Kí văn học là gì?

the-loai-ki-van-hoc-la-gi

Kí văn học là gì?

KÍ VĂN HỌC.

I. Kí văn học là gì?

Ký văn học là thể loại cơ động, linh hoạt, nhạy bén trong việc phản ánh hiện thực ở cái thế trực tiếp nhất, ở những nét sinh động và tươi mới nhất. Tác phẩm ký vừa có khả năng đáp ứng được những yêu cầu bức thiết của thời đại, đồng thời vẫn giữ được tiếng nói vang xa sâu sắc của nghệ thuật.

Tác phẩm kí văn học và kí báo chí giống nhau ở chỗ đều tôn trọng tính xác thực và tính thời sự. Nhưng ở kí báo chí, tính xác thực phải được đảm bảo ở mức độ cao nhất và tính thời sự cũng mang tính chất thật cấp bách, hằng ngày. Kí văn học không đòi hỏi như vậy, ngược lại, nó đề ra yêu cầu cao hơn về chất suy nghĩ và tình cảm của chủ thể. Dĩ nhiên sự phân biệt trên chỉ có tính chất tương đối.

II. Phạm vi của kí văn học.

Ðể có một định nghĩa tương đối chính xác về kí, cần giới hạn phạm vi phản ánh của nó.

1. Một vài quan niệm không hoàn chỉnh về kí.

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về kí. Theo Goulaiep, đặc trưng của kí là tính tổng hợp về đối tượng mô tả và người ta có thể tìm thấy ở đó không chỉ là những số phận mà là những bức tranh về phong tục, về đời sống kinh tế, chính trị…Ðặc trưng này thực ra có thể được xác định rõ nét hơn trong tiểu thuyết. Có người cho rằng đặc trưng của kí là ở tính chủ quan. Ðiều này có một phần căn cứ nhưng tính chất này có lẽ được chỉ rõ nhất trong tác phẩm trữ tình. Do kí là một thể loại có tính chất ghi chép nên nhiều người cho rằng kí phản ánh người thật, việc thật. Quan niệm này được nhiều người chấp nhận nhưng vẫn chưa lí giải một cách thuyết phục tại sao lại gọi Ðất nước đứng lên, Thép đã tôi thế đấy…là tiểu thuyết mà gọi Người mẹ cầm súng, Sống như anh là Kí.Việc xác định một khái niệm đúng đắn về kí khó khăn một phần vì trong kí có nhiều loại khác nhau, phần khác vì cách gọi tên của các nhà văn đối với tác phẩm của mình. Chẳng hạn Tây du kí của Ngô Thừa Ân là một tiểu thuyết, Nhật kí ở rừng của Nam Cao là một truyện ngắn…Muốn giải quyết vấn đề này, cần xem xét kí một cách có hệ thống.

2. Giới hạn kí qua các hệ thống phân loại.

Theo hệ thống Thơ- tiểu thuyết- kịch- kí:

Trong hệ thống này, kí buộc phải bao hàm các loại văn xuôi còn lại. Và nếu chấp nhận hệ thống Trữ tình- tự sự- kịch thì có thể, trước hết, có một số tác phẩm giàu chất trữ tình mà từ trước đến nay thường được gọi là kí hư tùy bút cần phải được xếp vào loại trữ tình. Bởi vì trong tùy bút, chủ yếu không phải là thồn tin sự thực. Sự thực ở đây chỉ là cái cớ để tác giử bộc lộ tâm trạng, “là cái đinh để tác giả treo lên bức tranh tình cảm của mình” (Nguyễn Tuân).

Theo hệ thống trữ tình- tự sự và kịch:

Hệ thống này hoàn toàn đúng cho văn chương thẩm mĩ mà không bao gồm hết các loại, vốn không phải là văn chương thẩm mĩ nhưng vẫn có giá trị nghệ thuật cao. Ðó là loại văn chính luận. Tuy nhiên không thể xếp văn chính luận vào kí như từ trước đến nay vì văn chính luận chủ yếu không phải nhằm thông tin sự thật mà thông tin lí lẽ. Có thể sắp xếp bút kí chính luận vào văn nghị luận. Như vậy, kí sẽ không bao gồm tùy bút và bút kí chính luận.

