Suy nghĩ: lời nói dối luôn tiềm ẩn nhiều điều mà ta không thể biết trước được

loi-noi-doi-luon-tiem-an-nhieu-dieu-ma-ta-khong-the-biet-truoc-duọc

Nghị luận: “Lời nói dối luôn tiềm ẩn nhiều điều mà ta không thể biết trước được”

  • Mở bài:

Không ai tin vào người hay nói dối kể cả khi người đó nói thật. Lời nói dối quả thật gây ra tai hại rất lớn. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự thật cũng là màu hồng và không phải lúc nào con người cũng nói thật, thi thoảng con người nói dối để khích lệ, động viên người khác hoặc để đạt được mục đích nào đó. Bởi vậy chúng ta cần trân trọng trước những lời nói của người khác và vì sao những lời nói dối luôn tiềm ẩn nhiều điều mà ta không thể biết trước được.

  • Thân bài:

Nói dối là gì?

Nói dối là nói không đúng sự thật, xuyên tạc sự thật, chuyện có nói không, chuyện không nói có, bịa đặt thêm bớt để lừa dối người khác, để làm trò vui cho mình hoặc để đạt được mục đích nào đó.

Nói dối thường có hai loại: lời nói dối vô hại và lời nói dối có hại. Lời nói dối vô hại là những lời nói dối không có ác ý, nói dối để che giấu đi sự thật tránh làm người khác đau lòng, tổn thương, nói dối để người khác có niềm tin và động lực để vươn lên trong cuộc sống. Lời nói dối có hại là lời nói của những kẻ hèn nhát, không dám đối diện với sự thật, nói dối có mưu đồ, toan tính, nói dối để trêu đùa, chọc ghẹo người khác.

Nguyên nhân khiến con người nói dối?

Nói dối giống như con dao hai lưỡi vừa có lợi vừa có hại, bởi vậy chúng ta không nên lạm dụng lời nói dối, sử dụng lời nói dối chỉ khi nào thực sự cần thiết và cần phải tỉnh táo trước lời nói dối của người khác.

Phía sau lời nói dối có nhiều nguyên nhân và động cơ khác nhau. Phía sau lời nói dối có thể là sự yếu đuối, hèn nhát của những con người không dám đối diện với sự thật. Họ nói dối để phủ nhận sự thật, che giấu đi sự yếu đuối họ. Nhiều người nói dối để tỏ ra mình là người mạnh mẽ trước mặt người khác, nhưng khi chỉ có một mình.

Nhiều người phải nói dối vì sợ những gì mình không biết, sợ những gì người khác nghĩ về mình và sợ đối diện với sự thật. Bạn nói dối có thể vì bạn muốn che đậy sự thật khi đã làm điều gì sai trái và không muốn đối mặt hậu quả.

Nói dối là để mưu lợi cá nhân. Vì một lỗi ích nào đó, nhiều người sẵn sàng nói dối người than, bạn bè, đồng nghiệp để mưu lợi về mình, chiếm lấy phần hơn. Một vài người nói dối vì tự cao. người ta nói dối chỉ vì tính tự cao. Họ thường dùng những lời nói dối như một công cụ để tạo ra hình ảnh đẹp cho chính mình. Điều này là một hình thức dối trá bởi vì nó sẽ dẫn đến sự phóng đại quá mức. Thường thì mọi người sẽ tạo ra các câu chuyện hấp dẫn nhưng hoàn toàn sai để cải thiện hình ảnh của họ.

Những người nói dối thường là những người không trung thực và thiếu tự tin. Bởi thế họ luôn phải nói dối để được người khác tin tưởng, phía sau những lời nói dối có hại ấy là những hệ lụy không ai mong muốn, những hệ quả khôn lường nói dối khiến cho người khác mất lòng tin vào bản thân mình, dù chỉ một lần nói dối thôi thì cũng đủ để người khác nghi ngờ, đề phòng khi bạn nói thật.

