Làm rõ ý kiến: Dù viết về đề tài nào, truyện Nam Cao cũng thường thể hiện tư tưởng chung: nỗi băn khoăn đến đau đớn trước tình trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới.

lam-ro-y-kien-du-viet-ve-de-tai-nao-truyen-nam-cao-cung-thuong-the-hien-tu-tuong-chung-noi-ban-khoan-den-dau-don-truoc-tinh-trang-con-nguoi-bi-huy-hoai-ve-nhan-pham-do-cuoc-song-doi-ngheo

Dù viết về đề tài nào, truyện Nam Cao cũng thường thể hiện tư tưởng chung: nỗi băn khoăn đến đau đớn trước tình trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới (SGK Ngữ văn 11, Nâng cao, tập I – NXB Giáo dục 2007)

Anh/chị hãy phân tích ý kiến trên và làm sáng tỏ qua một số tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao.

* Hướng dẫn làm bài:

  • Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tác giả Nam Cao và vấn đề nghị luận.

  • Thân bài:

1. Giải thích ý kiến:

Dù viết về đề tài nào (người trí thức nghèo, người nông dân nghèo) truyện của Nam Cao thường thể hiện tư tưởng chung “nỗi băn khoăn đến đau đớn trước tình trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới” là nói đến tâm tư đầy đau đớn, lo lắng dằn vặt của nhà văn trước tình trạng con người bị hủy hoại về nhân phẩm, về phẩm chất người do bị đẩy vào cuộc sống đói nghèo không lối thoát. Đó là chiều sâu tư tưởng nhân đạo thể hiện trong tác phẩm của Nam Cao.

2. Phân tích, chứng minh vấn đề:

* Cơ sở của vấn đề nghị luận:

+ Xuất phát từ bản chất con người Nam Cao rất giàu ân tình đối với những người nghèo khổ trong xã hội .

+ Nam Cao nhận thức rõ bản chất của hiện thực xã hội trước cách mạng.

Học sinh lựa chọn những tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao ở hai đề tài: người trí thức nghèo (Tác phẩm “Giăng sáng”, “Đời thừa”…) và người nông dân nghèo (Tác phẩm “Tư cách mõ”, “Chí Phèo”…) để làm sáng tỏ vấn đề :

– Người trí thức nghèo:

+ Băn khoăn, đau đớn trước tình trạng người tri thức nghèo vì gánh nặng áo cơm mà hủy hoại nhân phẩm.

+ Khẳng định trong bất kì hoàn cảnh nào người trí thức nghèo vẫn cố vươn lên để
giữ vững lí tưởng và nhân cách.

+ Kết án xã hội đã hủy hoại hoài bão và nhân phẩm của người trí thức.

– Người nông dân nghèo:

+ Đau đớn trước tình trạng người n.dân nghèo bị tha hóa hoặc xói mòn về nhân phẩm.

+ Phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của người lao động.

+ Kết án xã hội đẩy người nông dân tới cuộc sống khốn cùng.

3. Nghệ thuật:

– Sự đóng góp mới mẻ về tư tưởng trên được thể hiện qua những đặc sắc về nghệ thuật ( xây dựng nhân vật điển hình, đặc biệt là khả năng diễn tả tâm lí sắc sảo…) khiến cho tác phẩm của Nam Cao có sức khái quát lớn, khắc họa được những tính cách sâu sắc và đầy góc cạnh

  • Kết bài:

– Ý kiến hoàn toàn xác đáng, đã khái quát được tư tưởng chung trong toàn bộ sáng tác của Nam Cao, khẳng định tầm tư tưởng của nhà văn nhân đạo.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.