Làm sáng tỏ quan niệm về nghệ thuật của Xuân Diệu và Nam Cao qua các tác phẩm đã học.

lam-sang-to-quan-niem-ve-nghe-thuat-cua-xuan-dieu-va-nam-cao

Trong bài Cảm xúc, nhà thơ Xuân Diệu viết: “Là thi sĩ nghĩa là ru với gió / Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây”

Trong truyện ngắn Giăng sáng, nhà văn Nam Cao lại viết : “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối; nghệ thuật có thể là tiếng đau khổ kia , thoát ra từ những kiếp lầm than” .

Anh / chị hãy làm sáng tỏ quan niệm nghệ thuật trong những lời thơ, lời văn trên.


  • Hướng dẫn làm bài:

1. Giải thích:

– Ý kiến của Xuân Diệu: Thơ ca là phải đẹp. Nhà thơ phải vượt thoát lên trên thực tại, đắm mình trong thế giới nghệ thuật, lấy nghệ thuật làm trung tâm của sự sáng tạo → Nghệ thuật vị nghệ thuật.

– Ý kiến của Nam Cao: Nghệ thuật xuất phát từ cuộc sống hiện thực và phải phục vụ cho hiện thực cuộc sống ấy. Nhà văn phải là người ghi lại những gì đã xảy ra một cách trung thực, lấy con người và hiện thực cuộc sống làm trung tâm của sự sáng tạo, không cần tô vẽ gì thêm. Bằng nghệ thuật của mình, văn học lắng đọng đến tận nơi sâu kín, tiềm ẩn trong con người → Nghệ thuật vị nhân sinh.

2. Phân tích, chứng minh hai quan niệm nghệ thuật của Xuân Diệu và Nam Cao.

a. Câu thơ của Xuân Diệu nói lên quan niệm nghệ thuật của một nhà thơ lãng mạn tiêu biểu ở thời đại Thơ mới .

– Thi sĩ lãng mạn là người có điệu tâm hồn, điệu cảm xúc thăng hoa, bay bổng.

  • Thơ Xuân Diệu mang nỗi niềm chung nhưng vẫn tạo nét riêng.
  • Trong thơ, Xuân Diệu khẳng định không có gì là vĩnh cửu
  • Vẻ đẹp cuộc sống được nhìn nhận rõ nét qua phong cách thơ Xuân Diệu
  • Xuân Diệu bắt trọn từng khoảnh khắc của cuộc đời, thể hiện rõ nét qua thơ
  • Phong cách thơ Xuân Diệu luôn khẳng định cái tôi sâu sắc, đầy riêng biệt
  • Ta thấy trong thơ Xuân Diệu còn là sự quý trọng về thời gian
  • Sự cống hiến của thi nhân cho cuộc đời thể hiện rõ trong thơ
  • Phong cách thơ Xuân Diệu có sự kết hợp hiện đại với truyền thống

– Cảm hứng sáng tác của thi sĩ lãng mạn chủ quan, tự do, không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Thi sĩ lãng mạn luôn có xu hướng thoát li thực tại, hướng tới cái đẹp, cái lí tưởng.

  • Sự thật phũ phàng của hiện tại thể hiện rất rõ trong thơ của Xuân Diệu.
  • Nỗi buồn ẩn hiện trong đặc điểm thơ Xuân Diệu. Những cuộc chia ly trong thơ của thi nhân Xuân Diệu được đề cập đến với nhiều cung bậc.
  • Tình yêu và tuổi trẻ luôn, những nỗi băn khoăn, trắc trở của cuộc sống là chủ đề đậm nét trong thơ ca Xuân Diệu.

Chứng minh:

Trong nghề thơ, Xuân Diệu luôn tâm niệm: “Nếu không chịu thương chịu khó vì quan niệm làm thơ là lọc lấy tinh chất, lấy cái hồn sự vật, nhưng không có xác thì làm gì có hồn”. “Đi vào mũi nhọn của cuộc sống là một thuyết mãi mãi tốt đẹp và có hiệu quả”.  Quả thực, những lời thơ của Xuân Diệu là lời thơ của một người yêu đời, yêu cuộc sống, đam mê, say sưa cuộc sống đến cuồng nhiệt, nó đòi hỏi sự hiến dấng một cách tuyệt đối tâm hồn của người thi sĩ cho thơ ca:

“Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
Để linh hồn ràng buộc bởi muốn dây
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến”.

