Có kỉ luật mới có thành công

ki-luat-de-thanh-cong

Kỉ luật để thành công

“Rất ít người sinh ra đã trở nên can đảm, rất nhiều trở thành như vậy qua rèn luyện và kỉ luật”. Quả thật trong cuộc đời này, một thành quả nào đó xuất hiện không phải ngẫu nhiên mà thành. Nó luôn là kết tinh của tinh hần và trí tuệ, của sức lao đông và sự kiên trì qua thời gian, của sự mềm mỏng và tính kỉ luật.

Người xưa cũng nói một đoàn quân hùng mạnh là một đoàn quân có tính kỉ luật cao. Kỉ luật không phải là tàn nhẫn với một vài cá nhân hay một tập thể mà đso là nguyên tắc bắt chúng ta phải thực hiện để đạt được thành công cao nhất, ít nhất là không để thất bại.

William Arthur Ward, một nhà giáo dục người Mỹ đã từng nói: “Cái giá của sự vượt trội là kỉ luật, cái giá của sự tầm thường là thất vọng”. nghĩa là nếu chúng ta biết tự kỉ luạt bản thân và xây dựng tính kỉ luật cho tập thể thì nhất định đạt đến thành công. Còn nếu ta buông bỏ, cả nể, nuông chiều bản thân, sống đầy cảm tính trong tình yêu thương yếu đuối tất sẽ chuốc lấy thất bại.

Xưa Thành Cát Tư Hãn thống lĩnh đại quân chinh phạt Nam Bắc. Các cánh quân chia ra các ngã, tiến vào vùng đất Trung Nguyên rộng lớn, hẹn đến khi toàn thắng sẽ hội binh tại kinh đô. Tướng đánh trận không người quản thúc, binh viễn chinh thiếu người rèn luyện thế mà đội quân Mông Cổ vẫn nhất nhất tuân phục mệnh lệnh không dám khinh xuất. Từng trận đánh diễn ra hết sức nghiêm ngặt, tuân thủ binh pháp và phương kế đã đề ra. Tướng sĩ nhất tề nghe theo mệnh lệnh không bao giờ rừi bỏ vị trí. Thế nên, đoàn quân Mông Nguyên đánh đâu thắng đấy, làm nên nỗi khiếp sợ của muôn người trong bao nhiêu thập kỉ, lãnh thổ cũng mở rộng đến tận bờ Âu, tạo nên một đế chế hùng mạnh và rộng lớn bậc nhất trong lịch sử loài người.. Có tất cả thành quả đó là do tướng lĩnh Mông Cổ rất đề cao tính kỉ luật.

Ngày nay, dù chiến tranh đã không còn nhưng công cuộc gây cơ lập nghiệp trên lĩnh vực kinh tế cũng khốc liệt không kém gì. Người muốn từ đôi bàn tay trắng mà làm nên cơ nghiệp không những có trí tuệ, tài năng mà còn phải có tính kỉ luật cao. Kỉ luật để không đi lệch hướng đi đã định, đảm bảo cho thành công. Bản thân có kỉ luật sẽ tạo được động lực, cảm hứng cho người khác.

Có người bạn kể rằng anh khởi nghiệp từ một công ty trung chuyển hàng hóa. Bởi từ tay trắng nay có sự nghiệp nên cũng chịu khó đọc sách, nghiền ngẫm binh thư, thuật quản lí nhân sự, nói chung là tất cả những gì cần thiết để làm ăn thành công. Cuối cùng, anh lựa cọn cách quản lí công ty mềm dẻo, hòa hợp theo gương các vị minh quân, lấy đức thu phục lòng người. Lúc ban đầu, công việc diễn ra khá trôi chảy .Sau nhân viên lơi lỏng công việc, tùy tiện về giờ giấc, thường xuyên sai sót bởi những sai phạm thường được nhắc nhở rồi bỏ qua. Người giỏi thì bỏ thì vì không có động lực cố gắng. Người kém cỏi thì dựa dẫm, bòn rút lặt vặt. Hai năm sau, công ty sụp đổ.

Lận đận mấy năm, anh ấy lại khởi đầu mới với công ty bất động sản. Lần này anh hoàn toàn thay đổi chiến lược lấy lợi ích để khuyến khích hứng thú nhân viên và lấy kỉ luật để hạn chế sai phạm và rủi ro chỉ trong một thời gian ngắn, nhờ biết cách quản lí, tìm kiếm đối tác và cơ may bất động sản tăng giá anh ấy thu về bạc tỷ, ăn nên làm ra, sự nghiệp không ngừng tăng tiến.

Mới hay, ai cũng muốn sống đúng nghĩa nhưng khi đứng trong điều kiện thuận lợi, không bị quản thúc thì sẽ sớm buông bỏ kỉ luật, lơ là bản thân. Kỉ luật chính là chiếc cầu nối giữa mục tiêu và thành tựu. Thế nên hãy luôn cố gắng, hãy luôn tiến tới, hãy luôn giữ vững kỉ luật bản thấn, đến một ngày nào đó thành tưu sẽ tìm đến với bạn.

Bài viết cùng chủ đề:

2 bình luận

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.