Soạn bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản – Ngữ văn 8

lien-ket-cac-doan-van-trong-van-ban-ngu-van-8

Soạn bài: Liên kết các đoạn văn trong văn bản

1. Tác dụng của việc liên kết các đoạn văn trong văn bản:

Đọc 2 đoạn văn Sgk/50.

– Hai đoạn văn đó có mối liên hệ gì không? Tại sao?

Hai đoạn văn không gắn bó với nhau vì nói đến hai sự việc ở hai thời diểm khác nhau mà không có sự liên kết.

* Học ghi nhớ 1 Sgk/53.

Ghi nhớ: Khi chuyển từ đoạn văn này sang đoạn văn khác, cần sử dụng cúc phương tiện liên kết. Việc sử dụng các phương tiện liên kết có tác dụng làm cho ý giữa các đoạn văn liền mạch với nhau một cách hợp lí, tạo tính chỉnh thể cho văn bản.

Có các phương tiện liên kết sau:

+ Dùng từ ngừ để liên kết đoạn văn.

+ Dùng câu nối để liên kết đoạn văn.

Khi viết cần chọn các phương tiện liên kết sao cho phù hợp với ý đồ chủ quan của người viết, với sự việc được phản ánh và đối tượng giao tiếp cụ thể.

2. Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản:

a. Dùng từ ngữ để liên kết:

Đọc 2 đoạn văn Sgk/51.

Cụm từ “Trước đó mấy hôm” bổ sung ý nghĩa gì cho đoạn văn thứ hai?

Nó bổ sung ý nghĩa về thời gian cho đoạn văn thứ hai

Theo em, với cụm từ trên, hai đoạn văn đã liện hệ với nhau như thế nào?

Liên kết với nhau nhờ mối liên tưởng do từ đó gợi ra.

Cụm từ “Trước đó mấy hôm” là phương tiện liên kết đoạn. Hãy cho biết tác dụng của việc liên kết đoạn?

Tạo sự gắn bó, có quan hệ về ý nghĩa giữa các đoạn văn khi chuyển đoạn.

Đọc 2 đoạn văn Sgk/51.

Hai đoạn văn trên liệt kê 2 khâu của quá trình lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm văn học. Đó là những khâu nào?

Đó là hai khâu: Tìm hiểu tác phẩm và cảm thụ ý nghĩa của tác phẩm.

Tìm các từ ngữ liên kết các đoạn có quan hệ liệt kê?

Bắt đầu, trước hết, sau là, …

Đọc tiếp 2 đoạn văn Sgk/52.

Quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên là gì?

Quan hệ so sánh và tương phản.

Các từ ngữ liên kết trong hai đoạn văn đó. Tìm thêm các từ ngữ khác?

Nhưng, trái lại, ngược lại, thế mà,…

Đọc lại hai đoạn văn mục I.2 và cho biết đó thuộc từ loại nào? Trước đó là khi nào?

Thuộc chỉ từ. “Trước đó” là mấy ngày hôm trước.

Hãy kể các từ có tác dung liên kết loại này?

Này, ấy, vậy,…

Các đoạn có quan hệ liệt kê: trước hết, đầu tiên, tiếp đến, sau đó,…

Các đoạn có quan hệ đối lập: nhưng, trái lại, ngược lại, thế mà,…

– Các đoạn có quan hệ cụ thể – tổng kết, khái quát: Tóm lại, nói tóm lại, nhìn chung,…

b. Dùng câu nối để liên kết:

Đọc 2 đoạn văn Sgk/52.

Phân tích quan hệ ý nghĩa giữa hai đoạn văn trên?

Quan hệ giữa đoạn cụ thể – khái quát, tổng kết.

Một số phương tiện liên kết kiểu này: Tóm lại, nói tóm lại, tổng kết lại, nhìn chung,…

Đọc tiếp đoạn Sgk/53.

Tìm câu liên kết giữa hai đoạn văn trên?

Ái chà lại còn chuyện đi học nữa cơ đấy!

Tại sao câu đó lại có tác dụng liên kết?

 Vì nó nối liền ý nghĩa giữa đoạn trước với đoạn sau.

* Học ghi nhớ 2 Sgk/53.

3. Luyện tập:

* Bài tập 1: Tìm từ ngữ có tác dụng liên kết và cho biết chúng chỉ mối quan hệ ý nghĩa gì:

  1. Nói như vậy: Quan hệ tổng kết.
  2. Thế mà: Quan hệ tương phản
  3. Cũng: Quan hệ nối tiếp.

Tuy nhiên: Quan hệ tương phản.

* Bài tập 2: Chon từ ngữ điền vào chỗ trống:

  1. Từ đó b. Tóm lại
  2. Tuy nhiên
  3. Thật khó trả lời.

* Bài tập 3: Viết đoạn văn:

Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoan tuyệt khéo. Nó làm nổi bật chủ đề của đoạn trích. Lúc đầu chị đã cố nhịn nhục chịu đựng cho đến khi cái  giới hạn của sức chịu đựng không còn cho phép nữa. Càng van xin, hắn càng lấn tới, càng trình bày hoàn cảnh thì bản chất độc ác, vô lương tâm, không chút tình người của hắn càng lộ rõ. Lúc này chị không thể không vùng lên bằng sức mạnh của lòng căm thù.

Như vậy, rõ ràng qua việc miêu tả khái quát và trung thực cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ, tác giả khẳng định tính đúng đắn của qui luật tức nước vỡ bờ

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.