Qua các giới thuyết trên, kí có thể phân biệt được với kịch, trữ tình và chính luận. Như vậy, kí chỉ còn liên quan với loại tự sự. Có thể nói, kí là một loại văn tự sự hay nới như Goulaiep kí là một biến thể của loại tự sự.

So sánh kí với loại tự sự sẽ tìm ra được đặc trưng của kí.

III. Người thật, việc thật trong kí văn học.

1. Kí trần thuật người thật.

Đã xảy ra một cách xác thực nhằm trước hết là thông tin sự thật chứ không phải là thông tin thẩm mĩ. Tính xác thực là đặc trưng quan trọng nhất và có tính nguyên tắc của kí. (Dĩ nhiên tính xác thực về người thật, việc thật bao hàm những tâm trạng và lí lẽ chứa đựng trong ngeoeig thật việc thật đó. Nới như Pôlêvoi “Kí có địa chỉ chính xác của nó”

2.  Kí có tính thẩm mĩ.

Xét từ bản chất và gốc gác, kí không nhằm thông tin thẩm mĩ mà là thông tin sự thật nhưng không vì vậy mà kí thiếu tính nghệ thuật. Sở dĩ kí có tính nghệ thuật bởi vì trước hết nga trong hiện thực cung đã bao hàm cái thẩm mĩ đồng thời chính nhiệt tình khát khao mong biết được sự thật cũng góp phầm tạo nên những quan hệ thẩm mĩ. Bám chặt cào người thật, việc thật, các tác phẩm kí xét một cách tương đối có thể rút ngắn khoảng cách giữa sáng tạo nghệ thuật và cuộc sống, phục vụ kịp thời hơn cho những nhu cầu hiểu biết cuộc sống của người đọc.

IV. Tính chất, mức độ, phạm vi hư cấu trong tác phẩm kí.

1. Tính chất.

Do đặc điểm viết về người thật- việc thật nên mục tiêu, phương hướng của người viết kí là phải luôn luôn phấn đấu theo hướng xác thực tối đa như là một ý thức trách nhiệm thông tin cho người đọc chứ không phải là sáng tạo nên một thiên nhiên thứ hai như trong truyện.

2. Mức độ.

Tuy nhiên, đã là một tác phẩm nghệ thuật, không thể không nói đến hư cấu. Vì vậy, có thể nói đến một số trường hợp hư cấu trong kí.

Như trên đã nói, tác phẩm kí viết về sự thật nhưng thực ra, cứ giả định rằng, có sự thật đang “Dâng sẵn, đón chờ” và nhà văn có tư tưởng, tình cảm hoàn toàn đúng đắn chỉ việc ghi chép lại thì trước khi ghi chép, ít nhất cũng phải nghe hoặc thấy, tức là nghe kể lại hoặc chứng kiến. Trong trường hơp chứng kiến và viết lại, nhà văn vẫn không thể bao quát hết mọi sự việc hoặc nhớ hết mọi sự diễn biến một cách tường tận…Trong trường hợp nhà văn chỉ nghe kể lại mà không chứng kiến thì có thể sẽ nghe từ nhiều nguồn khác nhau- trực tiếp hoặc gián tiếp- và trong trường hợp nào, người kể cũng không thể biết hết, nhớ hết.

Vì vậy, trước khi đặt bút viết, người viết kí chỉ có một mớ tư liệu lộn xộn, nhiều lỗ hổng, chưa móc nối được tư liệu với nhau…nhà văn buộc phải sử dụng trí tưởng tượng và hư cấu nhằm làm cho bức tranh trở nên hợp lí, liên tục và hấp dẫn.

