Kiến thức Tiếng Việt Ngữ văn 9 Học kỳ I

kien-thuc-tieng-viet-ngu-van-9-hoc-ky-i

Kiến thức Tiếng Việt Ngữ văn 9 – Học kỳ I

Bài 1. Các phương châm hội thoại:

1. Phương châm về lượng:

– Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa (phương châm về lượng).

2. Phương châm về chất:

– Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực (phương châm về chất).

3. Phương châm quan hệ yêu:

– Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề (phương châm quan hệ).

4. Phương châm cách thức:

– Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ (phương châm cách thức).

5. Phương châm lịch sự :

– Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác (phương châm lịch sự).

Bài 2. Xưng hô trong hội thoại:

– Tiếng Việt có một hệ thống từ ngữ xưng hô rất phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm.
– Người nói cần căn cứ vào đối tượng và các đặc điểm khác của tình huống giao tiếp để xưng hô cho thích hợp.

Bài 3. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.

Dẫn trực tiếp, tức là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

Dẫn gián tiếp, tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.

*Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp:

+ Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

+ Thay đổi đại từ xưng hô cho phù hợp.

+ Lược bỏ các từ chỉ tình thái.

+ Thêm từ rằng hoặc là trước lời dẫn.

+ Không nhất thiết phải chính xác từng từ nhưng phải dẫn đúng về ý.

* Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp:

– Khôi phục lại nguyên văn lời dẫn (thay đổi đại từ xưng hô, thêm bớt các từ ngữ cần thiết ,…).

– Sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.

Bài 4. Sự phát triển của từ vựng:

1. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ.

– Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển. Một trong những cách phát triển từ vựng tiếng Việt là phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng.

– Có hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ: phương thức ẩn dụ và phương thức hoán dụ.

2. Tạo từ ngữ mới.

– Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt.

3. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.

– Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

5. Thuật ngữ.

1.  Thuật ngữ là gì?

– Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.

2. Đặc điểm của thuật ngữ:

– Về nguyên tắc, trong một lĩnh vực khoa học, công nghệ nhất định, mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm, và ngược lại, mỗi khái niệm chỉ được biểu thị bằng một thuật ngữ.

– Thuật ngữ không có tính biểu cảm.

6. Tổng kết từ vựng:

– Từ đơn và từ phức;

– Thành ngữ;

– Nghĩa của từ; từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ;

– Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa;

– Cấp độ khái quát nghĩa của từ.

– Trường từ vựng;

– Khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh;

– Sự phát triển nghĩa của từ.

– Từ mượn.

– Từ Hán Việt.

– Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

– Thuật ngữ.

– Trau dồi vốn từ.

– Một số phép tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ,…

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.