Làm sáng tỏ triết lý nhân sinh trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

lam-sang-to-triet-ly-nhan-sinh-trong-bai-tho-voi-vang-cua-xuan-dieu

Làm sáng tỏ triết lý nhân sinh trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu

  • Mở bài:

– Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm, và triết lý nhân sinh trong tác phẩm. (1,0 điểm)

  • Thân bài:

1. Triết lý nhân sinh trong bài thơ Vội vàng:

Triết lý nhân sinh trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu là triết lý sống mãnh liệt, sống là tận hưởng, tận hiến. Triết lý nhân sinh đó được tắm đẫm trong cảm xúc trữ tình thành một dòng tâm trạng sống động. Cụ thể:

a. Vẻ đẹp của thiên đường nơi trần thế:

– Thiên nhiên là một khu vườn đầy xuân sắc, xuân tình, tuơi trẻ, đầy sức sống: “tuần tháng mật, hoa đồng nội…khúc tình si” → nhà thơ đã phát hiện có một thiên đường ngay trên mặt đất này với những hoa thơm, trái ngọt của mùa xuân.

– Vẻ đẹp thiên đường trần thế là do chính con người tạo ra.

– Chính đối mắt “xanh non”, “biếc rờn” của nhà thơ mới đã khám phá, phát hiện ra vẻ đẹp kỳ diệu của thiên nhiên → hưởng thụ thiên nhiên như hưởng thụ ái tình.

b. Trong cuộc sống trần thế, con người là đẹp nhất. Đặc biệt là trong độ tuổi trẻ và tình yêu:

– Với Xuân Diệu, con người là chuẩn mực cho vẻ đẹp chứ không phải thiên nhiên là chuẩn mực cho vẻ đẹp của con người như thơ xưa.

– Nhà thơ đã sáng tạo ra những hình ảnh độc đáo, táo bạo “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” → hưởng thụ thiên nhiên như hưởng thụ ái tình.

c. Con người phải biết tận hưởng, sống hết mình với tuổi thanh xuân của mình:

– Xuân Diệu là người rất nhạy cảm với bước đi của thời gian bởi chính nhà thơ ý thức được sâu sắc về giá trị của sự sống cá thể trong cuộc đời:

“Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại”.

→ Khát khao được sống sôi nổi, mãnh liệt, hết mình, tận hưởng phần ngon nhất của đời người: tuổi trẻ, tình yêu.

– Khát vọng sống đến vồ vập, cuống quýt: “ta muốn ôm’, “ta muốn riết”, “ta muốn say”, “ta muốn thâu”, “cho chếnh choáng”, “đã đầy”, “no nê”, “muốn cắn”…

2. Nghệ thuật thể hiện:

– Ngoài việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật: sử dụng đại từ nhân xưng, động từ mạnh…

– Triết lí nhân sinh mới lạ của bài thơ còn biểu hiện qua việc sử dụng những hình ảnh biểu tượng: Mùa xuân – tuổi trẻ. Dùng các hình ảnh biểu tượng là thủ pháp nghệ thuật quan trọng của văn học lãn mạn. Mùa xuân là biểu tượng của hạnh phúc, tình yêu và tuổi trẻ… tình yêu là biểu tượng cho hạnh phúc thế gian. Con người không phải tìm hạnh phúc ở cõi Niết Bàn của phật hay nơi thiên  đường của Chúa mà hạnh phúc khởi phát từ trong lòng người và tồn tại trên mặt đất.

  • Kết bài:

Triết lý nhân sinh trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu thể hiện rõ “cái tôi” của nhà thơ, một “cái tôi” điển hình cho thời đại thơ mới. Đó là một ý thức sâu sắc về giá trị đời sống cá thể (một ý thức nhân bản, nhân văn cao). Một niềm thiết tha với cuộc sống trần thế. Một khát khao mãnh liệt và một tâm thế sống cuồng nhiệt, tích cực.

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Hoài Thanh nhận xét về Xuân Diệu: Đó là một hồn thơ tha thiết, rạo rực, băn khoăn Phân tích bài thơ "Vội vàng" để làm sáng tỏ điều đó. - Theki.vn
  2. Phân tích bài thơ Vội vàng để làm sáng tỏ ý kiến: “Nồng nàn và trẻ trung là hai phẩm chất, đồng thời cũng là hai giọng điệu chính giọng thơ Xuân Diệu (..) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.