Có một mùa thu Nhật Bản trong thơ Haiku

mua-thu-nhat-ban

Có một mùa thu Nhật Bản trong thơ Haiku

Nằm ở xứ cận nhiệt đới, Nhật Bản mang trong mình cái đẹp của thiên nhiên nhiệt đới lẫn ôn đới. Thiên nhiên đi vào thi ca với vẻ đẹp có sức quyến rũ mê hồn. Đặc biệt là hình ảnh thiên nhiên mùa thu Nhật Bản được các thi sĩ khắc họa trong những câu thơ Haiku vừa cô động nên thơ, vừa sinh động lạ thường. Một chiếc lá thơ xinh xắn ta âm thầm nhặt lên, nâng niu trên tay bao chiếc lá khô giản dị, đơn sơ mà thanh khiết, tao nhả đến lạ lùng.

Viết về mùa thu, các thi sĩ thường thể hiện cái đẹp của mùa bằng cảm thức Sabi đầy quyến rũ, ngàn năm lay động hồn người dù chỉ bằng một chút men thu.

Lá phong đỏ là hình ảnh đặc trưng nhất của mùa thu xứ ôn đới. Khi mùa thu tới, cả rừng phong đồng loạt nhuốm vàng rồi rùng mình thay lá. Khắp không gian đâu đâu cũng một màu vàng nồng ấm. Mỗi khi có con gió thổi qua, toàn rừng phong rung động ào òa đổ lá như một trận cuồng phong.Đó là một trong những cảnh tượng vĩ đại của tự nhiên. Cái đẹp ấy không ít lần đã làm cho con người phải thố lên:

Đẹp lạ lùng
ai mà không ghen tị
lá đỏ rời cành phong.

(Shiki)

Cũng giống như loài hoa anh đào mang vẻ đẹp từ khi chớm nụ cho đến khi lìa cành rụng xuống trong mưa xuân, lá phong cũng mang một vẻ đẹp vĩnh hằng trong khoảnh khắc. Hình ảnh lá phong rụng xuống chao liệng trong không trung rồi đáp mình xuống đất, mãi mãi chôn mình trong lớp bụi thời gian gợi cho người ta dòng trôi chảy bất tận của thời gian, chợt thấy đời người ngắn ngủi, mỏng manh.

Cũng như Việt Nam và Trung Quốc, hoa cúc cũng là một hình ảnh đặc trưng của mùa thu xứ Phù tang. Các thi sĩ say sưa ngắm nhìn, say sưa bểu đạt nó với nhiều sắc vẻ tuyệt diệu vô cùng.

Nếu Shiki nhìn thấy sắc màu:

Cúc vàng cúc trắng
đóa cúc hồng
tôi khát khao

(Shiki)

thì Basho lại phát hiện ra vẻ đẹp mong manh:

Mong manh mong manh
một nhành hoa cúc
vừa đơm nụ vàng.

(Basho)

Thế nhưng, dẫu mong manh vậy nhưng hoa mỗi nụ hoa cúc lại căng đầy sinh lực, sẵn sàng vươn nở rực rỡ dưới đất trời thu đầy mê say:

Dẫu thân hao gầy
cành hoa cúc ấy
nụ hoa căng đầy.

(Basho)

Mùa thu Nhật bản còn quyến rũ lòng người với sắc hoa triêu nham xanh tím. Cái màu tím phai hòa lẫn trong đám lá xanh vừa rực rỡ vừa khiêu gợi vô cùng, lại thêm lá cành quấn quýt, đọt non đu đưa càng làm cho cảnh vật thêm sức gợi tình:

Triều nhan một đóa
suốt ngày chốt cửa
cài vào cổng tôi

(Basho)

Trong thế giới của tĩnh lặng và tách biệt bụi trần, triêu nhan bé nhỏ thầm lặng làm người gác cổng đáng yêu bên lối nhỏ vào đường thiền vạn nẻo, vào tâm thiền thênh thang. Thi sĩ Basho đã bắt được cái thần của cảnh vật và biểu đạt nó hết sức tinh tế mà giản dị đến bất ngờ.

Mùa thu Nhật Bản không chỉ được biểu đặt bằng sắc thu vàng mà còn được cảm nhận qua làn hương của vạn vật khắp đất trời. Đó có thể là mùi hương quen thuộc của dòng nước trong:

Ở Yamankta
không cần ngắt hoa cúc bỏ vào
mà nước suối vẫn thơm

(Basho)

Hay mùi hương của đóa phù dung lân tỏa khắp không gian, hòa lẫn trong sương mù:

Mưa mù sương
phù dung một đóa
làm mùa dâng hương

(Basho)

Bằng cách nhìn của Thiền khiến cho tâm hồn Nhật Bản lúc nào cũng chìm đắm và hòa hợp với vũ trụ. Thiên nhiên và con người luôn đặt trong cái nhìn nhất thể. Mỗi con người được xem là một tiểu vũ trụ và tồn tại trong đó tất cả những gì vũ trụ có. Vũ trụ tác động lên con người và con người cảm ứng được vũ trụ. Bởi thế, cái đẹp của vạn vật không chỉ quy định bởi tự nhiên mà còn do tâm hồn con người tôn tạo. Đó chính là tinh thần chủ đạo của thơ Haiku, tìm kiếm cái đẹp trong nguyên thể đơn sơ nhất.

Muốn có được cái đẹp ấy con người không thể nhìn bằng mắt thường đượng mà phải bằng tâm cảm mới phát hiện ra. Chính vì vậy, trực giác luôn được đề cao để đạt được đến cảnh giới thức ngộ trong tâm hồn:

Trên cành
Con quạ đậu
Chiều thu

(Basho)

Một con quạ lẻ loi đậu bất đọng trên cành cây trong buổi chiều muộn. Cảnh vật tĩnh lăng vô cùng, tập trung điểm nhìn vào đóm đen con quạ. Cái đẹp hiện hình không phải ở cảnh vật mà từ trong tâm thức. Con quạ (lẻ loi) – cành khô (héo hắt) – bóng tối (bí mật), ba hình ảnh ấn tượng cùng lúc tác động vào tâm hồn khiến ta giật mình nghĩ về cõi phù sinh ngắn ngủi, đời người nổi trôi. Thế nhưng, nó cũng tạo ra trong ta niềm tin về sức mạnh sinh trụ. Dòng thời gian cứ trôi đi, vạn vật chìm vào bóng đêm bí mật nhưng con quạ, cành khô cứ thản nhiên, không hề dao động, vững tâm bám chắc.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.