Nghị luận: Kiếm có thể làm tổn hại thân thể. Lời nói có thể làm tổn thương tâm hồn

kiem-co-the-lam-ton-hai-than-the-loi-noi-co-the-lam-ton-thuong-tam-hon

Nghị luận: “Kiếm có thể làm tổn hại thân thể. Lời nói có thể làm tổn thương tâm hồn”

  • Mở bài:

Thay vì nói ra những lời khó nghe, hãy tập im lặng để giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với người khác. “Kiếm có thể làm tổn hại thân thể. Lời nói có thể làm tổn thương tâm hồn” là câu nói cho ta thấy được sự quan trọng của lời nói trong các mối quan hệ xã hội và cả trong cuộc sống. Thể hiện được tầm quan trọng của lời nói trong đời sống hằng ngày của chúng ta.

  • Thân bài:

Kiếm là gì?

Kiếm là một loại vũ khí sắc bén. Nó có khả năng gây ra những vết thương cho con người. Kiếm có thể làm tổn thương thân thể và tước đoạt tính mệnh của con người

Lời nói là gì?

Lời nói là sản phẩm của hoạt động giao tiếp của con người. Nó tuy vô hình cũng có thể trở nên sắc bén và gây ra những tổn thương lớn nếu con người nếu đó là những lời lẽ của sự thù hận, căm phẫn, oán ghét.

Tại sao: “Lời nói có thể làm tổn thương tâm hồn”

Mỗi người đều có một cách sử dụng lời nói khác nhau nhưng việc sử dụng lời nói mà không làm tổn thương người khác thật sự là một điều khó khăn. Nếu ta làm được thì mọi người đều sẽ muốn được nói chuyện với ta hơn, cải thiện mối quan hệ xã hội và giúp ta giải quyết những tình huống bằng lời nói mà không gây thù oán hay mất lòng bất kì ai.

Lời nói thiếu thiện chí có thể làm tổn thương tâm hồn. Nói lời cay độc nhóm lên những xung đột tàn bạo. Cũng chỉ vì bị tổn thương bởi lời nói của người khác mà có biết bao người đã không kiềm chế được bản thân, có những hành dộng cuồng nộ, gây ra hậu quả đáng tiếc.

Làm sao để sử dụng lời nói mà không làm tổn thương tâm hồn người khác?

Để có thể sử dụng lời nói mà không tổn thương tâm hồn người khác thì ta phải rèn luyện rất nhiều, ví dụ như tập suy nghĩ trước khi nói một thứ gì đó hay sử dụng từ ngữ khôn khéo hơn trong giao tiếp để tránh gây mâu thuẫn, xung đột,…

Đối với những người rèn luyện được khả năng này thì sẽ dễ dàng đạt được thành công hơn trong công việc và cuộc sống, lời nói có khả năng thuyết phục được người khác hơn. Ngược lại, trường hợp không rèn luyện được sẽ dần bị loại bỏ đi vì không có khả năng thuyết phục hay nhận được các sự tín nhiệm từ người khác, còn dễ làm người khác tổn thương vì tính nóng nảy không chịu suy nghĩ trước khi nói.

Hãy tử tế trong từng lời nói và hành động. Không nhất thiết bạn phải dùng lời khó nghe để trút bỏ còn giận một cách thấp kém. Thay vào đó, hãy giữ thái độ ôn hòa và nói ra lời tử tế. Không những mâu thuẫn được giải quyết mà tình cảm cũng trở nên tốt đẹp hơn. Lời tử tế ngắn gọn dễ nói nhưng âm vang của nó thực sự vô tận.

Lời nói có thể giúp ta đạt được những mục đích mà ta muốn hướng tới nhưng cũng có thể làm tổn thưởng khác không thua gì khi lấy một thanh kiếm chém thẳng vào người ấy. Sử dụng lời nói đúng mục đích và hoàn cảnh sẽ làm người khác vui vẻ, cảm thấy tin tưởng vào mình hơn, ít gấy ra các mâu thuẫn trong giao tiếp hơn.

Lắng nghe lời ác là con đường dẫn tới cái ác. Tâm hồn bạn như thế nào phụ thuộc vào những điều bạn nghe thấy, nhìn thấy hằng ngày. Cuộc đời của bạn như thế nào phụ thuộc vào từng hành động của bạn trong từng phút giây. Nói lời chân thiện, làm việc tín nghĩa, tương trợ kẻ khó là con đường đưa bạn đến với vinh quang.

Phê phán:

Trong cuộc sống, vẫn còn có nhiều người nói lời tùy tiện, không suy nghĩ trước sau. Họ không biết những lời nói bất cẩn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Nhiều người lại cố dùng lời nói để xúc phạm, lăng mạ, gây mâu thuẫn với người khác. Những người như thế thật đáng chê trách.

Bài học nhận thức:

Là học sinh chúng ta cần phải rèn luyện khả năng sử dụng lời nói để trở thành một người hữu ích, mai này góp phần xây dựng quê hương, đất nước trở nên giàu mạnh hơn, xã hội sẽ văn minh hơn. Tất cả phụ thuộc vào thế hệ trẻ của chúng ta.

Sử dụng lời nói đúng cách thật sự là một kĩ năng tốt, rất cần được rèn luyện ở mỗi người. Nó cho ta những cơ hội trong cuộc sống và đem đến cho ta rất nhiều lợi ích nếu như ta chịu rèn luyện một cách nghiêm túc. Vì vậy mỗi người chúng ta dù là ai đều phải cố gắng rèn luyện để có thể đạt được những thành công trong cuộc sống và công việc.

  • Kết bài:

“Kiếm có thể làm tổn hại thân thể. Lời nói có thể làm tổn thương tâm hồn”. Đừng ăn thua nhau ở lời nói mà hãy chiến thắng ở hành động. Chiến thắng trong hành động không phải là dùng bạo lực để giải quyết mâu thuẫn mà dùng lời nói tử tế để làm điều đó. Lấy cái thiện để khuất phục cái ác. Ai giữ được sự bình tĩnh trong tình thế gây cấn sẽ là người chiến thắng. Thắng một kẻ tàn bạo không quan trọng bằng việc làm cho người đó không còn tàn bạo nữa cả trong thái độ lẫn hành động. Lời nói có thể làm tổn thương tâm hồn. Vết thương ấy thật khó chữa lành được.

9 Trackbacks / Pingbacks

  1. Suy nghĩ về vai trò và ý nghĩa của lời ăn tiếng nói - Theki.vn
  2. Nghị luận :"Đừng phán xét người khác một cách dễ dàng khi bản thân không hiểu gì về họ" - Theki.vn
  3. Dàn ý nghị luận: "Không có gì tốt đẹp bằng những lời nói chân thật" - Theki.vn
  4. Nghị luận: Ý nghĩa của tính lịch sự và tế nhị trong giao tiếp - Theki.vn
  5. Nghị luận về sức mạnh của lời nói - Theki.vn
  6. Nghị luận: "Người giàu tặng của cải, người khôn tặng lời nói" - Thế Kỉ
  7. Đề bài: -Đọc - hiểu về chủ đề đừng sợ bị tổn thương - Theki.vn
  8. Suy nghĩ về vai trò của lối giao tiếp lịch sự qua câu: Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe - Theki.vn
  9. Nghị luận: Lời nói chẳng mất tiền mua; Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.