Lí luận văn học và cách làm bài văn dạng đề lí luận văn học

li-luan-van-hoc-va-cach-lam-bai-van-dang-de-li-luan-van-hoc

Lí luận văn học và cách làm bài văn dạng đề lí luận văn học.

1. Lí luận văn học là gì?

Lí luận văn học, hiểu một cách đơn giản là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện khái quát, bao gồm trong đó sự nghiên cứu bản chất của sáng tác văn học, chức năng xã hội – thẩm mỹ của nó, đồng thời xác định phương pháp luận và phương pháp phân tích văn học văn học nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học.

Đối tượng nghiên cứu gồm các nhóm lý thuyết chính:

Đặc trưng văn học: là hoạt động sáng tạo tinh thần của con người bao gồm tính hình tượng, tính nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ, các thuộc tính xã hội của văn học, các nguyên tắc đánh giá sáng tác văn học nói chung.

Cấu trúc tác phẩm: bao gồm các khái niệm về đề tài, chủ đề, nhân vật, tính cách, cảm hứng, cốt truyện, kết cấu, các vấn đề phong cách học, ngôn ngữ, thi pháp, luật thơ …

– Quá trình văn học: bao gồm các khái niệm chính về phong cách, các loại và các thể văn học, các trào lưu, khuynh hướng văn học và các quá trình văn học nói chung

Kiến thức lí luận văn học sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi khái quát, ví dụ như:

– Văn học bắt nguồn từ đâu?

– Một tác phẩm văn học do những yếu tố nào tạo thành?

– Văn học được sáng tác và được tiếp nhận như thế nào? Văn học sinh ra để làm gì?…

Các nhà lí luận sẽ nghiên cứu trên các hiện tượng văn học để khái quát lên những thuật ngữ, những luận điểm về các quy luật của văn học. Nhờ các thành quả nghiên cứu đó mà những người quan tâm đến văn học có thể lí giải được sâu hơn bản chất của các hiện tượng văn học như: nhà văn, tác phẩm, trào lưu văn học…

Các kiến thức lí luận văn học đang phát triển từng ngày từng giờ với rất nhiều các khuynh hướng, các luồng tư tưởng, các quan niệm khác nhau, có khi thống nhất nhưng cũng có khi phủ nhận lẫn nhau. Những nghiên cứu về lí luận văn học vẫn đang được thực hiện hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta, trao cho ta những góc nhìn mới mẻ, sâu sắc hơn về văn học.

Có nhiều người cho rằng lí luận văn học rất khó hiểu, thực ra các kiến thức lí luận văn học vô cùng gần gũi với chúng ta. Văn học là gì? Văn học vì ai mà tồn tại? Những câu hỏi ấy nảy ra trong ta ngay từ khi gặp gỡ văn học, và mỗi chúng ta ắt hẳn đều có cho riêng mình những ý niệm để trả lời câu hỏi ấy. Học lí luận văn học là cách để ta có thể trả lời những câu hỏi dạng như vậy một cách có hệ thống và khoa học hơn.

Ở mức độ trường phổ thông, trước nay chúng ta vẫn lĩnh hội tri thức lí luận văn học ở mức độ cơ bản. Những tri thức này sẽ là nền tảng để học sinh tiếp tục nghiên cứu sâu hơn ở các bậc học cao hơn.

2. Học lí luận văn học như thế nào?

Cũng như mọi bộ môn nghiên cứu lý thuyết khác, chúng ta tiếp nhận tri thức lí luận văn học trên nhiều cấp độ. Từ thấp đến cao, các cấp độ đó thể hiện như sau:

+ Biết : Chúng ta biết được các thuật ngữ và các luận điểm lí luận văn học.

+ Hiểu : Chúng ta có thể hiể u và diễn đạt chính xác các thuật ngữ và luận điểm lí luận văn học bằng lời văn của mình.

+ Vận dụng : Chúng ta có thể vận dụng các kiến thức lí luận văn học để lí giải các hiện tượng văn học, các nhận định về lí luận văn học.

+ Phân tích : Chúng ta có thể phân tích các biểu hiện của vấn đề lí luận văn học trong một hiện tượng văn học cụ thể (tác phẩm, phong cách tác giả, trào lưu văn học, thời kì văn học…)

+ Tổng hợp : Chúng ta có thể tìm ra mối liên hệ giữa các vấn đề lí luận văn học khác nhau, huy động kiến thức của nhiều chủ đề khác nhau để giải quyết vấn đề có tính chất tổng hợp.