3. Phạm vi.

Người viết kí không thể tự do tưởng tượng và hư cấu thế nào cũng được. Về nguyên tắc, những thành phần xác định của người thật- việc thật (ngoại hình, tên tuổi, lai lịch, nguồn gốc gia đình…) người viết phải phấn đấu thể hiện xác thực đến mức tối đa. Nhà văn có thể hiện được hư cấu rộng rãi hơn với những thành phần không xác định (như nội tâm nhân vật, cảm xúc, thiên nhiên, những nhân vật phụ…) cũng như việc sắp xếp, tổ chưc hệ thống côt truyện.

Tóm lại, trong tác phẩm kí văn học, nhà văn có thể hư cấu nhưng nhìn chung có phần hạn chế và thường ở những thành phần không xác đinh.

V. Một số thể loại kí.

1. Phóng sự.

– Là một loại kí đặc biệt chú trọng đến sự việc. Trong “nhà văn hiện đại” của Ngọc Phan viết “Phóng sự là thăm dò lấy sự việc và ghi lấy việc”. Phóng sự nhằm phản ánh một sự kiện, hiện tượng xã hội một cách kịp thời và thường mang tính chất điều tra, phỏng vấn, một vấn đề có ý nghĩa thời sự.

– Người viết phóng sự phải đáp ứng một đòi hỏi nào đó về thời sự trực tiếp của người đọc. Ơí đây nhà văn thường ít bộc lộ cảm xúc, suy tư nhưng lại mang tính khuynh hướng rõ rệt.

2. Kí sự.

– Kí sự khá gần gũi với phóng sự vì nó chú trọng đên sự việc, ít yếu tố trữ tình. Kí sự ghi chép khá hoàn chỉnh một sự kiện, một phong trào, một giai đoạn…, gần với truyện ngắn, ít hư cấu.

3. Hồi kí.

– Ghi lại những sự việc đã xãy ra qua hồi tưởng. Ðó có thể là câu chuyện mà người viết đã tham gia, chứng kiến hoặc được nghe thuật lại một cách tường tận và gắn liền với kỉ niệm của người viết hoặc kể.

– Hồi kí đòi hỏi phải tôn trọng tính chân thực của câu chuyện và có sự khái quát cao.

4. Bút kí.

– Nhằm ghi lại những sự việc, cảnh vật mà nhà văn đã mắt thấy, tai nghe cũng như cảm xúc, suy nghĩ của họ qua một chuyến đi. Ở đây, những sự việc luôn xen kẽ với những yếu tố liên tưởng, tưởng tượng, cảm xúc. Vì vậy, bút kí luôn mang đâm sắc thái trữ tình.

5. Truyện kí.

– Là một thể loại trung gian giữa truyện và kí. Truyện kí thường tập trung cốt truyện vào một nhân vật, một danh nhân, một nhân vật lịch sử, một người anh hùng trên các mặt trận…Trong truyện kí, tác giả có thể hư cấu để câu chuyện được hoàn chỉnh nhưng phải giữ được tính xác thực của sự việc và con người.

– Ranh giới của việc phân chia các thể kí nêu trên chỉ có tính chất tương đối. Các thể kí luôn luôn chuyển hóa, xâm nhập lẫn nhau. trong sáng tác, các nhà văn có thể không quan tâm đến đặc trưng của từng thể loại mà chủ yếu là vận dụng các khả năng, phương tiện của văn học nhằm thể hiện một cách tốt nhất mục đích của mình.

Bài viết tham khảo:

Kí nghĩa gốc là ghi, là một thể loại văn học xuất hiện từ rất lâu. Kí là một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự như bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tùy bút,… không nên căn cứ vào cách gọi tên của nhà văn đối với tác phẩm để xác định thể loại. Chẳng hạn, Tây Sơn kí của Vương Thực Phủ thực ra là vở kịch, Tây du kí của Ngô Thừa Ân là tiểu thuyết, Nhật kí người điên của Lỗ Tấn lại là truyện ngắn. Kí có đặc trưng riêng do nội dung và quan điểm thể loại của kí quy định.