Tác hại của lời nói dối:

Lời nói dối mang lại nhiều hậu quả tai hại cho con người. Có thể, lúc chưa bị phát hiện, đối với người nói dối, không có một hậu quả nào xảy ra, lợi ich của họ được đảm bảo. Thế nhưng, sau khi bị phát hiện, người nói dối sẽ phải đối diện với sự thật nghiệt ngã. Trong nhiều trường hợp, việc nói dối nhiều lần sẽ làm phá vỡ các mối quan hệ của bạn, làm tổn thương người khác, gây mất đoàn kết và làm mất đi sự tin tưởng của người khác vào bạn,…

Người nói dối cảm thấy cô đơn và khóc vì mệt mỏi. Họ sợ rằng mọi người thấy mình yếu đuối thì sẽ xa lánh, né tránh. Bởi vậy, họ luôn tìm cách nói dối để tạo nên những mối quan hệ trong xã hội.

Những mối quan hệ mong manh có thể sụp đổ bất cứ lúc nào khi sự thật được hé lộ. Không chỉ vậy những lời nói dối còn khiến người khác cảm thấy bị tổn thương nặng nề, khi bị lừa dối làm rạn nứt những mối quan hệ vốn đang rất tốt đẹp, nói dối thường kéo theo nhiều hành động gian dối làm xói mòn nhân phẩm và tiền đề cho nhiều tệ nạn xã hội phát sinh như trộm cướp.

Phía sau những lời nói dối có hại là cả một sự thật mất mát, đau đớn cho người nghe. Lời nói dối khiến cho người nghe trở nên ngộ nhận khi họ không biết người đối diện mình đang nói dối, họ sẽ tin tưởng một cách không đề phòng khi biết được sự thật họ cảm thấy đau đớn vì mình bị đem ra làm trò đùa, mình chỉ là con rối trong tay người khác khiến họ xa lánh những người xung quanh, không tin tưởng bất kỳ một ai khác.

Nói dối còn có hại trực tiếp đến những người nói dối khiến họ bị trầm cảm hoặc phấn khích quá mức, khi nói dối bộ não con người sẽ hoạt động quá công suất bởi luôn phải bịa ra những điều không có thật, khiến cho con người luôn ở trong trạng thái căng thẳng bất an.

Cuối cùng, một khi đã nói dối thì chắc hẳn bạn sẽ không thể dừng lại và sẽ tiếp tục những lần nói dối khác nữa. Càng nói dối càng khiến bạn càng bị khinh bỉ và thất bại trong cuộc sống này.

Câu chuyện Cậu bé chăn cừu đã đem đến cho chúng ta nhiều bài học quý giá. “Một hôm cậu đi chăn cừu, vì cảm thấy buồn chán cậu tìm cách chọc ghẹo những bác nông dân gần đó để cho thoải mái, vui vẻ. Cậu bắt đầu hét toáng lên sói, sói, sói, cứu cháu với, những người nông dân gần đó nghe tiếng kêu liền chạy tới. Nhưng đến nơi chẳng thấy sói đầu đàn cừu vẫn bình an vô sự, họ tức giận bỏ đi lần thứ hai, lần thứ ba, sự việc lặp lại tiếp diễn. Đến lần thứ tư sói đến thật nhìn thấy đàn sói hung dữ cậu bé hốt hoảng kêu lên sói, có sói, có chó sói cứu cháu với nhưng chẳng ai đến cứu cậu nữa bởi họ chẳng thể nào tin nổi những kẻ nói dối. Vậy là chỉ vì lời nói dối của mình mà cậu phải chứng kiến cảnh đàn cừu của mình bị sói ăn thịt.

Tuy nhiên không phải lúc nào nói dối cũng có hại, đôi khi một lời nói dối đúng lúc sẽ khiến cho con người có niềm tin vào cuộc sống giúp họ vượt lên sau mỗi lần thất bại, có nghị lực để sống một cuộc sống đầy ý nghĩa, nói dối sẽ khiến cho những người nghe tiếng được cảm giác đau lòng. Bác sĩ nói dối bệnh nhân về bệnh tình của họ để mong họ có nghị lực để chiến đấu với bệnh tật, dù con gái của mình bị bệnh nặng nhưng người mẹ vẫn nói dối đứa con thơ rằng nó chỉ bị ốm và ngày, khi nó khỏi bệnh mẹ và nó sẽ cùng nhau đi du lịch thế giới.