+ Đánh giá : Chúng ta đánh giá được mức độ chính xác, toàn vẹn của một nhận định lí luận văn học và có thể bổ sung, phản bi ện một cách hợp lý.

Ở mức độ một bài thi học sinh giỏi, bài văn nghị luận dạng vận dụng kiến thức lí luận văn học đòi hỏi học sinh phải nắm kiến thức đến mức độ cao nhất trong thang nêu trên, là mức độ đánh giá. Như vậy, việc lĩnh hội tri thức lí luận văn học cũng cần phải được rèn luyện từng bước để đạt được cấp độ cao nhất.

* Cấp độ lĩnh hội tri thức:

Cách thức hình thành:

– Biết: Đọc giáo trình, tài liệu, xác định các đơn vị kiến thức quan trọng: gạch chân, tô sáng các ý.

– Ghi nhớ những đơn vị kiến thức cơ bản nhất: những thuật ngữ quan trọng, những luận điểm quan trọng. Sử dụng các kĩ thuật ghi

Cách thức hình thành nhớ như sơ đồ hóa, khắc sâu từ khóa. Chẳng hạn: phải nắm các khái niệm như nhà văn, tác phẩm văn học, giá trị nhận thức, giá trị giáo dục, giá trị thẩm mĩ, phong cách văn học, trào lưu văn học, tiếp nhận văn học, thể loại thơ, tự sự, kịch…

– Hiểu: Tập diễn đạt lại nội dung thuật ngữ, nội dung các luận điểm lí luận văn học bằng lời văn c ủa chính m ình.

– Vận dụng: Tập lí giải một số hiện tượng văn học thường gặp. Tập lí giải một số luận điểm lí luận văn học. Thường xuyên đặt câu hỏi “Vì sao?” và các câu hỏi giả định.

Chẳng hạn như các câu hỏi:

+ Vì sao văn học phải phản ánh hiện thực cuộc sống?

+ Vì sao cùng viết về “Tương tư” nhưng Nguyễn Bính trong bài thơ “Tương tư” thì chọn thể thơ lục bát , còn Xuân Diệu trong “Tương tư chiều” lại chọn thể thơ tự do ?

+ Văn học có thể tồn tại không nếu không viết về con người?

+ Ở văn học trung đại có hiện tượng văn-sử – triết bất phân, nhưng đến văn học hiện đại thì người ta chia ba lĩnh vực ấy ra. Vì sao có thể tách văn ra khỏi sử và triết ?

+ Tại sao trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Nguyễn Du lại để Kiều nhớ Kim Trọng trước, cha mẹ sau? Quy luật văn học nào dẫn đến điều đó?

+ Tại sao nói truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là bài thơ trữ tình đượm buồn?

– Phân tích: Phân tích các bi ểu hiệ n của các vấn đề văn học trong những hiện tượng văn học cụ thể như tác phẩm, phong cách tác giả, trào lưu văn học, thời kì văn học…

Ví dụ như:

+ Phân tích (chỉ ra biểu hiện) phong cách Nam Cao qua một số tác phẩm truyện ngắn trước CMT8.

+ Phân tích (chỉ ra biểu hiện) giá t rị nhân đạo trong “Truyện Kiều”.

+ Phân tích (chỉ ra biểu hiện) nét riêng của nhà thơ Xuân Diệu khi viết về đề tài tình yêu …

– Tổng hợp: Giải quyết các vấn đề có tính chất tổng hợp.

Ví dụ như:

– Nói về thơ ca, nhà thơ Tố Hữu nói: “Thơ ca là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn”, nhưng Nguyễn Công Trứ lại cho rằng: “Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời”. Phải chăng hai câu nói trên là mâu thuẫn, hãy thử lí giải.

* Cấp độ lĩnh hội tri thức:

– Có người cho rằng: Văn chương phải giúp chúng ta hiểu thêm về đời sống và hiểu chính mình . Từ các phương diện đặc trưng văn học, chức năng văn học, quá trình sáng tác, quá trình tiếp nhận, hãy lý giải ý kiến trên.

Đánh giá Liên tục đặt các câu hỏi tra vấn, phản biện:

+ Có phải lúc nào cũng như vậy hay không?

+ Nói như vậy đã thực sự chính xác hay chưa?

+ Có ngoại lệ hay không?

+ Vấn đề đã toàn vẹn hay chưa, có bổ sung gì không?