Kí ra đời rất sớm trong lịch sử văn học của nhân loại. Nhưng phải đến thế kỉ XVII, đặc biệt từ thế kỉ XIX, khi đời sống lịch sử của các dân tộc ngày càng phát triển theo hướng tăng tốc, khi kĩ nghệ in ấn và báo chí phát triển, văn học mở cửa, “xé rào” để thâm nhập vào các lĩnh vực hoạt động tinh thần khác, nhà văn ngày càng có ý thức tham gia trực tiếp vào những cuộc đấu tranh xã hội, kí mới thực sự phát triển mạnh mẽ. Trần thuật người thật việc thật là đặc trưng cơ bản của kí.

Đúng như Pôlêvôi đã nói: “Một bài kí sự hay quả thật là một bài có đủ mọi đặc trưng của thể loại báo chí thuần túy, nó hết sức cụ thể, có thể tái hiện được sự thật chân chính. Những nhân vật tạo nên phải là những con người thật trong cuộc sống hiện thực, những sự việc mô tả phải dính chặt với địa điểm đúng như người ta thường nói: kí sự có địa điểm chính xác của nó”. Để có một định nghĩa tương đối chính xác về kí, cần giới hạn phạm vi phản ánh của nó.

Trong văn học Việt Nam từ Cách mạng tháng Tám – 1945, kí giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Nhiều tác phẩm kí có giá trị lần lượt xuất hiện, góp phần tạo nên bộ mặt đa dạng của đời sống văn học. Những tác phẩm ấy đã phản ánh kịp thời, nhiều mặt của hiện thực đời sống bề bộn, phong phú. Nói về kí ở Việt Nam, Phương Lựu viết: “Riêng ở Việt Nam, các tác phẩm kí nổi tiếng cũng đã xuất hiện từ sớm như Thượng kinh kí sự, Vũ trung tùy bút, … Trong thời kì 1930 – 1945, có các phóng sự Việc làng, Tập án cái đình của Ngô Tất Tố, Ngõ hẻm ngoại ô của Nguyễn Đình Lập, Tôi kéo xe của Tam Lang, cùng một số phóng sự khác của Vũ Trọng Phụng, … Trong văn học cách mạng, loại thể kí đã bắt đầu từ sáng tác của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc những năm

Sau Cách mạng tháng Tám đến nay đã có nhiều tác phẩm kí có giá trị như Truyện và kí sự của Trần Đăng, Ở rừng của Nam Cao, Kí sự Cao Lạng của Nguyễn Huy Tưởng, Vỡ tỉnh của Tô Hoài, Sống như Anh của Trần Đình Vân, Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, Những ngày nổi giận của Chế Lan Viên, Họ sống và chiến đấu của Nguyễn Khải, Đường lớn của Bùi Hiển, Miền đất lửa của Nguyễn Sinh và Vũ Kì Lân, Rất nhiều ánh lửa của Hoàng Phủ Ngọc Tường, …”.

Còn La Khắc Hòa cho rằng: “Kí là ghi chép một sự việc gì đó để không quên. Phải có chữ viết rồi mới có ghi chép, cho nên so với các thể loại văn học cách luật, kí văn học xuất hiện muộn; lịch sử của nó gắn liền với lịch sử phát triển của văn học bác học”.

Tác phẩm kí văn học và báo chí giống nhau ở chỗ đều tôn trọng tính xác thực và tính thời sự. Nhưng ở kí báo chí, tính xác thực phải được đảm bảo ở mức độ cao nhất và tính thời sự cũng mang tính chất thật cấp bách, hàng ngày. Kí văn học không đòi hỏi như vậy, ngược lại, nó đề ra yêu cầu cao hơn về chất suy nghĩ và tình cảm của chủ thể. Dĩ nhiên sự phân biệt trên chỉ có tính chất tương đối.

Xem thêm:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.