Nghị luận: Làm thế nào để vượt để vượt lên sự toan tính, ích kỷ và những thành kiến của bản thân?

lam-the-nao-de-vuot-de-vuot-len-su-toan-tinh-ich-ki-va-nhung-thanh-kien-cua-ban-than

Làm thế nào để vượt để vượt lên sự toan tính, ích kỷ và những thành kiến của bản thân?

Để vượt để vượt lên sự toan tính, ích kỷ và những thành kiến của bản thân đối với thế giới xung quanh, trước hết, cần hiểu được ý nghĩa và giá trị của cho và nhận, của tình yêu thương trong cuộc sống cùng những giá trị đạo đức, nhân văn tích cực. Hiểu được vai trò và sức mạnh của đoàn kết và chia sẻ, đặc biệt là trước những thử thách của cuộc sống. Biết biểu dương những người có hành động ứng xử tốt đẹp, biết đoàn kết, sẻ chia, thậm chí hi sinh bản thân vì người khác. Mạnh mẽ phê phán những người sống nhỏ nhen, ích kỷ, toan tính chỉ biết nghĩ đến bản thân, để cho những thành kiến trong đời sống phá vỡ những mối quan hệ và tình cảm tốt đẹp.

Phải nhìn cuộc sống và con người bằng đôi mắt của tình thương và sự cảm thông khi ấy con người sẽ vượt qua mọi rào cản của thành kiến, phát hiện ra những điều tốt đẹp của người khác từ đó ta sẵn lòng chia sẻ, yêu thương và đoàn kết cùng họ. Không để những toan tính cá nhân điều khiển và chi phối bản thân. Tu dưỡng, rèn luyện nhân cách theo chuẩn mực của đạo đức và đạo lí xã hội, lấy tình thương, lương tâm, trách nhiệm làm thước đo giá trị đời sống sẽ khiến con người có một cuộc sống thật sự có ý nghĩa, góp phần làm cho xã hội trở nên tốt đẹp.

Đừng ích kỷ mà hãy chia sẻ nhiều hơn nữa. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người biết sẻ chia, có tấm lòng vị tha, đoàn kết để cùng nhau nỗ lực vượt khó, chinh phục mọi thử thách để sinh tồn và phát triển.

Từ ý nghĩa câu chuyện về Hai biển hồ, hãy suy nghĩ về thói ích kỉ

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.