Bốn bước nêu trên sẽ được lặp đi lặp lại và mỗi lần làm lại thì ở mức độ cao hơn. Đó là cách tốt nhất để củng cố và tiếp tục phát triển năng lực cho đến khi thuần thục ở mức cao nhất.

3. Kiến thức lí luận văn học nằm ở đâu trong bài làm nghị luận văn học?

Có thể tạm chia các đề NLVH thường gặp hiện nay thành ba cấp độ:

Yêu cầu đề Đề minh họa:

Cấp độ 1:

Phân tích các yếu tố cơ bản trong một tác phẩm văn học.

– Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.

Cảm nhận về nhân vật Người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu.

Cấp độ 2:

Phân tích các yếu tố trong tác phẩm văn học để làm rõ một yêu cầu nào đó. – Phân tích giá trị nhân đạo trong “Vợ nhặt” của Kim Lân.

– Phân tích chất thơ trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam.

– Phân tích tích tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” để cho thấy những chuyển biến trong sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân ở giai đoạn sau CMT8 1945.

Cấp độ 3:

– Bình luận về ý kiến của nhà thơ Tố Hữu: “Thơ nhận định lí luận văn học. chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy”.

– Tác phẩm nghệ thuật chân chính là sự tôn vinh con người bằng cách hình thức nghệ thuật độc đáo. Bày tỏ suy nghĩ về ý kiến trên.

Ở cả ba cấp độ đề trên, ta đều có thể vận dụng kiến thức lí luận văn học.

Ở cấp độ 1, kiến thức lí luận văn học sử dụng chủ yếu ở phần tổng kết để so sánh, đối chiếu, nâng cao vấn đề.

Ví dụ: Khi phân tích nhân vật bà cụ Tứ (trong truyện ngắn Vợ nhặt), ta có thể so sánh đối chiếu với hình tượng nhân vật người nông dân trước CMT8 để thấy sự kế thừa và phát triển của nhà văn Kim Lân trong truyền thống về đề tài người nông dân. Bằng các kiến thức lí luận văn học về trào lưu văn học, về quá trình phản ánh hiện thực và sự sáng tạo của người nghệ sĩ, ta có thể lí giải phần so sánh, đối chiếu, qua đó làm cho bài viết sâu sắc hơn.

Ở cấp độ 2, kiến thức lí luận văn học thể hiện ở ngay trong những thuật ngữ đề yêu cầu ta làm rõ: “Giá trị nhân đạo”, “chất thơ”, “phong cách sáng tác” đều là những thuật ngữ lí luận văn học. Để giải quyết được các đề ở trên, ta phải nắm được khái niệm của các thuật ngữ, các biểu hiện của chúng và biết cách phân tích các biểu hiện ấy trong tác phẩm văn học.

Ở cấp độ 3, kiến thức lí luận văn học sẽ được vận dụng trong toàn bài viết. Đây là dạng đề quen thuộc nhất ở các kì thi học sinh giỏi.

Từ phần này trở về sau, bài viết sẽ chỉ đề cập đến việc vận dụng kiến thức lí luận văn học trong các đề ở cấp độ 3 này. Bởi vì nếu ta thành thục các kĩ năng cần có để giải quyết các dạng đề ở cấp độ này, ta sẽ dễ dàng vận dụng vào hai cấp độ trước.

4. Dàn ý của dạng bài giải quyết một vấn đề lí luận văn học:

Dàn ý chung phần thân bài như sau:

1. Giải thích:

– Giải thích các thuật ngữ, các từ ngữ, hình ảnh khó hiểu trong nhận định.

– Chốt vấn đề nghị luận: Như vậy, vấn đề cần bàn ở đây là gì? (Đọc – Hiểu)

2. Bàn luận:

– Sử dụng các kiến thức lí luận văn học để lí giải vấn đề nghị luận.

– Trả lời cho câu hỏi “vì sao?” (Vận dụng Tổng hợp)

3. Chứng minh:

– Chọn chi tiết trong tác phẩm để làm rõ các biểu hiện của vấn đề nghị luận. (Phân tích)

4. Đánh giá:

– Đánh giá tính đúng đắn của vấn đề nghị luận.

– Bổ sung, phản biện lại vấn đề (Nếu có) (Đánh giá)

5. Liên hệ:

– Rút ra bài học cho nhà văn trong quá trình vận dụng sáng tác và bạn đọc trong quá trình tiếp nhận.

* Lưu ý: Khi làm bài, cần vận dụng linh hoạt các bước trên nhưng nhất thiết phải có đầy đủ các thao tác này để bài viết không bị mất điểm.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.