Ý tưởng về thơ ca của tác giả được phát biểu một cách chân thành và đầy hình ảnh. Con người đắm chìm vào trong thiên nhiên: với gió, với mây; chìm đắm trong những mối tình cảm say sưa, mê đắm. Xuân Diệu đã dùng một loạt những từ gợi hình tượng để diễn tả về mới quan hệ gắn bó ràng buộc đặc biệt đó. Là “ru”, là “vơ vẩn”, là “ràng buộc”, là “chia sẻ”… có nghĩa là mọi cảm xúc, tâm trạng tất cả đều hướng tới sự hòa nhập một cách hoàn toàn, một cách tuyệt đốì vào thiên nhiên, vào thế giới cảm xúc. Và chỉ khi đó, người ta mới có thể trở thành một thi sĩ thực thụ. Nói lên quan niệm của mình, nhà thơ đồng thời thể hiện quan niệm của mình về phạm vi đối tượng của thơ ca: đó chính là thiên nhiên, là đời sống tình cảm, cuộc sống của con người. Đó cũng chính là nội dung của thơ ca. Để nắm bắt được tất cả những điều đó, nhà thơ phải là người nhạy bén, nhạy cảm, tâm hồn phải như dây đàn, sẵn sàng rung lên những thanh âm trong trẻo khi bắt gặp bất cứ sự khơi nguồn cảm hứng nào từ cuộc sống. Với bốn câu thơ này, Xuân Diệu đã nói rất đúng đặc trưng của thơ ca: thơ ca là tiếng nói tình cảm mãnh liệt của con người, là sự phản ánh những nét đặc trưng, cô đọng nhất của cuộc sống qua cảm xúc chủ quan của nhà thơ. Với Xuân Diệu, nếu như không có những giây phút thăng hoa để “ru với gió”, “vơ vẩn cùng mây”,… thì sẽ không thể có thơ được. Người ta hoàn toàn có thể bắt gặp điều này trong thơ ca của các nhà thơ lãng mạn mà Xuân Diệu là một ví dụ điển hình. Trong “Thơ duyên”, Xuân Diệu đã tạo nên một bức tranh mà con người và thiên nhiên hòa hợp trong một mô’i duyên chan hòa, giao cảm tuyệt đẹp, một cặp vần, trong một bài thơ duyên:

“Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên
Cây me ríu rít cặp chim chuyền
Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá
Thu đến nơi nơi động tiếng huyền”

Để có được bức tranh ấy, dường như Xuân Diệu đã tách mình, cùng như tách tất cả những gì thuộc bài thơ đó ra một thế giới riêng, một cách tuyệt đối. Đôi bạn trẻ tuổi trong bài thơ, ban đầu là những người không quen biết, vậy mà khi hòa mình và vô hình chung trở thành tách mình ra khỏi cuộc sống vội vã bên ngoài đã trở thành một “cặp vần”. Nếu không phải đó là khoảnh khắc họ (hay chính nhà thơ) đang “ru với gió”, “vơ vẩn cùng mây”, ràng buộc hay chia sẻ bởi những mốì tình cảm nhẹ nhàng, trong sáng thì thử hỏi làm sao có thể có được nhưng vần thơ, có được bài thơ mang đến cho người ta nhiều mối duyên đến vậy?

“Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm
Anh nhớ em, em hỡi! Anh nhớ em
Không gì buồn bằng những buổi chiều êm
Mà ánh sáng mờ dần cùng bóng tối
Gió lướt thướt kéo mình qua cỏ rối
Đêm bâng khuâng đôi miếng lẩn trong cành
Mây theo chim về dãy núi xa xanh
Từng đoàn lớp nhịp nhàng và lặng lẽ
Không gian xám tưởng sắp tan thành lệ”.

Một chút hình ảnh của thời gian, tưởng chừng như chỉ thuộc về thiên nhiên nhưng lại có tác động rất lổn đến cảm xúc của con người. Nó là cái cớ để nhân vật trữ tình bày tỏ tình cảm của mình. Nhà thơ như chìm đắm hoàn toàn vào tâm trạng của riêng mình, vào trong bức tranh thiên nhiên buồn mà đẹp.