Chính nhờ lời nói dối của mẹ đã biến Thomas Edison từ chỗ bị xem là đứa trẻ đần độn đến nhà phát minh của mọi thời đại. Vì không thể học nổi theo chương trình, Thomas Edison bị đuổi khỏi trường. Người mẹ cầm lá thư của thày giáo mà không cầm nổi nước mắt khi nhìn thấy dòng chữ được viết trên đó: “Con trai bà là một kẻ đần độn. Chúng tôi sẽ không để nó đến trường nữa”. Thế nhung, khi Thomas Edison gặng hỏi mẹ rằng thầy giáo đã ghi gì trong đó, bà dõng dạc đọc to: “Con trai bà là một thiên tài. Trường học này quá bé và không có giáo viên đủ tốt để đào tạo nó. Xin hãy để nó tự dạy chính mình”. Chính nhờ đó mà, Thomas Edison đã tự tin vào mình, tự học và trở thành một thiên tài vĩ đại nhất mọi thời đại. au này, người ta tìm thấy trong nhật kí, ông viết: Thomas Alva Edison là một đứa trẻ đần độn, nhờ người mẹ anh hùng mà trở thành thiên tài của thế kỷ.

Lời nói dói thường ngọt ngào, lời nói thật thường khó nghe. Một lời nói dối cần thiết có thể giúp con người thoát khỏi tuyệt vọng, đưa họ đến đỉnh vinh quang, mang đến cho họ niềm vui và hạnh phúc. Nhưng nếu nói dối không đúng lúc, đúng chỗ, đúng người thì cũng có thể khiến con người cảm thấy tổn thương, đau đớn bởi vậy chúng ta cần phải tỉnh táo trước những lời nói của con người.

Phê phán:

Tuy nhiên trong cuộc sống không phải ai cũng nói thật. Một số người coi nói dối là niềm vui, là trò vui tiêu khiển. Họ cảm thấy hả hê khi người khác bị lừa dối. Một số khác không tỉnh táo trước những lời nói của người, luôn tin tưởng người khác quá mức dễ rơi vào vực thẳm tuyệt vọng. Đó là những lối sống cần phải phê phán.

Bài học nhận thức và hành động:

Mỗi người trong chúng ta nên thận trọng trong lời ăn tiếng nói hàng ngày, không nên nói dối làm mất lòng tin ở người khác và cũng không nên lạm dụng lời nói dối một cách quá mức, làm mất đi những mối quan hệ khác trong xã hội. Hãy thành thật với bản thân, tìm cách khắc phục lời nói dối trước khi quá muộn bởi vì khi đó bạn sẽ cảm thấy không còn lo lắng với những hậu quả từ lời nói dối.

Là học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta cần phải rèn luyện cho mình đức tính trung thực, không dối trá, hoàn thiện bản thân để trở thành người công dân tốt, có ích cho xã hội. lời nói dối là động lực để con người vươn lên là niềm tin để con người vươn tới đỉnh cao của thành công, là mũi dao khiến con người tổn thương, đau khổ. Bởi vậy chúng ta không nên nói dối, chỉ nói dối khi cần thiết, để cuộc sống trở nên văn minh, tốt đẹp hơn.

  • Kết bài:

Dối trá và lừa lọc là hành động của kẻ ngu xuẩn không có đủ trí óc để trung thực. Không ai có thể không nói dối và dừng nói dối trong suốt cả cuộc đời cả. Tuy nhiên, để cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn, bạn hãy hạn chế nói dối và cân nhắc kỹ càng liệu lời nói dối của bạn có gây ảnh hưởng nghiêm trọng gì không.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.