Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự
1. Để tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, một bạn nêu lên những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng sau đây. Hãy theo dõi để thực hiện các yêu cầu bên dưới.
a) Con trai lão Hạc đi phu đồn điền cao su, lão chỉ còn lại “cậu Vàng”.
b) Lão Hạc có một người con trai, một mảnh vườn và một con chó vàng.
c) Lão mang tiền dành dụm được gửi ông giáo và nhờ ông trông coi mảnh vườn.
d) Vì muốn để lại mảnh vườn cho con, lão phải bán con chó.
e) Một hôm lão xin Binh Tư ít bả chó.
g) Cuộc sống mỗi ngày một khó khăn, lão kiếm được gì ăn nấy và vị ốm một trận khủng khiếp.
h) Lão bỗng nhiên chết – cái chết thật dữ dội.
i) Ông giáo rất buồn khi nghe Binh Tư kể chuyện ấy.
k) Cả làng không hiểu vì sao lão chết, trừ Binh Tư và ông giáo.
Yêu cầu:
– Bản liệt kê trên đã nêu được những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng của truyện lão Hạc chưa? Nếu phải bổ sung thì em nêu thêm những gì?
– Hãy sắp xếp các sự việc đã nêu ở trên theo một thứ tự hợp lí.
– Sau khi sắp xếp hợp lí, hãy viết tóm tắt truyện lão Hạc bằng một văn bản ngắn gọn (khoảng 10 dòng).
2. Hãy nêu lên những sự việc tiêu biểu và các nhân vật quan trọng trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ, sau đó viết một văn bản tóm tắt đoạn trích (khoảng 10 dòng).
3*. Có ý kiến cho rằng các văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt. Em thấy có đúng không? Hãy thử tóm tắt các văn bản ấy.
ĐỌC THÊM
1. Tóm tắt truyện Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài:
Truyện Dế Mèn phiêu lưu kí gồm 10 chương, viết về những cuộc phiêu lưu của Dế Mèn qua thế giới những loài vật bé nhỏ. Dế Mèn vốn quen sống độc lập từ thuở bé, khi thành một chàng dế thanh niên cường tráng lại có tính hung hăng kiêu ngạo, gây ra những chuyện ngỗ nghịch để rồi phải ân hận. Chán cảnh sống quẩn quanh bên bờ ruộng, Dế Mèn đi phiêu lưu để mở rộng tầm mắt và tìm ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Dế Mèn đã gặp Dế Trũi, kết làm anh em sát cánh bên nhau trong các chuyến đi. Đã đi qua nhiều nơi, gặp gỡ nhiều loài, thấy nhiều cảnh sống và cũng nhiều phen gặp gian nan, nguy hiểm, nhưng Dế Mèn không nản chí lùi bước. Cuối cùng Dế Mèn cùng các bạn hiểu ra rằng: “Ai cũng có lòng tốt, ai cũng muốn làm ăn yên ổn.” Họ nhờ các bạn Kiến truyền đi lời hịch kêu gọi muôn loài kết làm anh em, được các loài hưởng ứng nhiệt liệt.
(Tô Hoài, Lời nói đầu truyện Dế Mèn phiêu lưu kí, NXB Hải Phòng, 1986)
2. Tóm tắt truyện Quan âm Thị Kính (Quan Âm tân truyện):
Ở kiếp thứ mười Quan Âm sinh ra tại nhà Mãng Ông, được đặt tên là Thị Kính, tư dung khác người. Đến tuổi lấy chồng, cha mẹ gả cho chàng Thiện Sĩ họ Sùng. Một hôm, trong lúc chồng ngủ, Thị Kính thấy có chiếc râu mọc ngược, mới lấy dao định cắt đi. Thiện Sĩ giật mình, tỉnh dậy tưởng vợ hại mình, kêu la ầm ĩ. Gia đình nhà chồng chạy vào thấy vậy cho là Thị Kính có ý giết chồng. Họ lăng mạ và đuổi nàng về nhà cha mẹ đẻ. Buồn cảnh đời, Thị Kính cải dạng nam nhi trốn nhà theo cửa thiền. Ở chùa Vân, bị Thị Màu say đắm, Thị Kính lại rơi vào nỗi oan nghiệt mới, phải chịu đòn theo lệ làng, phải âm thầm nuôi con hoang của Thị Màu và tên Nô (người ở của nhà Thị Màu). Chỉ đến lúc thân tàn lực kiệt, trả xác cho đời, Thị Kính mới được minh oan và được trở về cõi Phật.
(Theo Trần Lâm Biền, Người mẹ và phái đẹp, NXB Văn hoá, Hà Nội, 1990)
* Soạn bài:
Câu 1:
Với chủ đề: số phận bi thương của lão Hạc – người nông dân trong xã hội cũ, 9 sự việc trên đã đủ để viết một văn bản tóm tắt.
Để tóm tắt truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, một bạn học sinh nêu lên những sự việc và nhân vật quan trọng, sắp xếp cho đúng thứ tự diễn trong văn bản.
Thứ tự: b -> a -> d -> c -> g -> e -> i -> g -> h -> k.
Câu 2: Tóm tắt đoạn trích Tức nước vỡ bờ. Tình thế đặt chị Dậu trước sự lựa chọn hoặc là để yên cho chúng giày xéo, hoặc đứng lên chống lại chúng. Một cách tự phát của diễn biến, chị đã vùng dậy một cách quyết liệt.
– Lúc đầu, chị “cố thiết tha” van xin. Đó là cách duy nhất để “mong” hai tên tay sai tha cho anh Dậu. Đây là sự nhịn nhục của kẻ dưới.
– Trước sự đểu giả và tàn bạo của cai lệ, “tức quá không thể chịu được”, chị liều mạng chống lại. Chị xưng “bà” với chúng. Hành động của chị Dậu xuất phát từ một quy luật: “Con giun xéo lắm cũng quằn”. Mặc dù tự phát, song hành động của chị cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân.
Câu 3: Tôi đi học của Thanh Tịnh và Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng rất khó tóm tắt.
– Cả hai văn bản được trích từ tác phẩm gốc là Quê mẹ và Những ngày thơ ấu.
– Tôi đi học là một truyện ngắn mang màu sắc hoài niệm. Ngoài cảm xúc dạt dào, tác giả còn sáng tạo thêm một số hình ảnh rất đẹp, rất hay nhưng không đi và trình tự nhất định nên rất khó tóm tắt.
– Trong lòng mẹ là đoạn trích của chương IV hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng. Đoạn trích kể lại cảnh bơ vơ tội nghiệp của bé Hồng đã mồ côi bố lại phải xa mẹ. Do tính chân thật của hồi kí, tác giả đã kể lại diễn biến của sự việc theo hồi ức nên có sự đảo lộn về trình tự, vì vậy rất khó tóm tắt.
Để lại một phản hồi