Những vần thơ trong bài “Cảm xúc” đã không chỉ nêu lên quan điểm nghệ thuật của Xuân Diệu mà còn là của các nhà thơ lãng mạn nói chung. Nó đề cao cái tôi cá nhân của người nghệ sĩ, cái tôi tự do hoàn toàn trong việc trải nghiệm và thể hiện cảm xúc. Đó là một quan niệm hoàn toàn mới mẻ so với nền thơ ca vốn chú trọng đến cái phi nga nhiều hơn là bản ngã trong văn học trung đại. Và thực tế thì, quan điểm nghệ thuật đó đã mang đến sự nở rộ của nền văn học Việt Nam với phong trào thơ Mới, đóng dấu bằng sự xuất hiện của hàng loạt các phong cách nghệ thuật mới mẻ, độc đáo như những gì Hoài Thanh đã từng nhận xét trong ”Thi nhân Việt Nam”: “Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa có bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mỏ như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên,… và thiết tha rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu”. Giá trị của những tác phẩm văn học thời kỳ ấy, ngày hôm nay vẫn là những giá trị không thể phủ nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp ấy, cũng cần phải thây rằng trong quan niệm này còn thể hiện sự thoát ly cuộc sống. Cũng trong “Cảm xúc”, ở một đoạn khác, Xuân Diệu viết:

“Không có cánh như vẫn thèm bay bổng
Đi trong sân mà nhớ chuyện trên trời
Trút ngàn năm trong một phút chơi vơi
Ngắm phong cảnh giữa hai bề cỏ lá”

Người sống ở cuộc sống hiện tại nhưng lại luôn ngưỡng vọng tới những điều tận xa xôi. Thế Lữ trong “Cây đàn muôn điệu” cũng có nhưng vần thơ thoát ly như thế:

“Anh thường bảo tâm tình tôi thay đổi
Không chuyên tâm, không chủ nghĩa: nhưng cần chi
Tôi chỉ là một khách tình si
Ham vẻ đẹp muôn hình muôn thể”.

Còn Chế Lan Viên thì đã có những lúc cảm thấy cô đơn và thèm muôn cảm giác cô độc đến cùng cực:

“Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh
Một vì sao trơ trọi cuối trời xa
Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh
Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo”

“Nghệ thuật vị nghệ thuật”. Thoát li cuộc sống, tác giả nhấn mạnh đến sự ’’hiến dâng” tâm hồn, cảm xúc của mình một cách tuyệt đối cho nghệ thuật thì mới có thể làm nên những bài thơ đích thực và người làm thơ đó mới trở thành thi sĩ nhưng như thế cũng đồng nghĩa với việc: người ta có thể bỏ qua hoặc lãng quên hiện thực. Trong hoàn cảnh đất nước đang nằm trong tay giặc, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đang đòi hỏi huy động sức mạnh của toàn dân tộc thì đây lại là một hạn chế. Nó đã không phát huy được sức mạnh của văn chương, như một thứ vũ khí đắc lực mà sau này như chính Hồ Chí Minh đã từng khẳng định.

b. Câu văn của Nam Cao nói lên quan niệm của một nhà văn hiện thực tiêu biểu :

– Nghệ thuật không được tô vẽ cuộc đời bằng cái đẹp ảo tưởng, phù phiếm; không thể thoát li, chạy trốn hiện thực

– Nghệ thuật phải phản ánh hiện thực cuộc sống, đặc biệt là hiện thực về thân phận con người

– Người nghệ sĩ phải mở lòng ra để lắng nghe, để thấu hiểu, cảm thông với những khổ đau, bất hạnh của con người

– Người viết muốn trở thành nhà văn chân chính thì phải quay về với cuộc sống hiện tại, dùng ngòi bút phanh phui thực trạng, phơi bày nỗi khổ của kiếp người; giúp mọi người nhận thức được nguyên nhân mọi bất công trong xã hội.

– Ngoài chức năng phản ánh hiện thực, văn chương còn phải chứa đựng nội dung nhân đạo sâu sắc.

