Hướng dẫn cách lập dàn ý cho bài văn thuyết minh

Dàn ý bài văn thuyết minh

I. Dàn ý bài văn thuyết minh:

1. Bố cục và nhiệm vụ của mỗi phần

– Mở bài:: giới thiệu sự vật, sự việc, vấn đề cần thuyết minh
– Thân bài: trình bày nội dung chính của bài viết
– Kết bài: Đánh giá chung về vấn đề được thuyết minh. Nêu suy nghĩ, hành động của người viết

2. Bố cục trên phù hợp với văn bản thuyết minh bởi lẽ văn bản thuyết minh là kết quả của thao tác làm văn, cũng có lúc người viết cũng mô tả, nêu cảm xúc, trình bày sự việc

3. So sánh văn bản thuyết minh với văn bản tự sự

+ Nhìn chung 2 phần mở bài và kết bài ở văn bản thuyết minh và văn bản tự sự có sự tương đồng. Mở bài cả hai đều giới thiệu củ đề, đề tài hay đối tượng cần đè cập. Kết bài khái quát, tổng kết hoặc khẳng định chủ đề, đề tài, đối tượng đã ề cập.

+ Điểm khác:

Ở văn bản tự sự phần kết bài chỉ cần nêu cảm nghĩ của người viết.

Còn ở văn bản thuyết minh phải trở lại đề tài thuyết minh, lưu lại những suy nghĩ, cảm xúc lâu bền trong lòng độc giả

4.  Tuỳ thuộc vào từng đối tượng mà có trình tự thuyết minh hợp lí. Song nên đi ngược lại: từ xa→ đến gần; từ ngoài vào trong; từ dưới lên trên

– Không có sự phản bác trong văn thuyết minh.

II. Lập dàn ý bài văn thuyết minh

Đề bài: Thuyết minh giới thiệu:

– Một danh nhân văn hoá.
– Một tác giả văn học nổi tiếng.
– Một nhà khoa học nổi tiếng.

1. Xác định đề tài:

– Xác định được mục đích đối tượng
– Lựa chọn kết cấu
– Lập dàn ý từ sơ lược đến chi tiết

Mở bài:

– Giới thiệu được đối tượng
– Mục đích, lí do
– Giới hạn phạm vi kiểu bài thuyết minh

Thân bài:

– Lựa chọn kết cấu ( theo không gian, thời gian, logic hay kết hợp)
– Cung cấp tri thức mà mình đã tích luỹ được
– Tích luỹ các ý kiến đánh giá, nhận xét
→ trình bày
– Có đầy đủ về tri thức cần thiết và chuẩn xác , khách quan về đối tượng

Kết bài:

 Nhìn lại những nét chính về đối tượng đã thuyết minh
– Tạo ấn tượng, suy nghĩ lâu bền trong lßng độc giả

Ví dụ:

Làm dàn ý cho bài văn thuyết minh về Đại thi hào Nguyễn Du
a. Phần mở bài:
– Giới thiệu về Nguyễn Du.
( Tiếng thơ ai động đất trời- Nghe như non nước vọng lời ngàn thu- Ngàn năm sau nhớ ND- Tiếng thơ như tiếng mẹ ru mỗi ngày. Tố Hữu)
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc.
+ Tên thật quê quán, khoảng thời gian sống , nơi thờ tự hiện nay)
b. Phần thân bài:
– Cuộc đời:
+ Thời đại
+ Vốn sống phong phú
+ Ảnh hưởng đến sáng tác
– Sự nghiệp:
+ Các sáng tác chính
+ Nội dung chính
+ Nghệ thuật
c. Kết bài:
– Trở lại đề tài phần mở bài
( Thái độ của Nguyễn Du, lưu lại cảm xúc của người thuyết minh…)

Ghi nhớ (SGK)

III. Luyện tập

1. Lập dàn ý cho bài văn thuyết minh: giới thiệu một tác giả văn học, một tấm gương học tốt, hoặc một phong trào của trường mình

1 bình luận

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.