trương Ba nói riêng và con người nói chung?

2. Bàn luận mở rộng ý nghĩa của vấn đề:

– Bi kịch của kiếp sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo: bên trong là những suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm… của mỗi con người; bên ngoài là lời lẽ, hành động, cách ứng xử với thế giới xung quanh. Bên trong còn là linh hồn, tinh thần, bên ngoài là thể xác… Sự trái ngược giữa bên trong và bên ngoài là bi kịch phải sống giả dối, trái với bản chất của mình. Có những nguyên nhân nào xô đẩy con người vào lối sống chắp vá này? Chú ý cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan.

– Khát vọng được là tôi toàn vẹn là mong ước được sống trung thực, được là chính mình, không phải tồn tại trong trạng thái vay mượn, chắp vá không phải sống theo người khác. Chỉ khi được sống hài hòa giữa hồn và xác, giữa thế giới bên trong và biểu hiện bên ngoài con người mới có hạnh phúc. Theo anh (chị) cần phải làm gì để tạo nên cuộc sống đó?

3. Liên hệ với thực tế trải nghiệm của bản thân:

– Anh (chị) đã chứng kiến những hiện tượng “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo” nào? Suy nghĩ của bản thân trước những hiện tượng đó?

– Bản thân anh (chị) đã bao giờ trải qua nỗi khổ “bên trong một đằng bên ngoài một nẻo”? Anh (chị) đã làm gì để có một cuộc sống toàn vẹn, thống nhất?

  • Kết bài:

– Nhấn mạnh giá trị nhân văn trong quan niệm sống của Lưu Quang Vũ

– Trách nhiệm của mỗi con người trong việc hình thành, bảo vệ những khát vọng sống chính đáng, đẹp đẽ.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Có ý kiến cho rằng, cả Trương Ba và Chí Phèo đều là những kiếp người bị quyền lực nhào nặn, đầy đưa vào chốn đường cùng của số phận. Phân tích bi kịch tha hoá của Chí Phèo và Trương Ba để

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.