Chứng minh:

Thực tế sáng tác của Nam Cao chứng tỏ khả năng lĩnh hội cuộc sống của nhà văn. Ông không chỉ thấy cuộc sống đương thời là đói rét, là bệnh tật, mà còn thấy được thảm trạng sự tha hoá của con người, những cuộc đời bị méo mó, xiêu vẹo, biến dạng và cả những cuộc sống “sống mòn” hay chết mòn thì cũng chẳng khác gì nhau cả. từ cuộc đời của một Chí Phèo, một Thị Nở khái quát lên thành cả một “hiện tượng Chí Phèo”, Nam Cao không chỉ nói lên nỗi đau đớn về thể xác của người nông dân, mà từ đây khơi lên lòng căm phẫn đối với những bất công và những thế lực gây tội ác, kêu gọi mọi người hãy đấu tranh để góp phần giữ lấy những tia sáng lương tri còn le lói, còn chưa tắt hẳn trong cuốc sống tinh thần của kiếp người bị tha hoá, để giữ cho con người không bị biến thành thú vật, để con người đúng là Người với ý nghĩa cao đẹp của nó.

Nhà văn phê phán tính chất thoát li, lừa dối của văn học lãng mạn; mặt khác, ông đòi văn học phải bắt rễ từ hiện thực, nghĩa là trở về với cuộc sống của hàng vạn, hàng triệu con người đau khổ: “Nghệ thuật chỉ có thế là những tiếng lòng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than”. Nghệ thuật phải “vị nhân sinh”, phải là “Vù khí phấn đấu cho tình thương, lòng bác ái và sự công bằng” (Đời thừa). Người cầm bút có trách nhiệm, có lương tri phải “đứng trong lao khổ mà mở hồn ra đón lấy tất cả những vang vọng của cuộc đời” (Trăng sáng) Nói cách khác, nghệ thuật phải có tính nhân dân, phải miêu tả được những vấn đề có ý nghĩa đối với cuộc sống của nhân dân, phải thể hiện được tám tư nguyện vọng của nhân dân. Nghệ thuật phải có tính chất nhân đạo và hiện thực. Mà hiện thực to lớn nhất khi đó là tình trạng thông khổ của hàng triệu người lao động lầm than. Nghệ thuật chân chính phải nhìn thẳng vào sự thực đó, nói lên nỗi khốn khổ của nhân dân và vì nhân dân mà lên tiếng.

Từ những ý nghĩ thiết tha ấy, Nam Cao đã đi đến hành động thực tế bằng những tác phẩm đầy sức thuyết phục của mình. Trong khi các nhà văn lãng mạn, hoặc là thi vị hóa cuộc sống hoặc là thoát li hiện thực để tâm hồn “ru với gió, mơ theo trăng…” thì Nam Cao đã cùng với các nhà văn hiện thực khác giương cao lá cờ hiện thực và nhân đạo, dùng ngòi bút phanh phui thực trạng xã hội đương thời. Các tác phẩm của họ không chỉ là những bản cáo trạng đanh thép lên án chế độ thực dân phong kiến tàn bạo thối nát, mà còn là những tiếng kêu thương tha thiết và cảm động về số phận khể đau tăm tối của những người dân nghèo thôn quê và thành thị. Đó là cuộc đời của những Lão Hạc, Lang Rận… cùng khổ đói rách, của những Chí Phèo bị xã hội giày xéo, lãng nhục, cướp hết nhân tinh lẫn nhân hình. Đó là những Hộ, những Thứ, San phải sống một cuộc sống “mù xám, cứ mốc lên, rỉ đi, mòn ra, mục ra” không lối thoát.

2. Bình luận về hai quan niệm trên.

– Trong giai đoạn 1930-1945, hai khuynh hướng sáng tác lãng mạn chủ nghĩa và hiện thực chủ nghĩa cùng tồn tại và phát triển .

– Hai khuynh hướng này đối lập nhau, nhưng không loại trừ nhau, thường tác động qua lại, có khi chuyển hoá lẫn nhau .

– Hai khuynh hướng này đã làm nên một nền văn học với nhiều thành tựu rực rỡ, với nhiều tác giả, tác phẩm nổi tiếng .

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.